Phụ nữ hay cáu giận dễ vô sinh
Một lý do khiến chị em vô sinh mà ít người ngờ đến là hay cáu giận. Cáu giận là đặc điểm tâm lý của con người mà bất cứ ai cũng gặp phải. Nhưng cáu kỉnh, tức giận thường xuyên lại gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia thì vô sinh nữ giới thường xuất phát từ nguyên nhân như bỏ thai, viêm khoang chậu, viêm ống dẫn trứng, quá mập, viêm đa năng buồng trứng…Tuy nhiên, tâm lý luôn cáu giận, không kiểm soát được cơn nóng trong người cũng khiến cho nữ giới vô sinh.
Bởi khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là “catecholamine”. Chất này sẽ tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương, làm giảm khả năng thải độc tố trong cơ thể, giảm lượng oxy trong máu, tác động đến thần kinh giao cảm, gây áp lực cho huyết quản não…
Chính vì thế nếu thường xuyên cáu giận, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật như tổn thương gan, suy thoái tế bào não, tim thiếu oxy, tổn thương phổi, tổn hại hệ thống miễn dịch…
Ngoài ra, nhiều chuyên gia sức khỏe cũng công nhận rằng, tâm trạng bất ổn, hay cáu giận có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết ở nữ giới. Từ đó có thể gây ra tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt và vô sinh ở nữ giới.
Video đang HOT
Xét về khía cạnh tâm lý thì người thường xuyên cáu giận rất hay rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng. Những tổn thương về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Thường xuyên trong trạng thái trầm cảm, bực tức hoặc bị sốc mạnh về tinh thần và bị vết thương lòng… đều có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, hoặc hành kinh gây đau bụng và tắc kinh… Tất cả các yếu tố đó đều có thể góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Vô sinh ở phụ nữ một phần do các vấn đề về chu kỳ hành kinh, ví dụ như: rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, như hành kinh không đúng định kỳ, ra nhiều hoặc quá ít…
Như vậy, có thể thấy bản thân việc cáu giận đều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Do đó, chị em nên học cách giải tỏa tâm lý của mình, biết cách tạo cho mình niềm vui, bỏ qua những điều nhỏ nhặt không đáng cáu giận… để luôn khỏe mạnh, lạc quan và sống tích cực.
Để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, chị em cũng cần chú ý phải bình ổn tâm tính, lạc quan, ôn hòa, loại bỏ bớt những chuyện không vui. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý không nên ăn quá nhiều thịt,cá, socola, đồ ngọt… Các loại thực phẩm này nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm cho mức độ catecholamine strong máu tăng cao, từ đó dẫn đến bồn chồn dễ cáu giận, dễ bị thương cảm, có cảm xúc tiêu cực…
Chị em luôn nhớ hãy cân bằng lại cuộc sống của mình từ việc ăn uống đến nghỉ ngơi để có được tâm trạng tốt nhất.
Theo phunutoday
TPHCM: Bệnh tay chân miệng bước vào giai đoạn đỉnh dịch
Bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh, qua 4 tháng đầu năm số ca nhập viện tại bệnh viện Nhi đồng 1 là hơn 2.000 ca, cao hơn số ca sởi nhập viện. Hiện tay chân miệng đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014.
Bệnh tay chân miệng đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014
Theo bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, bệnh Tay chân miệng đang tăng rất nhanh. Số trẻ nhập viện vì tay chân miệng trong tháng 4 gấp hai lần so với tháng 3 (từ 257 ca bệnh lên đến 478 ca). Trong vòng 10 ngày tính từ ngày 1-11/5/2014 bệnh viện đã có 194 trẻ phải nhập viện.
Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết, đầu năm đến nay TPHCM đã có 3.373 ca TCM phải nhập viện, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2013. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, nhận định "bệnh đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014".
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, qua 4 tháng đầu năm số ca tay chân miệng nhập viện là hơn 2.000 ca, cao hơn cả số ca sởi nhập viện. Hiện bệnh sởi và thủy đậu vẫn chưa giảm, trong khi đó tay chân miệng đang tăng nhanh, sốt xuất huyết cũng sẽ tăng vào tháng 5, tháng 6. Do sởi và TCM biến chứng nặng đều gây tổn thương phổi, suy hô hấp, trẻ phải được dùng máy thở, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 đã đề xuất tăng cường thêm 8 máy thở, 30 monitor theo dõi và máy chụp X-quang tại giường để phục vụ điều trị.
Sởi và TCM biến chứng nặng đều gây tổn thương phổi, suy hô hấp, trẻ phải được dùng máy thở
Ngành y tế TPHCM vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh, Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế khẳng định. TPHCM sẽ tiếp tục tiêm ngừa vắc-xin sởi. Giữa tháng 5 sẽ tiêm vét vắc-xin sởi cho trẻ dưới 10 tuổi. Bên cạnh đó lịch tiêm chủng tại các trạm y tế vẫn tiếp tục duy trì.
Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các quận huyện triển khai vệ sinh khử khuẩn môi trường, trường học để phòng tay chân mệng, sốt xuất huyết; tuyên truyền người dân các biện pháp phòng bệnh, giữ vệ sinh nhà cửa, đồ chơi cho trẻ, rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ để phòng bệnh tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Số ca tay chân miệng nhập viện cao hơn sởi Số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) nhập viện tại TP.HCM tính từ đầu năm đến nay đã tăng 30% so cùng kỳ 2013, cao hơn số ca sởi nhập viện cùng kỳ năm nay. Các bác sĩ lo lắng bệnh TCM năm nay sẽ tăng cao kỷ lục - Ảnh: Nguyên Mi Chiều 12.5, Bộ Y tế đã có buổi làm...