Phụ nữ Mỹ bị bắt vì giả vờ mắc ung thư để lừa tiền từ thiện
Một phụ nữ Mỹ vừa bị bắt với cáo buộc giả vờ mắc bệnh ung thư ác tính để lừa tiền của những người hảo tâm.
Một phụ nữ tình nguyện cạo đầu để kêu gọi công chúng quyên góp cho bệnh nhân ung thư. Ảnh minh họa.
Vedoutie Hoobraj, 38 tuổi, hiện sống ở thành phố Orlando, bang Florida, miền trung Mỹ, bị bắt vào hôm 11/8 và khởi tố vì hành vi lừa đảo, Reuters dẫn thông báo của công tố liên bang.
Cơ quan điều tra cho biết bị cáo đã dùng tên giả là Shivonie Deokaran để lừa tiền từ thiện của người dân sống ở hạt Westchester, bang New York, phía đông bắc Mỹ, từ tháng 11/2014 tới 3/2016.
Để lừa tiền quyên góp, bị cáo đã cạo đầu rồi chụp ảnh với hai con trai để chứng minh rằng mình đang điều trị bệnh ung thư, sau đó chia sẽ những bức ảnh lên mạng xã hội. Hoobraj còn bịa đặt việc điều trị bệnh ở trung tâm y tế Sloan-Kettering ở thành phố New York.
Khoảng 300 người dân ở hạt Westchester đã quyên góp hơn 50.000 USD tặng bị cáo chữa bệnh. Sau khi loan tin mình bị ung thư máu và ung thư gan đồng thời chỉ còn sống được 18 tháng, bị cáo tham gia vào nhiều chương trình từ thiện để kêu gọi mọi người giúp mình điều trị.
Video đang HOT
“Hoobraj đã thêu dệt lên câu chuyện bệnh ung thư dù thực tế cô ta không hề mắc bệnh, rồi dùng trang gây quỹ GoFundMe và nhận tiền quyên góp”, quyền công tố viên Manhattan Joon H. Kim phát biểu.
William Sweeney, trợ lý giám đốc văn phòng FBI tại New York, nhấn mạnh hành vi lừa đảo của Hoobraj có thể khiến công chúng hoài nghi về động cơ của những cá nhân thực sự cần giúp đỡ.
Với cáo buộc lừa đảo, Hoobraj sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm. Ngày 16/8, bị cáo sẽ ra hầu tòa án liên bang ở White Plains, New York.
An Hồng
Theo VNE
Loại siêu vũ khí khiến con người "khổ sở hơn cả cái chết"
Phương thức chỉnh sửa ADN một cách chính xác có thể giúp con người thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác nhưng cũng đặt ra mối nguy hại khôn lường nếu sử dụng làm vũ khí.
Nếu làm chủ công nghệ sửa chữa ADN, con người có thể tạo ra loại siêu vũ khí đáng sợ.
Theo Guardian, phát biểu tại một hội nghị ở Las Vegas, John Sotos, Giám đốc y khoa toàn cầu Intel nhắc đến bước tiến trong chương trình "Cancer Moonshoot" của cựu phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và khả năng chương trình này biến thành công cụ chế tạo vũ khí sinh học.
"Lý do chúng ta chưa nghe thấy nhiều về vũ khí sinh học là bởi chúng vẫn còn nhiều giới hạn", ông Sotos nói. Rất khó để kẻ tấn công phát tán bệnh dịch bởi vũ khí sinh học hoàn toàn có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và khiến chính kẻ tấn công nhiễm bệnh.
"Chương trình &'Cancer Moonshoot' đem đến một hướng đi mới bằng cách can thiệp trực tiếp vào ADN bị lỗi, khởi nguồn của nhiều căn bệnh ung thư", ông Sotos nói.
Nói cách khác, nếu có thể tạo ra phương pháp điều trị tập trung vào các tế bào nhiễm bệnh thì con người cũng tạo ra được vũ khí sinh học chỉ tấn công một nhóm người nào đó trong cùng một gia đình, hoặc giới tính.
Một đợt tấn công sinh học có thể nhằm chính xác vào một cá nhân, bằng cách đánh cắp mẫu gene của họ, hoặc tấn công cả gia đình bằng cách nắm trong tay hệ gene của người thân.
Một đợt tấn công sinh học không có nghĩa phải gây ra tử vong hàng loạt. Đó sẽ là những thứ còn tồi tệ hơn cái chết", ông Sotos nói, ám chỉ siêu vũ khí sinh học có thể trở nên tinh vi hơn, khiến nạn nhân "sống dở, chết dở".
Phương thức sửa chữa ADN mà giới khoa học đang nghiên cứu.
Nhưng kịch bản mà ông Sotos nhắc đến chỉ xảy ra trong trường hợp tồi tệ nhất. Tuyên bố của Giám đốc y khoa toàn cầu Intel phải hứng chịu nhiều sự chỉ trích của các nhà khoa học khác.
"Gây ồn ào và tạo ra hồi chuông báo động như vậy không phải là cách tích cực", DJ Patil, người đứng đầu văn phòng khoa học dữ liệu của Nhà Trắng nói. "Mối nguy hại như vậy là rất nhỏ. Chúng ta nên tập trung vào việc nghiên cứu cách chữa kháng thuốc và kiểm soát các đại dịch".
Hồi đầu năm nay, tỷ phú Mỹ Bill Gates cũng cảnh báo về nguy cơ vũ khí sinh học khiến 30 triệu người thiệt mạng.
"Dù bệnh dịch xuất hiện thông qua cách tự nhiên hay do bàn tay của một kẻ khủng bố, mầm bệnh di chuyển nhanh trong không khí có thể giết chết 30 triệu người trên trái đất trong vòng chưa đầy một năm", Bill Gates giải thích.
"Trái đất có khả năng phải trải qua một vụ bùng nổ dịch bệnh như vậy trong vòng 10-15 năm nữa".
Theo Danviet
Lưu Hiểu Ba qua đời vì bệnh ung thư Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã qua đời sau hơn một tháng điều trị ung thư gan giai đoạn cuối. Ông Lưu Hiểu Ba. Ảnh: AP. Ông Lưu Hiểu Ba đã qua đời ở tuổi 61 do bị suy đa tạng bất chấp những nỗ lực cứu chữa, BBC dẫn một thông báo trên website...