Phụ nữ hay bị dị ứng có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu
Đó là kết luận của các nhà khoa học Mỹ sau khi họ tìm thấy mối liên hệ giữa tiền sử bệnh dị ứng với nguy cơ ung thư máu ở phụ nữ.
Ảnh minh họa – Internet
Tiến sĩ Mazyar Shadman cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu trên khoảng 66.000 người có độ tuổi từ 50-76 tại khu vực Tây Washington. Sau 8 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện 681 người mắc bệnh ung thư máu. Các nhà khoa học cho biết, nếu có tiền sử dị ứng với thực vật, phấn hoa đều có liên quan tới tế bào ung thư (tế bào B), một trong 4 loại chính của ung thư hạch, và nếu dị ứng với chó mèo và các động vật khác cũng làm gia tăng khối ung thư trong huyết tương của tế bào.
Tiến sĩ Shadman giải thích: “Nếu hệ miễn dịch của chúng ta kém nó sẽ làm rối loạn điều hòa của hệ thống miễn dịch, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các tế bào và kích thích các tế bào ung thư phát triển, nhất là ung thư máu có liên quan đến rối loạn dị ứng và tự miễn”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, điều này thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ, còn nam giới thì xác suất rất thấp. Nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra, thai phụ thường xuyên bị dị ứng dễ sinh con bị bệnh máu trắng.
Video đang HOT
Theo VNE
Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn.
Đây là kết luận từ Viện Nghiên Cứu Bà mẹ và Trẻ em của Na Uy (MoBa) sau một nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa phương pháp sinh và khả năng phát triển của hen suyễn trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ.
Theo thống kê, khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen suyễn và căn bệnh này cướp đi sinh mạng của 250 ngàn người mỗi năm. Ngoài việc tác động bởi gen di truyền, các yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân gây nên hen suyễn như bụi, thuốc lá, nấm mốc, vật nuôi, thức ăn, thời tiết.
Trong nghiên cứu của MoBa, 37.000 bà mẹ hoàn toàn không có yếu tố di truyền với bệnh hen suyễn được đem ra khảo sát với mục tiêu nghiên cứu mối tương quan giữa phương pháp sinh và sự phát triển của căn bệnh hen suyễn lên trẻ. MoBa đã đưa ra kết luận rằng trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường trong ba năm đầu đời, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong những năm tháng về sau so với trẻ sinh thường.
Mặc dù có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ được công bố từ rất nhiều nghiên cứu, sinh mổ không vì thế mà có xu hướng giảm đi. Riêng tại Việt Nam, các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai ... thì tỉ lệ sinh mổ ngày càng gia tăng. Một phần nhỏ các ca sinh mổ là do sản phụ chủ động vì lí do thẩm mĩ, tâm lí sợ đau, chủ động giờ sinh; phần đông các ca thường được chỉ định trong những trường hợp biến chuyển xấu trong khi sinh như suy thai cấp, vỡ ối sớm hay giục sinh thất bại hoặc trong quá trình mang thai xảy ra hiện tượng bất thường như bất xứng đầu chậu, nhau quấn cổ hay ngôi thai bất thường.
Trẻ sinh mổ và hệ miễn dịch
Những tiến bộ của y học ngày nay giúp sinh mổ ngày càng trở nên an toàn, nhanh chóng, chủ động và vì thế đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc một em bé sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn (bao gồm bệnh hen suyễn như trong nghiên cứu của Moba) là điều không phải bà mẹ sinh mổ nào cũng biết.
Giải thích cho nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ yếu hơn trẻ sinh thường, Ths. BS Lê Quang Thanh - Giám Đốc Bệnh Viện Từ Dũ - chia sẻ: "Đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 - 5 giờ sau sinh cũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ."
Bên cạnh việc sở hữu một hệ miễn dịch chậm phát triển hơn, trẻ sinh mổ do không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, lồng ngực không bị ép chặt để vắt sạch nước ối từ phổi nên có nguy cơ tồn dịch trong phổi dẫn đến khò khè, suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, thay vì chỉ phải nằm viện 3 ngày như trẻ sinh thường, thời gian nằm viện của trẻ sinh mổ thường là 5 đến 7 ngày nên trẻ sinh mổ phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây bệnh trong môi trường bệnh viện, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Lời khuyên để chăm sóc trẻ sinh mổ
Hiểu được những khó khăn trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải, mẹ cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận và chu đáo trong giai đoạn đầu đời để "bù đắp" cho thiệt thòi của trẻ, đặc biệt là hệ miễn dịch.
Ths. BS Lê Quang Thanh cho biết thêm: "Để đảm bảo sự cân bằng giữa vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hại theo tỉ lệ 85% và 15% (mức độ chuẩn của một cơ thể khỏe mạnh), chỉ cần cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể và bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong điều kiện không cho phép bú sữa mẹ hoặc được chỉ định dùng sữa công thức, mẹ có thể tìm đến sự hỗ trợ của các loại sữa có công thức tương tự như sữa mẹ, có chứa oligosaccharides (lcFOS & scGOS) - một trong những thành phần chính của sữa mẹ giúp ức chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại và kích thích các vi khuẩn có ích phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng và dị ứng cho trẻ"
Với những phân tích trên đây, hy vọng các mẹ có cái nhìn đúng và đủ đối với vấn đề sinh mổ cũng như có cách chăm sóc hợp lý cho hệ miễn dịch của trẻ - nền tảng cho sự phát triển sức khỏe lâu dài.
Theo VNE
Đỏ mặt khi dùng rượu có nguy cơ tăng huyết áp Khảo sát của các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy những người bị đỏ mặt sau khi uống rượu có khả năng giải độc rượu ở cơ thể kém và nếu thường dùng rượu, họ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với những người không bị đỏ mặt do dùng rượu. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 1.763...