“Phụ nữ để yêu” và “Phụ nữ để cưới”
Cuộc sống chưa bao giờ đào thải thể loại phụ nữ thế này, đàn ông thế kia. Có chăng chỉ đào thải những mối quan hệ chắp vá, tạm bợ mang chiếc áo tình yêu.
Trong một vài cuộc tán gẫu văn phòng hay trên bàn nhậu chén chú chén anh mà có tí men ngà ngà, tôi lại nghe các ông anh, ông bạn chia sẻ cho nhau về cách phân loại phụ nữ; theo đó phụ nữ “nên” được chia thành hai loại chính: “Phụ nữ để yêu” và “Phụ nữ để cưới”
Chẳng hiểu do quyển lịch sử tình trường cá nhân mình còn mỏng quá hay sao, chứ hai khái niệm này với tôi khá là xa lạ, bởi đó không phải là cách tôi chia loại phụ nữ, thử ngẫm, nếu chia loại theo kiểu như thế liệu có chăng tội nghiệp cho cả hai “thể loại” như trên không?
Nói về phân loại, trên quan điểm trên, sự phân loại khá rõ ràng và mang tính “sàng lọc” khắc nghiệt:
Những cô gái chỉ-để-yêu:
Đặc điểm nhận dạng: đều là những cô gái có ngoại hình nóng bỏng, sexy, quyến rũ, cá tính, có vài hình xăm nhỏ, đeo nhiều khuyên, tóc nhuộm, thích ăn mặc gợi cảm…v…v. Đó thường là những cô gái thông minh, khéo ăn nói, bản lĩnh và làm các ngành nghề bật được lên cá tính riêng không trộn lẫn vào đâu của cô áy, hoặc chỉ đơn giản là đẹp, ngoan, có thể không thông minh lắm cũng được.
Những cô gái này, khi sánh bước cùng với người đàn ông, họ hoàn toàn có thể làm người đàn ông hãnh diện và tự hào với bạn bè, đồng nghiệp. Họ biết chăm chút bản thân và chăm chút cho cả người đàn ông của mình, biết làm đàn ông thăng hoa cả những cảm xúc nhỏ đời thường đến cả những việc trên giường. Thế nhưng, đã là “cô gái chỉ để yêu” thì họ mãi mãi không thể được đàn ông dẫn về nhà để ra mắt bố mẹ mà giới thiệu kiểu như: “Đây là người mà con sẽ cưới hoặc muốn chung sống cả đời”.
Những cô gái chỉ-để-cưới:
Những cô gái theo “định nghĩa” này được mường tượng như những cô gái có ngoại hình từ dễ nhìn, dễ thương đến dưới trung bình. Khác với những cô gái ở nhóm trên, những cô gái nhóm này thường cá tính theo kiểu chuẩn mực mà xã hội từ bao lâu nay hay áp đặt rập khuôn cho phụ nữ: dịu dàng, nói năng điểm đạm, và chịu-lệ-thuộc vào đàn ông.
Khác với nhóm trên về đối tượng mà đàn ông muốn khoe, những cô gái này giúp người đàn ông yên tâm khi giới thiệu với bố mẹ. Ông bà mình hay nói suốt cái câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, kiểu họ mong muốn con trai mình đừng cưới những cô nào đẹp quá, giàu quá, chỉ cần cưới cô nào sau này có thể tần tảo cho gia đình, biết chăm lo cho chồng con. Vậy là đủ!
Có đó, có hàng tá đàn ông trong xã hội yêu một người và cưới một người – thành thử là hai người.
Thế mới thấy, làm phụ nữ, xếp loại nhóm nào cũng thấy khổ!
- Những cô gái chỉ-để-yêu thì phải chăng không thể có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, một cuộc sống bình dị?
- Những cô gái chỉ-để-cưới thì lại không xứng đáng nhận được những cuồng nhiệt, đắm say của tình yêu?
Video đang HOT
Phụ nữ giờ thông minh lắm. Trong tình yêu không ai dại gì nhận phần thiệt về mình. Ai bảo tình yêu thì không cần toan tính. Sai hoàn toàn! Phải tính, tính nhiều là đằng khác. Thành thử tính tính toán toán, nhiều cô gái, vô tình tự chia mình thành hai nhóm như trên.
Những cô gái tự tin về ngoại hình, họ chăm chút và phát huy tối đa điểm mạnh đó và cho đó là phương thức giữ chân đàn ông? Chàng trai nào gặp và bảo yêu bạn từ lần thứ hai, thứ ba đi với nhau. Bỏ mẹ nó đi, thằng đó xạo chắc luôn.
Những cô gái không quá ấn tượng ngoại hình, lại chọn cho mình cách giữ đàn ông bằng điểm mạnh khác. Người giữ bằng tính tình nhu mì, người giữ bằng khả năng chia sẻ và thẩm thấu đàn ông…
Để rồi, tình yêu thì chỉ có một, mà những thứ na ná tình yêu lại nhiều.
