Phụ nữ lấy chồng như chơi canh bạc
Người ta vẫn cay đắng nói với nhau rằng “Làm phụ nữ đã khổ, làm phụ nữ lấy nhầm chồng còn khổ hơn”. Quả có đúng là như vậy…
Mỗi sáng sớm, dạo bước trên một cung đường quá ư rộng dài, hàng cây tán lá xanh rì, bạn lại nghe được vài âm thanh chẳng mấy dễ chịu từ chiếc loa bán báo.
Ở đâu đó, vào lúc bạn đang dạo bước này có những người phụ nữ bị bị chồng đánh, bị chồng hành hạ… Mà cũng chẳng phải nghe đâu xa, chắc hẳn sẽ có một đêm nào đó, khi cô bạn khẽ vặn nhỏ đi chiếc đài của mình, để âm thanh trong trẻo của một bản tình ca giảm xuống, bạn sẽ nghe thấy ngôi nhà bên cạnh, tiếng người chồng quát tháo, nạt nộ, tiếng người vợ khóc tấm tức trong đêm…
Vẫn biết lấy nhầm Chồng khổ lắm, nhưng chẳng ai biết làm sao để không… nhầm? Nghĩ cho tới cùng, ai ở đời mà chẳng nhầm lẫn vài lần, tránh sao được có người nhầm đúng vào cái lúc gật đầu làm vợ một anh chàng nào đó. Khi yêu, người đàn ông nào chẳng ngọt ngào, anh chàng nào chẳng lãng mạn. Mà có đôi khi, kể cả anh ta có bộc lộ nguyên bản chất thì đôi mắt của ái tình sẽ làm hồng đi tất cả. Biết trách ai đây? Trách đàn ông quá giỏi khi hoàn hảo lúc yêu, trách phụ nữ quá ngây thơ, khờ khạo hay trách tình yêu mù quáng khiến người ta chỉ đinh ninh lấy người đó làm chồng?
Video đang HOT
Vẫn biết lấy nhầm Chồng khổ lắm, nhưng chẳng ai biết làm sao để không… nhầm? (Ảnh minh họa)
Người đàn ông trong mắt phụ nữ khi yêu giống như chiếc váy treo trong cửa hàng lấp lánh ánh điện, sang trọng và thời trang. Cô gái nào cũng đứng ngoài nhìn vào và ao ước. Và rồi, khi có cơ hội, cô gái ấy sẽ quyết tâm mua bằng được chiếc váy đó để mặc lên người. Than ôi, váy có thể đẹp, chất có thể tốt, màu sắc có thể đầy quyên uy và lấp lanh nhưng đâu chắc đã vừa với người. Nhưng khi đã mặc lên người rồi thì phụ nữ cố mà nín nhịn. Người phụ nữ co kéo mình lại sao cho vừa chiếc váy chật chội ấy, chỉ mong sao nó không bục chỉ để người ngoài chê cười.
Thực ra, đàn bà chọn chồng đơn giản lắm, cứ thấy trái tim mình rộn ràng niềm vui, cứ thấy lồng ngực căng đầy niềm hạnh phúc, thấy sự rân rân chạy dọc cơ thể khi nhớ về người đàn ông đó và nghe được một lời cầu hôn, ấy thế là gật đầu. Tất nhiên, cũng có những cô nàng đáo để hơn đôi chút, tính tính, toán toán, cân nhắc về gia thế, về sự giáo dục, về con người, về sự nghiệp…. về cơ man những thứ thuộc về anh ta để đưa ra kết luận. Nhưng những điều đó chỉ có thể đảm bảo cho một vài câu chúc phúc trong ngày cưới: “Con bé đó số sướng quá, lấy được chồng tốt đủ đường”. Còn mọi chuyện phía sau đó, chỉ có thời gian trả lời.
Ngẫm ra, đàn bà lấy chồng như chơi một canh bạc, giỏi giang, tính toán chưa hẳn đã giành phần thắng. Hơn thua nhiều khi lại ở chuyện trong canh bạc cuộc đời ấy, ai may mắn hơn ai! (Ảnh minh họa)
Đàn ông cũng khổ khi lấy nhầm vợ, cái gì nhầm mà chẳng có hậu quả, chỉ khác nhau là lớn hay bé mà thôi. Nhưng đàn ông lấy nhầm vợ sẽ không phải đối diện với những trận đòn roi vì phụ nữ chẳng có nổi cái sức mạnh thấu trời đó để bạo hành. Đàn ông nhầm vợ, cũng có thể ly hôn nhanh hơn vì cơ hội để họ tìm được hạnh phúc mới dễ dàng hơn gấp bội.
