Phụ nữ gốc Việt điều hành chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX
Bà Aurélia Nguyen, một phụ nữ người Pháp gốc Việt, đã được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX của Liên Hợp Quốc từ tháng 10/2020.
Bà Aurélia Nguyen – Giám đốc điều hành chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX (Ảnh: GAVI).
Theo thông tin trên trang web của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), với vai trò này, bà Aurélia Nguyen đang điều phối việc mua và bàn giao vắc xin Covid-19 cho 190 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia cơ chế COVAX.
Video đang HOT
COVAX là sáng kiến toàn cầu duy nhất phối hợp với các chính phủ và nhà sản xuất toàn cầu để đảm bảo việc tiếp cận vắc xin Covid-19 công bằng trên phạm vi toàn thế giới.
Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành COVAX, bà Aurélia Nguyen từng là Giám đốc điều hành phụ trách vấn đề Vắc xin và Bền vững của GAVI với vai trò điều phối công tác thiết kế các chương trình vắc xin của GAVI. Bà và đội ngũ có nhiệm vụ thiết kế các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các chương trình vắc xin và thị trường nhằm mở rộng việc tiêm các vắc xin thiết yếu của thế giới.
Bà cũng từng giữ nhiều chức vụ khác nhau trong giai đoạn 1999 – 2010, trong đó có vai trò cấp cao trong GlaxoSmithKline – một hãng dược hàng đầu của nước Anh. Bà từng đảm nhận nghiên cứu cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các chính sách thuốc generic.
Bà Aurélia có bằng thạc sĩ về chính sách y tế, về hoạch định tài chính của Trường Y dược Nhiệt đới và Dịch tễ London và Trường Kinh tế London.
Hồi tháng 2 năm nay, bà Aurélia Nguyen lọt vào danh sách “Time 100 Next” theo bình chọn của tạp chí Time nhằm tôn vinh 100 cá nhân được đánh giá có tầm ảnh hưởng đến tương lai của lĩnh vực mà họ đang làm việc và thế hệ tương lai.
Mỹ bắt đầu chuyển 500 triệu liều vắc xin Covid-19 cho thế giới
Chính phủ Mỹ bắt đầu vận chuyển lô vắc xin đầu tiên trong số 500 triệu liều vắc xin Covid-19 mà Washington cam kết chia sẻ với các nước trên thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch.
Vắc xin của Mỹ viện trợ đến Colombia (Ảnh minh họa: WAMC).
Trợ lý thư ký báo chí Nhà Trắng Kevin Munoz ngày 17/8 cho biết trên Twitter rằng, Mỹ đang chuyển hơn 488.000 liều vắc xin Pfizer cho Rwanda thông qua chương trình COVAX của Liên Hợp Quốc. Đây là lô vắc xin gồm hơn 188.000 liều đầu tiên trong 500 triệu liều vắc xin Pfizer mà chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết chia sẻ với thế giới, 300.000 liều còn lại được trích từ nguồn cung hiện có của Mỹ.
"Hôm nay, chúng tôi chuyển hơn 488.000 liều vắc xin Pfizer cho Rwanda, trong đó gồm hơn 100.000 liều trong số 500 triệu liều mà chúng tôi đặt mua trong mùa hè này và cam kết chia sẻ", ông Munoz cho hay.
Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm biến nước Mỹ trở thành kho vắc xin của thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19. Ông Biden từng nhiều lần nhấn mạnh, vắc xin được chia sẻ không kèm theo bất cứ điều kiện ràng buộc nào.
Sau khi cung cấp 80 triệu liều vắc xin cho các nước, Mỹ cam kết cung cấp thêm 500 triệu liều vắc xin, trong đó 200 triệu liều sẽ được phân phối trong năm nay, 300 triệu liều còn lại sẽ phân phối vào nửa đầu năm 2022. Khoảng 75% số vắc xin này sẽ được chia sẻ thông qua COVAX, 25% được Mỹ chia sẻ trực tiếp cho các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Mỹ cũng cam kết đóng góp 2 tỷ USD cho sáng kiến vắc xin toàn cầu.
Trung Quốc cam kết cung cấp hơn 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 cho thế giới Trung Quốc sẽ nỗ lực cung cấp 2 tỷ liều vaccine COVID-19 cho các quốc gia khác trên thế giới và tặng 100 triệu USD cho cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN Đây là cam kết mới được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong thông điệp gửi tới...