Phụ nữ mất 90% số trứng dự trữ vào tuổi 30
Các nhà khoa học khám phá ra nguyên nhân phụ nữ lớn tuổi khó thụ thai là do họ đã mất tới 90% lượng trứng dự trữ khi bước sang tuổi 30.
Dù chị em có thể tiếp tục sản xuất trứng ở độ tuổi 30 – 40 nhưng nguồn cung cấp “nguyên liệu” tạo trứng giảm xuống gần như bằng không. Cơ thể con người chọn trứng có chất lượng tốt nhất từ nguồn dự trữ mà càng lớn tuổi, số lượng trứng tốt càng giảm nên sẽ rất khó để thụ thai hoặc có nguy cơ sinh con không khỏe mạnh.
Nghiên cứu mới của ĐH St Andrews và ĐH Edinburgh là công trình đầu tiên ước lượng sự sụt giảm thực tế của lượng trứng dự trữ từ lúc thụ thai tới thời kỳ mãn kinh. Các nhà khoa học đã thu thập thông tin từ 325 phụ nữ ở Anh, Mỹ và châu Âu ở nhiều độ tuổi khác nhau và đánh giá lượng trứng dự trữ của họ. Sau đó, thông tin được đưa vào biểu đồ theo dõi sự giảm sút qua các độ tuổi.
Kết quả cho thấy, trung bình phụ nữ được sinh ra với 300.000 tế bào trứng nhưng con số này sẽ giảm với tỷ lệ rất nhanh. Đến độ tuổi 30, chỉ còn khoảng 12% và đến khi 40 tuổi, con số đó chỉ là 3%.
“Phụ nữ thường đánh giá quá cao khả năng sinh sản của mình…”
Tiến sĩ Hamish Wallace, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Công trình của chúng tôi cho thấy phụ nữ thường đánh giá quá cao khả năng sinh sản của mình. Trên thực tế, có tới 95% phụ nữ độ tuổi 30 chỉ còn lại 12% lượng trứng so với ban đầu và phụ nữ tuổi 40 còn ít hơn rất nhiều”.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu khẳng định, rất nhiều phụ nữ không hiểu đúng thực tế bởi họ cho rằng cơ thể họ vẫn sản xuất ra trứng, vì vậy khả năng sinh sản của họ vẫn ổn định.
Tiến sĩ Wallace, đến từ Bệnh viện Nhi hoàng gia Edinburgh, nhận định, nghiên cứu này có thể giúp phỏng đoán phụ nữ nào bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn và thời gian nào thích hợp để dự trữ trứng đông lạnh cho các bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác biệt lớn giữa lượng trứng dự trữ ở mỗi phụ nữ. Một số người có hơn hai triệu trong khi số khác chỉ có khoảng 35.000 tế bào trứng. Khả năng sinh sản cũng giảm đáng kể khi chị em bước vào tuổi 30 nhưng sự sụt giảm đó không giống nhau. Một số bác sĩ đưa ra lời khuyên cho phụ nữ là phải thường xuyên kiểm tra khả năng sinh sản cũng như chụp chiếu để phát hiện sớm ung thư tử cung.
(Theo Đất Việt)
5 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ
Có 5 loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, đó là ung thư vú, ung thư âm hộ, ung thư nội mạc tử cung, u xơ tử cung và ung thư tử cung.
Vậy, những độ tuổi nào dễ mắc các bệnh trên? Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh?
1. Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 1998, ung thư vú chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000 dân), tiếp đó là TPHCM với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100 000 dân). Ung thư cổ tử cung là loại bệnh thứ hai thường gặp ở phụ nữ Việt Nam với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6 (trên 100 000 dân).
Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị. Một điều quan trọng cần phải nhận thấy là việc phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở những phụ nữ bình thường đã làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh.
2. Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ hiện chưa thật rõ nguyên nhân gây bệnh, song thường gặp ở những phụ nữ có kinh muộn (15-18 tuổi) và mãn kinh sớm (40 tuổi). Căn nguyên do virus Human Papilloma (HPV, type 16 và 18) gây ra, có liên quan tới ung thư cổ tử cung và âm đạo.
Hơn 50% ca ung thư âm hộ có triệu chứng của tiền ung thư: viêm teo âm hộ, bạch biến, hạ cam, u hạt, áp-xe tuyến bartholin. Đáng lo ngại là những tổn thương ác tính ở âm hộ tiềm tàng như u nhú, hồng sản...
Ban đầu chỉ tổn thương âm hộ là chính, ít khi nguyên nhân gây ung thư âm hộ do di căn từ thận, tử cung, buồng trứng. Bệnh lan tại chỗ ngày càng rộng, tới xung quanh lỗ niệu, 1/3 dưới âm đạo, sau đó lấn sang trước hố ngồi trực tràng và rãnh sinh dục, cuối cùng có thể lan tới trực tràng và hậu môn. Cũng có thể gây các di căn vào phổi, gan, xương (hiếm gặp).
Các bệnh nhân cao tuổi nếu bị ung thư âm hộ thường kèm theo nhiều bệnh1. Nếu phát hiện bệnh khi còn dưới tuổi 50, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 65-70%.
3. Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xảy ra ở lớp lót bên trong của tử cung. Dấu hiệu thường thấy là chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là những chảy máu âm đạo ở những phụ nữ đã mãn kinh. Hầu hết các ung thư này đều chữa trị thành công nếu phát hiện sớm.
Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung:
- Phụ nữ 50-60 tuổi hay già hơn nữa.
- Thừa hormon estrogen trong cơ thể, những yếu tố làm tăng hormon này là béo phì, cao huyết áp, tiểu đường.
- Đang điều trị bằng liệu pháp hormon estrogen thay thế đơn thuần, không có progestin. Trong trường hợp này, BS có thể chuyển sang liệu pháp thay thế hormon phối hợp cả hai estrogen & progestin. Progestin dường như làm giảm rủi ro từ estrogen. Thực tế cho thấy, những thuốc tránh thai kết hợp cả hai estrogen & progestin làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.
- Những yếu tố như có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), xuất huyết âm đạo sau thời kỳ mãn kinh, ở các phụ nữ không sinh con & ở những phụ nữ dùng thuốc hoạt chất Tamoxifen là những nguy cơ rủi ro của bệnh ung thư nội mạc tử cung.
4. U xơ tử cung
Hay còn gọi là U xơ cơ tử cung. Cứ khoảng 4 - 5 phụ nữ trong độ tuổi trên 35 lại có một người bị u xơ tử cung. Đây là một loại khối u không phải ung thư của tử cung xuất hiện trong thời kỳ sinh đẻ của người phụ nữ.
Một người có thể có một hoặc nhiều u xơ cùng lúc trên tử cung. Nó không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và hầu hết không tiến triển thành ung thư.
Nếu khối u gây đau chói đột ngột vùng chậu thì cần phải được điều trị cấp cứu. Biến chứng này hiếm xảy ra. Nói chung u xơ tử cung ít gây khó chịu và hiếm khi cần phải điều trị. Người ta có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để làm giảm kích thước hoặc cắt bỏ hoàn toàn khối u.
Hiện nay nguyên nhân còn chưa rõ ràng. Yếu tố di truyền có lẽ đóng một vai trò nào đó trong bệnh này. Bạn có nhiều khả năng bị u xơ tử cung hơn nếu như trong gia đình bạn cũng có bà, mẹ hoặc chị từng bị u xơ.
Sự phát triển của u xơ dường như cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố hormone, nhất là estrogen. U xơ có xu hướng phát triển suốt trong giai đoạn sinh đẻ của người phụ nữ và phát triển rất nhanh trong thai kỳ khi nồng độ estrogen tăng cao nhất.
Sau mãn kinh khối u xơ thường thu nhỏ lại do nồng độ estrogen suy giảm. Một số hormone khác, như progesterone, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.
5. Ung thư tử cung
Mỗi năm trên thế giới có khoảng nửa triệu phụ nữ tử vong vì ung thư sinh dục một trong những thủ phạm chính là ung thư tử cung. Tuy nhiên, bệnh này có thể chẩn đoán sớm và điều trị tốt nếu bạn đều đặn đi khám định kỳ.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi 50-60, hiếm gặp ở phụ nữ không sinh hoạt tình dục. Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng. Người ta thấy bệnh ung thư cổ tử cung liên quan đến những kích thích từ bên ngoài như sinh hoạt tình dục sớm, sinh nở nhiều lần, nạo phá thai nhiều, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao ở những phụ nữ tảo hôn và sinh con quá sớm (trước 18 tuổi). Đặc biệt, ở gái mại dâm, phụ nữ tái hôn trên 3 lần và phụ nữ bị viêm loét cổ tử cung, nguy cơ ung thư sẽ cao gấp 7 lần so với người bình thường.
Một nhân tố khác liên quan đến ung thư cổ tử cung là sinh hoạt tình dục sớm khi cổ tử cung chưa hồi phục hoàn toàn (khi hành kinh, đẻ, sảy, nạo hút thai, đặt vòng, tháo vòng).
Ung thư thân tử cung thường liên quan đến các yếu tố nội tiết và bệnh toàn thân như: vô sinh, vô kinh, không rụng trứng, kinh nguyệt bất thường, quá béo, tăng huyết áp, đái đường... Các tình trạng trên làm chức năng của buồng trứng mất điều hòa, dẫn tới tăng tiết oostrogen - nguyên nhân dẫn tới ung thư thân tử cung.
Triệu chứng sớm của ung thư tử cung thường nghèo nàn. Chủ yếu người bệnh thấy ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt và tiền sử kinh nguyệt ra nhiều, khí hư lẫn máu... Nếu không định kỳ khám phụ khoa và làm các xét nghiệm chẩn đoán sớm thì thường không nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, nếu đi khám định kỳ đều đặn và tránh các yếu tố nguy cơ nói trên, bạn sẽ tự làm giảm khả năng mắc bệnh của mình và nếu có thì cũng được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Theo PLXH
Tập thể dục ngừa gãy xương Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan vừa được đăng trên tạp chí Những Thành Tựu Về Nội Khoa. Phụ nữ lớn tuổi bị chứng loãng xương nhẹ có thể giảm được nguy cơ gãy xương bằng việc tập thể dục thường xuyên. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan vừa...