Phụ nữ Khmer giữ sạch nhà, đẹp ấp
Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) triển khai một cách sáng tạo trong những năm qua. Mô hình “5 không, 3 sạch” gồm 8 tiêu chí: Không đói nghèo, không có tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ em suy dinh dưỡng, bỏ học và sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường phố. Đặc biệt, mô hình phân loại và xử lý rác thải được địa phương quan tâm nhất.
Mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ phân loại rác và bảo vệ môi trường” có 90 hộ gia đình cán bộ, hội viên phụ nữ người dân tộc Khmer đăng ký tham gia… Hiện 7/7 ấp đã thành lập được Câu lạc bộ phụ nữ phân loại rác và bảo vệ môi trường, mỗi câu lạc bộ có từ 10 đến 15 chị em tham gia. Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 3 tháng/lần.
Chị Thạch Thị Lanh phân loại rác thải. Ảnh: Nguyễn Dương
Chị Thạch Thị Lanh ở ấp Ô Rung là một trong những hội viên tích cực tham gia mô hình 3 sạch là “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”. Lúc trước khi chưa tham gia mô hình, gia đình chị có thói quen vứt rác bừa bãi ra đường, đổ rác ở bờ sông, kênh mương và những khu đất trống, góp phần tạo thành những bãi rác tự phát trong khu dân cư ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan ở nông thôn. Từ khi được chọn làm thí điểm mô hình xử lý rác thải tại gia đình, sau khi quét dọn nhà chị đã phân loại xử lý rác đúng theo hướng dẫn khi tập huấn làm cho cảnh quang nhà chị sạch đẹp hơn
Chị Lanh cho biết: “Lúc đầu tôi không hiểu các tiêu chí “5 không, 3 sạch” là gì, nhưng sau khi tham gia mô hình tôi được trao đổi các thông tin, kiến thức bổ ích. Hiện, tôi đã biết dành nhiều thời gian để hướng dẫn các con học tập, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp”.
Video đang HOT
Điều hấp dẫn người dân ngoài giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rác thải qua xử lý đã tạo ra nguồn phân bón hữu cơ rất tốt đối với các loại các loại cây trồng. Phân hữu cơ từ nguồn rác thải gia đình sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, sạch bệnh, khả năng chống chịu ngoại cảnh tốt hơn so với bón phân hóa học hoặc phân tươi không qua ủ. Mặt khác, không có ký sinh trùng gây bệnh như giun, sán…
Theo Danviet
Làng Khmer bừng sáng từ những con đường mới
Thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn 2) dành cho đồng bào dân tộc Khmer, từ đầu năm đến nay, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được T.Ư hỗ trợ xây dựng 4 tuyến đường giao thông nông thôn thuộc 2 xã đặc biệt khó khăn. Từ đó, diện mạo các làng quê nơi đây đã đổi thay nhanh chóng...
Những con đường mơ ước
Diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Long Mỹ khởi sắc khi có đường mới. CHÚC LY
UBND tỉnh Hậu Giang cũng đã làm việc với các đơn vị liên quan về việc đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 931 đoạn từ cầu Xẻo Vẹt, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ đến phường 3 (TP.Vị Thanh). Theo đó, dự án đường tỉnh 931 dài trên 20km. Trên tuyến sẽ xây dựng 5 cống, 18 cây cầu, tổng mức đầu tư khoảng 820 tỷ đồng. Khi dự án hoàn thành sẽ hình thành nên mạng lưới giao thông đối ngoại cho sự phát triển của huyện Long Mỹ.
4 tuyến đường được hỗ trợ thuộc 2 xã Lương Nghĩa và Xà Phiên. Từ khi chính quyền địa phương triển khai xây dựng, người dân ở đây rất phấn khởi, háo hức. Hơn thế nữa, ở mỗi tuyến đường sau khi khánh thành, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc, mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Đang trồng hoa kiểng trước nhà, anh Danh Nhượn (ngụ ấp 10, xã Lương Nghĩa), phấn khởi: "Bây giờ có đường bê tông thông thoáng, đi lại thuận lợi, mình phải làm cho nó đẹp hơn, không chỉ làm đẹp cho tuyến đường mà còn tạo được cảnh quan sạch đẹp".
Theo người dân ấp 10, tuyến đường này trước đây là đường đất, người dân chỉ đi xe gắn máy vào mùa nắng, mùa mưa thì phải gửi nhà người quen. Vất vả hơn, mấy cháu học sinh đi học phải có phụ huynh đưa rước bằng ghe, xuồng, còn không thì đi trơn trượt, quần áo lấm lem; việc sinh hoạt, vận chuyển hàng hóa của bà con gặp nhiều khó khăn. Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 6.2016, địa phương triển khai xây dựng tuyến đường theo Chương trình 135 của Chính phủ, không đầy 2 tháng sau tuyến đường đã hoàn thành.
Mới đi chợ về trên chiếc xe gắn máy mới mua, bà Thị Bảnh, (cùng ngụ ấp 10), chia sẻ. "Trước đây, do đi lại khó khăn nên nhiều học sinh vùng này đành nghỉ học giữa chừng, nay có đường mới sẽ chắp cánh cho các em "nuôi con chữ", làm thay đổi cuộc đời, quê hương".
Tuyến đường ấp 5, xã Xà Phiên dài gần 1km cũng được hỗ trợ xây dựng theo Chương trình 135, tuyến đường đang gấp rút thi công, dự kiến 1 tháng nữa sẽ hoàn thành.
Mở ra hướng phát triển
Theo ông Trần Văn Bườn, cán bộ phòng Dân tộc huyện Long Mỹ, từ đầu năm nay, thực hiện Chương trình 135, huyện Long Mỹ được T.Ư hỗ trợ xây dựng 4 tuyến đường thuộc 2 xã đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 3,2 tỷ đồng.
Vừa trò chuyện với chúng tôi, ông Danh Hồng Hoa (ngụ ấp 5, xã Xà Phiên) vẫn thoăn thoắt lựa ốc để kịp giao cho thương lái vào đầu giờ chiều. Ông Hoa cho biết: Gia đình không có ruộng đất nên hàng ngày phải làm thuê, làm mướn, 1 ngày làm có đến 3-4 ngày nghỉ. Tuyến đường chuẩn bị hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho bà còn thuận lợi giao thương, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Theo người dân tại đây, những ngày qua, nhiều xe hàng bông, bánh kẹo, thương lái mua lợn, lúa... đã đến tận đây để mua bán, trao đổi hàng hóa - điều trước đây không hề có.
Một điểm đặc biệt của việc xây dựng các tuyến đường theo Chương trình 135 này là trước đây địa phương triển khai theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhưng năm nay đều do Nhà nước hỗ trợ. Nhìn chung, chất lượng các công trình đã nâng lên đáng kể và đáp ứng tiến độ đề ra.
"Huyện còn nhiều tuyến đường xuống cấp, hư hỏng, hiện đang rà soát nơi xuống cấp và cần thiết nhất để tham mưu với ngành chức năng ưu tiên xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở ra hướng phát triển cho người dân" - ông Trần Văn Bườn cho biết thêm.
Theo Danviet
Đà Nẵng: Vốn vay ưu đãi giúp gần 7.000 hộ thoát nghèo Cuối tuần qua, Ngân hàng CSXH Đà Nẵng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động các chương trình tín dụng chính sách năm 2015 trên địa bàn. Chị Đặng Thị Phương (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) vay vốn đầu tư trồng nấm. Ảnh:Kim Oanh Cuối tuần qua, Ngân hàng CSXH Đà Nẵng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động các...