Phụ nữ khuyết tật luôn thiệt thòi trong hôn nhân
Theo thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD), người khuyết tật nói chung rất khó lập gia đình, phụ nữ khuyết tật còn khó lập gia đình hơn nam giới khuyết tật gấp nhiều lần. Trong tình yêu, hôn nhân, họ chịu rất nhiều thiệt thòi.
Phận người phụ nữ khuyết tật đơn thân
Theo bà Hoàng Yến, trong hôn nhân, phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi thì PNKT càng chịu nhiều thiệt thòi hơn. Có thể nói là thiệt thòi kép, hoặc thiệt thòi gấp 3, gấp 4 lần. Mọi vấn nạn bất bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình đối với phụ nữ nói chung như bạo hành, yếu thế, phân công lao động bất bình đẳng… đều có ở PNKT. Bất bình đẳng hơn là hầu hết họ rất hiếm có cơ hội được lập gia đình, được xây tổ ấm cho riêng mình.
Bà Hoàng Yến ước lượng: “Trong hơn 10 năm làm việc với rất nhiều nhóm khuyết tật ở khắp các tỉnh thành, tôi thấy người khuyết tật có được gia đình riêng cho mình rất hiếm hoi, phụ nữ khuyết tật (PNKT) lập gia đình càng hiếm hơn, cứ 4 nam giới khuyết tật có gia đình thì mới có 1 PNKT có tổ ấm cho riêng mình”.
Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cũng từng có 1 khảo sát trong năm 2008 cho thấy PNKT khó kết hôn hơn hơn nam giới gấp 3 lần. Tại Thái Bình có đến 80% PNKT không kết hôn, trong khi đó ở nam giới chỉ là 30%. Tại Quãng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác, tỷ lệ PNKT không kết hôn đều trên dưới 60%.
Tình yêu, hôn nhân đối với PNKT rất khó khăn (ảnh minh họa)
Theo bà Hoàng Yến, không phải PNKT không muốn lập gia đình mà do những quan niệm xã hội bất bình đẳng khiến cơ hội được lập gia đình đối với họ quá nhỏ nhoi. Hơn ai hết, họ mong muốn có 1 mái ấm gia đình, có bờ vai để dựa dẫm và có con cháu để nương tựa lúc tuổi già. Vì ước mong ấy, thậm chí họ còn phải bỏ qua lời đàm tiếu, dị nghị của xã hội để đánh đổi 1 hy vọng.
Chị H.T.T.Thủy (48 tuổi, Huế) bị sốt bại liệt nên hai chân teo rút từ nhỏ. Ở quê không có việc làm, chị vào Nam mưu sinh và hiện hành nghề bán vé số tại quận 12, TPHCM. Gần 40, hy vọng lập gia đình đối với chị đã tắt hẳn, chị quyết định “nhờ” một người đàn ông quen biết ở quê để kiếm một mụn con. Sau khi hoài thai, chị lại dấm dúi về lại TPHCM một mình làm lụng sinh con, đến nay thằng bé đã lên 9.
Chị Thủy tâm sự: “Mình biết phận mình chẳng ai ưng đành liều kiếm đứa nhỏ cho vui cửa vui nhà. Chứ nói thật, phụ nữ bình thường bụng mang dạ chửa, sinh con, nuôi con một mình đã khó, yếu ớt như tui thì càng khổ sở hơn nhiều lắm chú ơi…”.
Tình yêu gian truân, hôn nhân trắc trở
Theo bà Võ Thị Hoàng Yến, quan niệm lớn nhất cản trở PNKT đi đến hôn nhân là nối dõi tông đường. Bà cho biết: “Khi một người đàn ông đem người yêu của mình là 1 PNKT về giới thiệu gia đình thì bao giờ cũng bị cản trở, khuyên ngăn. Lý do đầu tiên là nó có sinh con được không? Mà có sinh con thì có thể lành lặn hay không?…”.
Video đang HOT
Mối tình của P.T.Th. (26 tuổi) là 1 minh chứng. Chị bị sốt bại liệt từ nhỏ, cơ toàn thân rất yếu, phải di chuyển bằng cặp nạng. Dù cố gắng học hành, tốt nghiệp đại học và có 1 công việc ổn định ở quận 1 (TPHCM) nhưng khi cùng bạn trai về ra mắt gia đình thì bị ngăn cản quyết liệt. Lý do là bạn trai Th. là con một, có trách nhiệm phải “nối dõi tông đường”, cưới chị chỉ sợ… Dù đôi bạn trẻ này rất kiên tâm, bỏ nhiều công sức thuyết phục gia đình. Nhưng trước sự phản đối của nhà trai, Th. đành từ bỏ sau hơn 2 năm cố gắng.
