Phụ nữ hay hoang tưởng về đám cưới?
Phải chấp nhận sự thật vì con gái là thế, gái lớn thì phải lấy chồng.
Bất kì một người phụ nữ nào trước khi lên xe hoa đều vẽ ra trong đầu mình một viễn cảnh, một khung trời mộng mơ, một cung điện nguy nga, nơi ấy xuất hiện một chàng hoàng tử và một cô công chúa trong bộ váy trắng lộng lẫy. Đó là ngày cưới của họ, ngày họ vu quy và trở thành vợ của người đàn ông mà họ yêu thương nhất.
Tôi cũng từng như vậy, đã từng mơ về đám cưới lung linh như trong cổ tích. Người ta lắm tiền nhiều của, đám cưới ở khách sạn 5 sao, cung điện nguy nga, đó là cổ tích. Còn tôi, dù ở nhà hàng bình dân, ở dưới quê hay ở đâu đó, cũng là hạnh phúc lắm rồi. Chỉ cần lấy được người tôi yêu, thế là đủ.
Ngày ấy với người phụ nữ mà nói, đó là ngày trọng đại, quan trọng nhất cuộc đời. Thế nên, phải làm mọi cách cho mình xinh đẹp và rạng rỡ. Tôi đã là cô dâu xinh đẹp nhất rồi, thế nên không còn gì mãn nguyện hơn nữa. Nhưng cái khoảnh khác chú rể tới đón dâu, khoảnh khắc tôi được anh dắt tay ra chào quan viên hai họ, bố mẹ, người thân, bạn bè, tôi lại cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Cố gắng nở nụ cười rạng rỡ, nhưng lòng tôi trống trải. Giờ phút tưởng như cổ tích này sẽ nhanh qua thôi, chỉ là thủ tục, chỉ là nghi lễ và hình thức để biến tôi từ con gái thành đàn bà, thành người vợ chăm chồng.
Video đang HOT
Ngày ấy với người phụ nữ mà nói, đó là ngày trọng đại, quan trọng nhất cuộc đời. (ảnh minh họa)
Sau giây phút ấy, tôi trở về nhà chồng. Nhìn mẹ mà tôi rơi nước mắt. Vậy là bao nhiêu năm nuôi dưỡng con gái khôn lớn trưởng thành, giờ mẹ giao toi cho ngườ khác. Nghĩ lại những tháng ngày được bên mẹ, làm nũng, tôi bỗng thấy nhớ cồn cào.
Tôi sẽ được sống bên người tôi yêu thương, nhưng chẳng thể nào sống trong tình yêu thương trọn vẹn vì phải xa mẹ.
Nhưng phải chấp nhận sự thật vì con gái là thế, gái lớn thì phải lấy chồng. Nếu cứ muốn bên mẹ mãi thì mẹ còn đau lòng hơn thế. Mẹ già rồi, mẹ cũng chỉ chờ ngày con gái đi lấy chồng, xây dựng gia đình với người đàn ông con yêu thì mẹ mới yên tâm. Thế nên, hạnh phúc của tôi cũng là khát khao hạnh phúc của mẹ.
Tôi khóc òa, những giọt nước mắt cứ tuôn trào làm nhòe mắt, trôi hết phấn má trên mặt cô dâu. Ai cũng xúc động vì tôi khóc quá nhiều. Có lẽ, đó vừa là những giọt nước mắt vui mừng vừa là sự lưu luyến khi phải rời xa cha mẹ. Tôi đã tưởng tượng ra đủ cảnh, tôi làm cô dâu rạng rỡ, cười hạnh phúc, tay bắt mặt mừng với bạn bè rồi tung hoa cưới. Nhưng tất cả chỉ là thế. Tôi chỉ theo chồng về làm vợ, thực hiện trách nhiệm của người con dâu.
Rồi đây, tương lai sẽ ra sao, tôi sống như thế nào tôi còn chưa biết. Bao lo lắng trỗi dậy, tôi sợ quá, sợ không làm tròn được trách nhiệm cao cả này. Đó, con gái chỉ nghĩ được tới lúc làm đám cưới, còn sau đó ra sao, sống như thế nào là một chặng đường dài mà không ai nói trước được điều gì. Biết thế nhưng ai cũng vẫn phải đi con đường ấy, vẫn phải lấy chồng và mơ tưởng một tương lai hạnh phúc, một gia đình như cổ tích chỉ có tình yêu đôi lứa. Cứ hi vọng để vui sống vì chẳng ai đánh thuế ước mơ.
