“Phụ nữ là… bậc thầy của trò ăn vạ”
“Phụ nữ có một đức tính lạ là tính… ăn vạ. Chí Phèo ăn vạ cũng chưa đạt đến độ nghệ thuật như họ. Bởi thế đàn ông lúc nào cũng thua”.
Nhận xét trên đây là một trong những lời ca thán của một người đàn ông vừa mới lấy vợ. Anh ta cho mình đã bị phụ nữ “đưa vào tròng” nhờ chiêu trò ăn vạ.
Dạo này nhiều anh chàng hay ca thán về phụ nữ nhưng cũng chẳng thấy anh nào ế vợ. Thậm chí có những anh lấy y chang mẫu các anh ca thán. Anh nghĩ sao về “hiện tượng” này?
Việc này cũng bình thường thôi. Đó là một hiện tượng phản ánh quy luật xã hội. Mấy trăm năm trước, phụ nữ cả thế giới liên kết nhau lại đòi quyền bình đẳng. Dần dần họ có quyền bình đẳng. Họ lấy đó làm cơ sở, lấn tới những điều khác nữa. Họ có những thứ hơn cả bình đẳng. Và họ đàn áp lại đàn ông.
Nhưng họ dã man hơn đàn ông thời xưa rất nhiều. Đàn ông chỉ muốn thể hiện sức mạnh trụ cột của mình trong gia đình, xã hội. Nghĩa là anh ta có đưa người phụ nữ vào khuôn khổ nào đó thì anh ta vẫn là người lo lắng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần cho người phụ nữ của mình một cách đầy đủ.
Phụ nữ không vậy. Họ ích kỷ hơn. Đầy đủ rồi, họ lại đòi đàn ông phải cung phụng họ như họ là báu vật. Ngoài ăn ngon còn mặc đẹp và hàng tỉ nhu cầu xa xỉ khác. Đàn ông trở thành những con lừa bất hạnh mang vác quá nhiều trách nhiệm. Họ bắt đầu ý thức thân phận của họ. Và họ bắt đầu đấu tranh. Đơn giản chỉ có vậy.
Tôi đang nhìn nhận với giả định là lập luận của anh đúng. Vậy, anh có nghĩ đàn ông các anh có thể lập lại “kỷ cương” gia đình như các anh mong muốn: Vợ cung phụng chồng, không cãi chồng, không mua sắm cho bản thân nhiều…
Đen cho các đấng mày râu là cuộc đấu tranh của đàn ông đòi công bằng từ phía đàn bà sẽ khó khăn hơn nhiều so với cuộc đấu tranh trước đây các bà đã làm thành công.
Vì sao thế?
Đàn ông ít có tính đoàn kết hơn phụ nữ. Đàn ông sợ những chuyện đôi co, cãi vã. Đàn ông không thích kể lể. Đàn ông có tính xề xòa, không tính toán chi li… Vì thế đàn ông không dai sức bằng phụ nữ.
Video đang HOT
Hơn nữa, tâm lý kiêu hãnh giữ gìn bản lĩnh của đấng mày râu mà các anh sẽ không dám cự nự với phụ nữ nhiều. Nói nhiều rồi bị “đánh hội đồng” thì sớm hay muộn cũng nhận những kết cục bi thảm.
Giữa những yếu tố về phái là ranh giới đúng sai, phụ nữ bây giờ cũng nhiều chị rất hiểu biết, nói đúng sai thì đàn nào chẳng phải nghe? (Bĩu môi)! Cô nhìn đàn ông nguýt dài với bĩu môi có ra cái gì không? Chắc chắn là ăn đá cả tạ. Nhưng phụ nữ làm điều đó cả ngày không sao. Đó là lợi thế của các bà. Bởi thế các bà mới quá quắt.
Trần đời tôi chỉ thấy anh Chí Phèo vì bất đắc dĩ đã rạch mặt ăn vạ. Thế mà anh ta bị mang tiếng ngàn đời, trở thành nhân vật điển hình của thói ăn vạ. Nhưng so với Chí Phèo, phụ nữ là bậc thầy của tất cả những trò ăn vạ trên đời. Tôi không nói 1 người đâu nhé, tôi nói tất cả phụ nữ ấy. Hoặc không tất cả thì cũng đa số.
Phụ nữ hay dùng nước mắt để ăn vạ người yêu (Ảnh minh họa)
Anh chứng minh đi?
Là cô cố tình lờ đi nên mới bảo tôi chứng minh. Đầu tiên, những cô gái trẻ ăn vạ người yêu bằngnước mắt. Hơi tí là cô ấy chớp mắt, nhỏ cả đống nước mắt như bị oan ức lắm. Những gã thanh niên chỉ còn biết chấp nhận vô điều kiện những yêu cầu của các nàng.
Rồi đến, công danh sự nghiệp của người đàn ông chưa đâu vào đâu anh ta đã vào “vòng” vợ con. Anh ta chưa muốn cưới vợ. Anh ta mắc một cái tội tày đình là tuyên bố yêu chân thành một cô gái.