Theo bà Hoàng Yến, đó là một quan niệm rất phi lý vì ngoại trừ nguyên nhân khuyết tật do nhiễm chất độc da cam thì các dạng tật khác đều không di truyền. Dù cho có di truyền thì với chế độ tầm soát tiền sản hiện nay rất tốt, có khả năng loại trừ hầu hết nguy cơ sinh con dị tật. Ngoài ra, với y học hiện đại như ngày nay thì việc sinh nở đối với PNKT cũng hết sức an toàn.
Ngoài quan niệm, nguyên nhân quan trọng khác cản trở PNKT tiến tới hôn nhân là kinh tế. Bà Hoàng Yến cho biết: “Vì bản thân khuyết tật nên hầu hết PNKT không có điều kiện kinh tế cao. Mà khi lập gia đình, ai cũng phải tính đến điều kiện kinh tế, cũng lo lắng có xây dựng được mái ấm hay không, chăm sóc con cái thế nào, lo cho tương lai ra sao… Mà những điều này thì PNKT rất yếu thế”.
Câu chuyện đổ vỡ của gia đình chị T.T.Hồng (36 tuổi) ở Hóc Môn (TPHCM) cũng thế. Chị Hồng bị liệt, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng khá khỏe mạnh, thường chị vẫn bán vé số kiếm thu nhập đủ nuôi sống bản thân và dành dụm 1 ít. Năm gần 30, chị được 1 anh xe ôm để mắt và 2 người làm đám gả hẳn hòi. Thế nhưng, khi 2 đứa con lần lượt ra đời, chị không thể đi làm, thu nhập của anh chồng bấp bênh, kinh tế gia đình eo hẹp thì phát sinh lục đục. Anh chồng dứt áo ra đi, để lại chị một thân một mình với 2 đứa con nhỏ…
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Ám ảnh những phận người sau một tai nạn thương tâm
Ngồi trên xe lăn bên bàn thờ con gái mới qua đời, hai giọt nước mắt đục ngầu của cụ từ trong hõm mắt sâu hoắm lặng lẽ rơi. Ngoài 80 tuổi, cụ phải gánh trọng trách nuôi hai cháu ngoại. Nỗi đau và sự bất lực khiến cụ nghẹn ngào không nói thành lời.
Đến cái xe lăn mà cụ đang ngồi cũng rệu rã, đau khổ như cuộc đời của cụ, khi cụ phải dùng cái ghế nhựa để bắc lên 2 bánh xe để di chuyển. Cụ là Mai Thị Lai, thôn Lai Thịnh, xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Năm nay cụ đã 82 tuổi rồi, cái tuổi tưởng như gần đất xa trời thì tai nạn ập xuống cướp đi sinh mạng của con gái cụ, để lại 2 đứa con còn quá nhỏ dại.
Con gái cụ Lai là chị Bùi Thị Hoan, người đàn bà bất hạnh khi sinh ra chị lại không được khôn, bởi thế mà dù không có chồng chị vẫn có tới 3 mặt con. Đứa lớn đã bỏ học đi làm thuê rồi lập gia đình mãi tận trong miền Tây. Cũng đói nghèo nên quanh năm chẳng giúp được gì. Đứa thứ hai mới 11 tuổi và đứa út 2 tuổi còn chưa dứt nguồn sữa mẹ.
Ngồi trước di ảnh của con gái, trái tim người mẹ ấy như đang rỉ máu vì đớn đau và bất lực trước cuộc đời
Dù vậy, chị vẫn là người chăm lo làm việc để nuôi con, nuôi mẹ già và dù bữa đói bữa no, bữa cơm bữa cháo thì chị vẫn là lao động chính, là trụ cột để mẹ và các con dựa vào.
Các con của chị sống trong đói nghèo nhưng vẫn học rất giỏi, con gái đầu 9 năm đi học là 9 năm đạt học sinh giỏi nhưng rồi cái nghèo khiến em phải bỏ học khi bắt đầu bước vào THPT. Còn con trai thứ 2 là Nguyễn Văn Chiến năm nay lên lớp 5 cũng đều đạt học sinh giỏi của trường. Phần tường nhà ám khói đen từ gian bếp nấu rơm rạ dán chật kín những chiếc giấy khen, thành tích của các con chị. Niềm vui đó khiến chị như có thêm động lực để sống và tiếp tục nuôi các con.