Theo Eva
Ba lần lấy chồng... nhưng chưa kết hôn
Trải qua 3 "chuyến đò" mà con thuyền của nó vẫn cứ lênh đênh trôi mãi. Và lần đò thứ 3 này nó đã chọn người đàn ông tên Hưng, là người họ hàng xa gia đình thông gia của cô con gái thứ 2. Cả nhà tôi cũng mừng cho nó. Nhưng hạnh phúc của nó chẳng được bao lâu. Cưới nhau được vài tháng chồng nó hiện nguyên hình là một gã nát rượu.
Đến bây giờ cuộc sống của nó vẫn cứ "ba chìm, bảy nổi"! Trải qua 3 "chuyến đò" mà con thuyền của nó vẫn cứ lênh đênh trôi mãi. Tôi thương nó quá nhưng tôi biết phải làm sao đây? Cuộc đời của nó dường như là một chuỗi những tháng ngày "sóng xô biển lớn". Người mẹ đã khóc rất nhiều khi tâm sự về cuộc đời của cô con gái đáng thương.
Tôi sinh được 3 người con gái. Nó - là đứa con gái cả. Ngay từ nhỏ nó đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Bởi, gia đình tôi là gia đình thuần nông, nghèo khó. Thuở đó, thu nhập của cả gia đình chỉ ngóng vào mấy sào trồng lúa và vài đồng tiền lương làm thêm phụ hồ của chồng tôi lúc nông nhàn. Khi tôi mang thai đứa con gái út thì chồng tôi lâm bệnh nặng và phải nằm liệt giường. Tôi cũng đã phải bán bớt ruộng đi để thuốc thang chữa bệnh cho chồng nhưng bệnh tình chỉ giảm chứ không khỏi. Nó thương bố ốm đau. Thương mẹ một mình vất vả nuôi các em. Nó phải bỏ học giữa chừng. Tuổi thơ của nó ngắn ngủi hơn các bạn cùng trang lứa. Trong khi bạn bè tung tăng cắp sách tới trường, tới lớp nó phải đi làm cấy thuê. Nó cắt cỏ thuê cho nông trường bò để có tiền thuốc thang cho bố chữa bệnh. Ăn mặc cái gì cũng thiếu thốn, 14 tuổi mà trông nó chỉ như đứa trẻ mới lên 10 tuổi. Con gái út được 3 tuổi thì chồng tôi mất. Nó càng thương mẹ vất vả. Cũng may nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương mua tặng gia đình tôi cặp bò sinh sản để phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững.
Hàng ngày nó dắt bò ra bãi thả, nó cũng tranh thủ cắt cỏ thêm, bẻ cành cây khô đem ra chợ bán cũng đủ tiền giúp mẹ nuôi các em. Những cơn sóng dữ vào nó thật bất ngờ. Một buổi chiều cuối đông lạnh giá, nó dắt bò từ trên đê trở về nhà thì bất ngờ bị tên "yêu râu xanh" ở xã bên đã giở trò đồi bại với nó. Nó khóc. Nó sợ hãi và thu mình lại như một con ốc sên. Bố mẹ tên "yêu râu xanh" sang nhà tôi tha thiết chắp tay mà xin lỗi và đặt vấn để cưới xin nó về làm con dâu trong nhà. 18 tuổi, nó về làm dâu nhà người ta. Ba cái lễ đơn giản và một bữa cơm đạm bạc được tổ chức cho hai gia đình. Nhưng tiếng là làm vợ nhưng từ bữa hắn giở trò đồi bại với nó, hắn không bao giờ chạm vào người nó thêm một lần nào nữa. Hắn là con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng hết mực. Đam mê lớn nhất của hắn là cờ bạc. Cờ bạc tối ngày, hắn nợ lần chồng chất. Nó đã phải chịu đựng không biết bao nhiêu lần hắn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" đánh đập. Nó đã phải bỏ chạy về nhà tôi lánh nạn.