Đôi khi, chính bản thân mình còn chẳng biết ngày mai sẽ ra sao, làm sao chắc chắn được người mình chọn ngày hôm nay, ngày mai sẽ mãi mãi là như thế. Nhưng nếu sợ nhầm mà không lấy chồng thì đã nhầm rồi đấy chứ. Giống như có chân mà chẳng dám bước đi thì khác nào chân đã gãy. Phụ nữ vẫn cần một tấm chồng, một người đàn ông đi cùng suốt cả cuộc đời. Thôi thì cứ yêu, cứ nghĩ suy rồi cưới. Ngẫm ra, đàn bà lấy chồng như chơi một canh bạc, giỏi giang, tính toán chưa hẳn đã giành phần thắng. Hơn thua nhiều khi lại ở chuyện trong canh bạc cuộc đời, ai may mắn hơn ai!
Theo VNE
Con là con của ai?
Ngày ba mẹ ra tòa, con 16 tuổi, đã hiểu được phần nào hai chữ ly hôn. Con những tưởng đó là ngày buồn nhất đời mình, nhưng hóa ra là không phải.
Tòa xử ba nuôi con, mẹ nuôi em Minh. Chỉ cần nghĩ tới cảnh dôn quần áo, xách vali ra khỏi ngôi nhà mình đã sinh ra và lớn lên là nước mắt con tuôn tràn. Con trốn vào phòng, đóng cửa ngồi lỳ suốt ngày. Chiều tối mẹ gọi con xuống, cứ tưởng mẹ bảo con chuyện ra đi, nhưng thấy mâm cơm ngon, thấy em Minh vẫn líu lo, con yên tâm trở lại. Quả nhiên, con vẫn được sống cùng mẹ và em. Chỉ có ba ra đi. Mẹ nói, ba chưa có chỗ ở ổn định nên mẹ sẽ vẫn được lo cho con, con cứ sống với mẹ và em. Con mừng lắm, nghĩ vậy là mình không mất ai và cũng không ai bỏ rơi mình.
Một lần, con nghe mẹ và ba cãi nhau qua điện thoại. Mẹ bảo, cơ quan tổ chức đi du lịch, mẹ chỉ đóng tiền cho em Minh, phần con ba phải đóng. Hình như ba bảo, ba không có nhu cầu cho con đi chơi, mẹ muốn thì tự đóng... Ba mẹ tranh cãi cọ cả giờ đồng hồ. Sau đó, con tự nói với mẹ là con không muốn đi chơi, con còn nhiều bài vở phải làm. Chủ nhật đó, mẹ và em hồ hởi lên đường cùng nhau, đâu biết nhìn theo hai người lên taxi mà nước mắt con đầm đìa.
Lời xầm xì của họ hàng xa gần rồi cũng lọt vào tai con, họ nói mẹ là người đàn bà thủ đoạn, tính toán. Mẹ giữ con chỉ để tiếp tục bòn rút tiền của ba. Con không tin vào điều đó nhưng những gì diễn ra suốt năm sáu năm nay khiến lòng con đắng ngắt. Tất cả những gì cần chi tiêu cho con, mẹ đều gọi ba, đòi một cách quyết liệt. Thỉnh thoảng, mẹ còn bảo con tự gọi cho ba xin tiền này, tiền kia; bao giờ cũng phải xin nhiều hơn mức cần thiết một chút.
Con không muốn gọi thì mẹ giận dữ kể lể là mẹ không đủ sức lo cho cả hai đứa, trong khi ba ung dung bao gái, cái nhà cũng không ráng mà mua, mượn cớ không nhà để không đón con về. Con bệnh, tiền thuốc mẹ cũng gọi ba mang tiền qua. Ba nói mẹ ứng trước, ba đang bận, mẹ cương quyết nếu ba không mang qua, mẹ sẽ không mua. Ba đã bực tức hét rất to qua điện thoại: Nó có phải con cô không mà cô tính toán quá vậy? Câu hỏi ấy của ba đóng vào lòng con một vết thương đau nhói.
Giờ con đã 22 tuổi. Con nghe họ hàng thì thào rằng con là đứa tự kỷ, vì suốt ngày con chui rúc trong phòng, lang thang trên mạng. Con nghe mẹ kể với bạn bè con là đứa sống khép kín, không thích đi đâu, làm gì với mẹ với em. Đôi lúc con cũng tự hỏi mình có phải đã bị tự kỷ không? Con chỉ biết mình đã quá sợ những phân chia tính toán rạch ròi giữa mẹ và ba. Con luôn phải giấu mình đi, kềm chế mọi cảm xúc. Nhiều lần con vào facebook của ba và mẹ. Trang của ba chỉ toàn hình ăn nhậu, đi chơi xa với người này, người khác. Trang của mẹ chỉ thấy hình mẹ và em. Con không tìm thấy mình ở đâu trong cuộc sống của hai người.
Trong đầu con cứ vang vang câu hỏi: Con là con của ai ?
Theo VNE
Mắc nợ với vợ Về làm dâu, theo yêu cầu của má, em bỏ nghề giáo yêu thích, ở nhà phụ trông coi cửa hàng điện máy. Thấy em giỏi việc kinh doanh, má giao cửa hàng cho vợ chồng mình quản lý. Cưới nhau không bao lâu, anh bắt đầu la cà quán xá. Lúc đầu thì tập tành chơi bida, sau dính vào đá gà,...