Thế mà, cách đây 10 ngày, khi trong nhà không còn gì cho con ăn, chị bèn kéo dây điện xuống ao để bắt cá, không may điện giật, chị đã mãi mãi ra đi ở tuổi 39, để lại cuộc đời một người mẹ già bại liệt và 2 đứa con thơ không chốn nương nhờ. Cả cuộc đời sống trong đói rách, chết cũng trong đói rách. Đám tang của chị phải nhờ đến lòng hảo tâm của bà con hàng xóm. Người ta thương người đàn bà bất hạnh này hơn là trách.
Người bà tàn tật và hai cháu nhỏ không biết sẽ sống những ngày tiếp theo ra sao
Giờ đây, trong căn nhà nhỏ lụp xụp, một mái đầu bạc và hai mái đầu xanh nương tựa vào nhau lay lắt sống qua ngày. Những đứa trẻ dường như vẫn chưa đủ hiểu hết được nỗi đau lớn của cuộc đời chúng. Thằng lớn ôm em nhỏ nước mắt lưng tròng đứng ngoài bậu cửa hướng đôi mắt về phía cuối con ngõ, như chúng đang đợi mẹ trở về, còn cụ Lai chỉ thẫn thờ bên di ảnh con gái. Không ai biết cụ đang nghĩ gì chỉ có sự im lặng đến thắt lòng. Có lẽ trái tim người mẹ già nua ấy đang rỉ từng giọt máu đớn đau, bất lực.
Chỉ đến khi có người hỏi, cụ mới nghẹn ngào cất giọng: "Con Hoan nó khổ từ nhỏ, đời con gái chịu bao đắng cay tủi nhục, tôi thì bị bại liệt bẩm sinh, là mẹ mà không giúp gì được còn thêm gánh nặng cho nó, thôi thì giờ cố mà sống để lấy tiền nhà nước hỗ trợ người già cao tuổi mỗi tháng, lấy tiền đó mà mua gạo cho các cháu".
Trên bức tường loang lổ ám khói, những tấm giấy khen như minh chứng về sự cố gắng học tập của các con chị Hoan
"Tôi già rồi, cũng chẳng còn sống được bao lâu, chỉ tội nghiệp mấy đứa nhỏ, chẳng biết rồi sẽ ra sao..." - Cụ Lai bỏ lửng câu nói, nấc lên cay đắng. Nước mắt cụ không còn nhiều để khóc, chỉ có hai giọt đục ngầu rơi ra từ hõm mắt sâu hoắm của mình.
Cũng từ ngày mẹ mất, là học sinh giỏi, nhưng Chiến không còn thói quen đến trường thường xuyên vào mỗi sáng sớm như mọi khi, bữa đi bữa nghỉ ở nhà. Một ngày của em gắn liền với việc chăm sóc đứa em gần 2 tuổi, phục vụ bà ngoại bại liệt, lo cơm nước cho mấy bà cháu. Mẹ chết đi, Chiến trở thành "người lớn" trong nhà, nó gầy rộc đi, da đen nhẻm.
Tương lai những đứa trẻ mồ côi mờ mịt trong ngôi nhà tuềnh toàng cũ nát
Rời ngôi nhà cấp bốn tuềnh toàng chỉ chực chờ sập xuống mỗi khi mưa to gió lớn, nơi trú ẩn của bà già bại liệt và hai đứa nhỏ non nớt, không ai dám tưởng tượng ra những ngày tiếp theo của 3 bà cháu tội nghiệp này sẽ như thế nào. Những bữa cơm no và manh áo ấm khi mùa đông cận kề đối với họ có lẽ chỉ một giấc mơ...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1193: Bà Mai Thị Lai, thôn Lai Thịnh, xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Thùy- Hoàng Dũng
Theo Dantri
Chây ì ngàn tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội Những tưởng khởi kiện ra tòa sẽ khiến các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội nhanh chóng đóng tiền, nhưng "bài thuốc" này vẫn không hiệu quả như mong muốn. Minh họa: DAD Những bản án bị vô hiệu Hà Nội là một trong những địa phương có nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) cao nhất nước. Bà Huỳnh Thị...