Cô ta chỉ đợi có thế, túm cổ bắt anh ta cưới xin. Anh nào cố tình không cưới thì đã có bài… em đã có bầu là cưới hết. Đàn ông trông đánh Nam dẹp Bắc thế thôi, anh nào trước phụ nữ chẳng dại dột đưa cổ vào tròng?
Tiếp đến là khi làm chồng. Chẳng bao giờ các cô vợ hài lòng về người chồng của mình. Anh ta làm việc lớn, cô ta bảo có lỗi việc lớn. Anh ta làm việc nhỏ, cô ta bảo có lỗi việc nhỏ. Cả ngày cô ấy xoay vòng người chồng bằng chiêu giận dỗi, đe dọa. Điệp khúc: Anh không thế này… em sẽ thế kia. Như thế chẳng phải ăn vạ là gì?
Thế đàn ông không thế sao?
Không! Đàn ông khác phụ nữ ở chỗ: Khi anh ta làm thì anh ta cứ làm thôi, không đe dọa, không ăn vạ. Anh ta quan tâm đến kết quả chứ không quan tâm nhiều đến chiêu trò.
Tôi có cảm giác anh đang nhìn thiếu tích cực về phía phụ nữ?
Bản thân phụ nữ các cô thể hiện những hình ảnh thiếu tích cực trước. Bây giờ diễn đàn trong gia đình, ở mọi nơi các cô đều giành hết rồi. Tôi từng làm những bài thử với những phụ nữ khác nhau ở các môi trường khác nhau như thế này: Nói thật thì cũng nhao lên cãi, một kiểu cãi giẫy giụa như Chí Phèo giẫy ăn vạ ấy. Nói dối thì vơ tất cả những thứ tốt đẹp ảo tưởng vào bản thân. Nói hợp lí thì không biết nói thế nào để các cô hiểu hợp lí.
Suy cho cùng, nếu tôi có đưa ra một cái nhìn rất tích cực về phía phụ nữ, các chị vẫn thể hiện chung một tâm lý của những người… ăn vạ thôi. Đó là bản chất của phụ nữ. Nói câu này ra, chắc chắn sẽ có nhiều chị mất lòng lắm đây!
Tôi xin để ý này cuối cùng để nói xem có chị nào kiên nhẫn nghe đầy đủ ý kiến của tôi không? Rằng: Bản tính Chí Phèo chỉ là một tính xấu của người phụ nữ trong số rất nhiều tính tốt đẹp. Tôi cá rằng, có đến 90% phụ nữ chửi tôi ngay khi tôi bảo họ có bản tính Chí Phèo và họ sẽ không bao giờ nghe tôi nói lời sau. Phụ nữ là thế! (Cười đầy khoái trá).
Tôi cũng không biết nói gì. Cứ công bằng chờ đợi ý kiến của những người phụ nữ dành cho anh vậy! Chúc anh những điều tốt và lành!
Theo VNE
"Bạo chúa" trong nhà
"Mẹ, mua đi...", "Bố, chơi với con", "Con không ăn món đó"...Bạn sẽ chẳng tìm ra ông bố bà mẹ nào có thể nói rằng con mình không bao giờ cãi bướng và khóc lóc ăn vạ. Phải xử trí thế nào trong những tình huống như vậy?
Nước mắt trẻ con, hay những trò ăn vạ ngoài đường phố trong siêu thị thật không mấy dễ chịu. Nhưng nếu bạn luôn nhượng bộ cho những điều "Con muốn..." thì mọi việc sẽ còn trầm trọng hơn.
Thậm chí những bậc phụ huynh đầy đủ bản lĩnh để nói không trước những trò ăn vạ như thế ở nhà thì có khi cũng đành phải nhượng bộ khi chúng diễn ra ở chốn công cộng. Trong con mắt phán xét của người qua đường hay khách mua hàng trong siêu thị, bố mẹ cảm thấy mình hoặc là giống như một kẻ keo kiệt và hung ác khi từ chối mua gói bánh tí tẹo, hoặc là một kẻ tồi tệ không biết dạy dỗ con cái.
Có phải là quá đáng khi cấm con chạy ra đường hay sờ tay vào bàn ủi hay không thì không cần bàn cãi. Nhưng nếu chuyện lại về mấy chiếc kẹo hay một con búp bê xinh xinh thì có cần phải nghiêm khắc quá hay không? Dù sao thì người ta cũng chỉ làm trẻ con có một lần trong đời, vậy thì tại sao lại phải tước đoạt những niềm vui nho nhỏ đó của con? Thế nhưng các chuyên gia tâm lý đã khẳng định: Quá chiều chuộng những đòi hỏi của trẻ sẽ khiến trẻ dần dần không còn coi trọng bố mẹ nữa. Hậu quả của điều đó không chỉ là những hành vi xấu nơi công cộng mà khi trẻ đi học, trẻ sẽ không biết giới hạn của cư xử trong tập thể, tạo ra những khủng hoảng trầm trọng của tuổi dậy thì và nhiều vấn đề khác nữa.