Sau lá thứ ấy, tôi cũng đã bớt phần lo lắng. Hàng tháng nó gửi về cho tôi một khoản tiền để nuôi hai đứa em đang tuổi ăn học và sắm sửa một số đồ dùng trong gia đình. (ảnh minh họa)
Mỗi bận như vậy, cha mẹ hắn lại vội vàng sang xin lỗi tôi và xin cho nó trở về và hứa sẽ "dạy bảo" con trai. Nhưng hắn vẫn chứng nào tật nấy, và lần cuối cùng nó bị hắn đánh thâm tím khắp người nên quyết định bỏ trốn nhà chồng sau 3 năm làm dâu. Nó xấu hổ. Nó cũng không qua nhà chào tôi một tiếng. Có người thấy nó bắt xe ra thành phố kiếm việc làm. Cũng có người lại bảo với tôi thấy nó nhặt rác ở đầu phố... Nó vốn chẳng học hành, nghề nghiệp cũng chẳng có. Nó là đứa hiền lành, cạm bẫy thì nhiều, ra chốn đô thị tấp nập đông người không biết nó sẽ sống như thế nào. Hơn tháng ròng, tôi không hề hay biết một chút tin tức gì về nó. Lòng như lửa đốt, chỉ sợ nó nghĩ quẩn là làm liều, tôi quyết định đi tìm nó thì bất ngờ tôi nhận được lá thư gửi về. Lá thư có đoạn nó viết. "Mẹ đừng lo! Con sẽ không bao giờ tự tử. Con giờ đang rửa bát cho một quán cơm trên phố. Bà chủ nhà hàng rất tốt. Những ngày đầu không có tiền con vào một ngôi chùa xin bữa cơm chay thì con gặp bà ấy. Nghe tâm sự của con, bà chủ thương con lắm! Bà đã lo chỗ ăn, chỗ ở cho con rất chu đáo. Bà bảo cứ chăm chỉ và sẽ dạy nghề nấu ăn cho. Con sẽ dành dụm tiền để mẹ lo cho các em. Mẹ yên tâm!".
Sau lá thứ ấy, tôi cũng đã bớt phần lo lắng. Hàng tháng nó gửi về cho tôi một khoản tiền để nuôi hai đứa em đang tuổi ăn học và sắm sửa một số đồ dùng trong gia đình. Cuối tuần nó gọi điện thoại về hỏi thăm cả gia đình. Bẵng đi một thời gian chúng tôi mất liên lạc hoàn toàn với nó. Bất ngờ, một chiều hè sau 3 năm bặt âm vô tín, nó trở về nhà trên tay bế một thằng bé trai 4 tháng tuổi nhờ tôi chăm sóc giúp. Mẹ thương con thì thương lấy thằng bé này nữa. Tôi hỏi nó: "Thế bố thằng bé đâu?" thì nó ôm lấy tôi oà khóc. Giọng nó nghẹn ngào nó bảo với tôi thằng bé tên Duy Khánh. Thằng bé là con trai của nó với một người đàn ông tên Phước. Anh ta là khách quen của nhà hàng nơi nó làm việc. Hai người đã nảy sinh tình cảm yêu đương. Anh ta hơn nó chục tuổi, quê ở Hải Phòng. Anh ta bám trụ ở thành phố được gần 20 năm, hành nghề lái xe taxi. Tiết kiệm chi phí, nó và anh ta về sống chung với nhau như vợ chồng ở khu nhà trọ của nó. Khi biết tin nó có thai, anh ta bắt nó bỏ cái thai. Nếu nó không bỏ cải thai thì mọi chuyện giữa nó và anh ta đánh dấu chấm hết "đường ai nấy đi".
Nó cương quyết không đồng ý. Anh ta bỏ nó đi. Mãi sau này nó mới biết mình bị anh ta lừa. Anh ta đã có vợ và 2 đứa con ở quê. Mấy lần anh ta có dắt nó về quê ra mắt họ hàng nhưng thực chất là anh ta đã dựng chuyện thuê người họ hàng chứng minh anh ta chưa từng kết hôn. Bằng mọi giá nó phải giữ cái thai, bởi nó yêu anh ta thật lòng và đứa con này là đứa con mà nó mong đợi. Con dại cái mang, nó có lớn mà chưa có khôn. Dù họ hàng, làng xóm có bàn tán, nói ra nói vào chuyện con gái không chồng mà có con? Con gái là đứa chửa hoang đi nữa tôi cũng chấp nhận. Mấy ngày sau, tôi dắt nó ra UBND xã làm thủ tục viết giấy khai sinh cho thằng bé. Có chút vốn liếng mấy năm ra thành phố học nghề nấu ăn, nó đẩu tư xây sửa lại ngôi nhà ở của chúng tôi mở cửa hàng ăn uống tại nhà để có thu nhập.
Nó vốn hiền lành, tính tình thật thà chẳng thế mà ông trời thương nó, bố nó phù hộ công việc làm ăn của nó. Vì thế cửa hàng ăn của nó luôn tấp nập người vào, người ra. Công việc bán hàng ăn của nó cũng vất vả. Nó có thuê một người phụ bếp nhưng nhiều hôm cả tôi và đứa em gái thứ 2 giúp nó cũng không phục vụ hết khách. Tôi cũng mừng vì nó đã không nghĩ quẩn sau biết bao biến cố. Nó đã biết tu chí làm ăn. Hai đứa em gái nó cũng lần lượt lấy chồng và sinh con. Nhiều hôm nhà tôi như giống như một cái nhà trẻ thu nhỏ với những tiếng cười đùa trẻ thơ của những đứa cháu ngoại. Các em của nó giờ cũng đã yên bề gia thất có tổ ấm riêng thì tôi lại càng thương nó hơn. Năm tháng trôi đi, những điều tiếng về nó cũng mờ dần. Một vài đám cũng đã ngỏ ý muốn nên vợ nên chồng với nó nhưng nó đều từ chối. Tôi biết sau hai "chuyến đò" trước nó vẫn còn hoảng nhưng những lúc ấy, tôi cũng đã dành cho nó đôi lời khuyên nhủ. Tôi khuyên con nên mở lòng và suy nghĩ về những lời đề nghị của những người đàn ông ấy. Con hãy xem xét thật kỹ trong đám ấy có người để con tin tưởng và nương tựa vào nhau lúc về già, bởi lẽ "Con chăm cha không bằng bà chăm ông".
Và lần đò thứ 3 này nó đã chọn người đàn ông tên Hưng, là người họ hàng xa gia đình thông gia của cô con gái thứ 2. Cả nhà tôi cũng mừng cho nó. Nhưng hạnh phúc của nó chẳng được bao lâu. Cưới nhau được vài tháng chồng nó hiện nguyên hình là một gã nát rượu. Cứ rượu vào là anh ta hành nó từ chuyện chăn gối vô tội vạ đến những cú đấm đá. Nó giấu giếm chuyện bị chồng bạo hành. Nhiều lần về thăm tôi, thấy con mặt mũi sưng húp tôi có hỏi thì nó cứ loanh quanh lần thì bị ngã cầu thang, lần thì nga xe máy... Chỉ đến hôm nó nhập viện điều trị vết bỏng tôi mới hiểu bao lâu nay nó đã sống khổ như thế nào. Và lần kết hôn thứ 3 này nó cũng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn vì chồng nó quê xa nên hơn 1 năm qua, vợ chồng nó chưa kịp về làm thủ tục. Là người phụ nữ tôi hiểu sống với một người chồng vũ phu là sống trong địa ngục trần gian. Nhưng biết phải làm sao đây khi nó lại mang thai đứa con của nó với người đàn ông ấy. Tôi hiểu với nó giờ này đang phải nằm điều trị vết thương về thể xác nhưng vết thương tinh thần thì lớn gấp bội phần.
Theo Eva
Gái ế đi lấy chồng Đám cưới tôi phải thật to để cho người ta khỏi cười tôi là... gái ế. Người ta nói, cưới xin là chuyện cả đời, thế nên không thể qua loa được. Tôi còn tưởng cả đời này mình không lấy được chồng, thế mà cuối cùng tôi lấy được người tôi yêu. Thế nên phải cưới to là phải. Lúc nào tôi...