Khi cha mẹ trao dây cương quyền hành cho trẻ có nghĩa là họ đã khiến cho trẻ cảm thấy rằng giờ đây chúng là người quan trọng nhất trong gia đình. Có một câu chuyện vui khá quen thuộc như sau: Trước khi có con, vợ chồng thường tranh cãi xem ai là người quan trọng nhất trong nhà. Giờ đây, chúng tôi ngủ, ăn, uống khi mà "ông vua nhỏ" cho phép. Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm và nguy hiểm trước hết là cho tâm lý của trẻ.
Quyền hạn và trách nhiệm của cha mẹ đang bị đe dọa. Khi đó, giữa trẻ và thế giới người lớn đường như không có gì ngăn cản bởi với trẻ, cha mẹ cũng không phải là người lớn trong nhà. Chúng sẽ ra sức chứng minh điều đó bằng những hành vi của mình. Và như thế có nghĩa là trẻ trở thành người lớn nhưng chúng lại chưa có đủ khả năng điều hành mọi việc một cách có trách nhiệm. Như vậy, những kiểu làm nũng, làm mình làm mẩy, ỏng ẹo và những cách mà chúng thử yêu sách sẽ thường xuyên diễn ra ngày càng nhiều..
Lớn lên một chút, đứa trẻ quen ra lệnh sẽ luôn xung đột với mọi người xung quanh, bởi chẳng có thầy cô hay bạn bè cùng trang lứa nào muốn tuân lời một "bạo chúa nhí". Việc học và những sinh hoạt khác sẽ khó khăn vì những trẻ này không quen với việc thất bại. Những điểm 2 đầu tiên hay bất kỳ sự thua sút nào cũng khiến chúng bị sốc. Tất nhiên là bạn không nhất thiết phải từ chối mọi đòi hỏi của trẻ. Có thể là trẻ đúng khi nó vô cùng thích một con gấu bông hay thèm muốn một cây kem giữa trưa hè. Và thật tuyệt vời khi cha mẹ có thể cân bằng giữa sự nghiêm khắc với việc chạy nhắng lên sau lưng trẻ để chiều mọi ý thích của nó.
Làm thế nào để xây dựng và tăng cường uy tín của bố mẹ?
- Nếu bạn quyết định nói "không" thì bạn phải luôn cứng rắn với quyết định của mình. Bạn đã cấm con nghịch ổ điện được thì tại sao bạn lại có thể cho phép đứa con thường xuyên bị cảm lạnh của mình vọc nước suốt ngày? Nhưng nói chung là thà bạn cho phép trẻ làm gì đó không hoàn toàn đúng ngay lần xin đầu tiên của nó còn hơn là ba lần từ chối rồi lại cho phép sau những khóc lóc nài nỉ. Làm như thế khác nào bạn mách con rằng chỉ cần làm ra vẻ đáng thương, khóc lóc ỉ ôi thật nhiều là sẽ thành công.
- Không nên đổ trách nhiệm phải quyết định lên vai thành viên khác của gia đình nếu đứa trẻ hỏi xin chính bạn. Những câu trả lời đại loại như: "Con đi xin mẹ đi!" hay "Con đợi bố về rồi nói với bố" sẽ chứng tỏ rằng bạn không có khả năng quyết định vấn đề. Trong trường hợp đó, người thứ hai (bố hay mẹ) vẫn giữ được uy tín của mình nhưng bạn thì chẳng còn chút nào.
- Hãy lắng nghe ý kiến và mong muốn của con cái nhưng nên dạy con chú ý đến những yêu cầu của người khác. "Em con muốn chơi trốm tìm. Con chơi với em 10 phút đi rồi mẹ con mình sẽ cũng chơi trò lắp ráp con thích", "Mẹ mệt quá rồi, con cho mẹ nghỉ chút đi. Con sang phòng khác chơi nhé".
- Hãy cố gắng luôn luôn trung thực. Mọi sự nói dối đều làm mất lòng tin, việc thất hứa cũng sẽ trở thành gương cho con trẻ bắt trước. Bạn không cần phải nói: "Mẹ không giận con" khi thực tế bạn đang sắp nổi điên lên. Tốt hơn hết là hãy trung thực: "Hành động của con khiến mẹ rất bực bội. Mẹ cần có thời gian để nguôi giận". Ngược lại, nếu bạn hứa đưa con đi xem xiếc vào ngày chủ nhật tuần sau thì bạn hãy cố gắng đừng để kế hoạch đó phải thất bại. Để trẻ biết tôn trọng người khác, trẻ sẽ biết rằng người ta cũng đối xử với mình như vậy.
Theo VNE
Kế hoạch "cưa" lại chồng Vợ biết vợ đã làm nhiều điều khiến chồng buồn và kinh khủng nhất là làm sứt mẻ tình cảm đôi ta. Chồng hãy cho vợ một cơ hội nhé, một cơ hội... "cưa" lại chồng. Ngày cưới, vợ chồng mình đã vui biết bao vì sắp được thực hiện những dự định trong 2 năm yêu nhau, mà cứ lúc nào rảnh...