Hôn nhân trong xã hội hiện đại ngày nay, chưa bao giờ là sân ga cuối cùng cho tình yêu cả. Có những người cưới, có con, sống với nhau hàng chục năm. Để rồi muốn chia tay thì cũng gọn gàng như việc ký tên vào tờ hôn thú.
Đừng bao giờ đem hôn nhân làm thước đo cho tình yêu. Tuy nhiên, ai rồi khi đi qua thời sôi nổi, ngông cuồng của tuổi trẻ. Họ cũng cần những khoảng bình yên cho tâm hồn, cần một mái nhà, một gia đình. Là nơi sau giờ làm, họ muốn tức khắc quay về. Điều này vô tình đẩy cán cân nghiêng nhiều về những cô gái chỉ-để-cưới. Tất nhiên, một khoảnh khắc nào trái tim cảm thấy nhàm chán với cuộc sống hiện tại, đàn ông lại muốn tìm một chút khát khao của thứ tình yêu đắm say rực lửa như thời son trẻ, vô tình lại đẩy cán cân nghiêng về những cô gái nhóm còn lại.
Thành thử, mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ tự cổ chí kim đã nhập nhằng và là nguồn gốc của mọi mâu thuẫn và khổ đau của cuộc đời.
Viết đến đây, tôi tự hỏi, đã bao giờ mình phân loại phụ nữ kiểu như vậy? Thiết nghĩ, chắc với tôi, tôi chỉ gặp một loại phụ nữ: “Những cô gái đã đến cuộc đời mình”. Và tôi đang chờ nhóm còn lại, tạm đặt tên là “Cô gái sẽ đi cùng đến cuối đời”. Có những giai đoạn, tôi nghĩ đó là những cô gái sẽ thuộc về nhóm sau, nhưng rồi họ cũng chuyển sang nhóm đầu và cuốn gói khỏi cuộc đời tôi. Những cô gái đã đến cuộc đời tôi, họ đều xứng đáng được yêu và được cưới. Có cô đẹp, cô dễ nhìn, có cô tính kiêu căng, cô thì quá hiền lành… Cũng cảm ơn, chính mỗi người đã đến và đi đó mà tôi biết mình cần gì để tìm kiếm một người sẽ cùng đi với tôi chặng đường dài về sau.
Thế nhưng, thiết nghĩ; cô gái làm tình với đại gia thì được gọi bằng cái tên hoa lệ là KIỀU NỮ. Còn phụ nữ làm tình với đàn ông cặn bã trong xã hội thì bị phỉ báng gọi bằng ĐĨ. Bản chất phụ nữ không làm nên cái nhìn của xã hội dành cho họ, mà đẳng cấp của thằng đàn ông mới làm nên cái tên cho đàn bà. Chia loại phụ nữ, chi bằng hãy sống một cuộc đời tốt nhất để cái tên người ta gọi người đàn bà của bạn – điều đó làm bạn hãnh diện. Chứ không phải bạn đi với ai, cô gái có ngoại hình ra sao, tính cách như thế nào. Cuộc sống chưa bao giờ đào thải thể loại phụ nữ thế này, đàn ông thế kia. Có chăng chỉ đào thải những mối quan hệ chắp vá, tạm bợ mang chiếc áo tình yêu.
“Có một người bước qua biết bao cuộc tình.
Ngỡ rằng mình là người hạnh phúc nhất trên đời
Đến một ngày bước chân mỏi mệt
Bỗng nhìn lại, không còn ai đứng bên ta…”
Theo iblog
Cần đào thải những giáo sư, tiến sĩ 'nằm vùng'
Theo dõi tranh luận xung quanh câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, GS Nguyễn Đức Dân chia se bai viêt.
Từ năm 2003, GS.TS Nguyễn Đức Dân đã đề nghị "Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. Khi câu chuyện trở nên "sôi nổi" vào 12 năm sau, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã có những ý kiến của riêng mình. Dưới đây là bài viết của ông.
Học hàm, học vị như thương hiệu công ty
Tôi muốn đề nghị một cơ chế cụ thể: Gán nhãn chất lượng cho những sản phẩm giáo dục đại học và sau đại học.
Có một thực tế không thể bác bỏ là chất lượng giữa các trường đại học rất khác nhau, chất lượng giữa các loại hình đào tạo cũng rất khác nhau. Cấp một văn bằng, một học vị là cấp một giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, năng lực khoa học để người có văn bằng đó được quyền hành nghề theo chuyên môn ghi trong đó. Nhưng có những người tìm kiếm một văn bằng không vì mục đích chuyên môn, không vì động cơ khoa học mà vì động cơ quyền lực và địa vị.
Lê trao băng giao sư.
Hàng hóa dùng lâu thì mòn hỏng. Hàng hóa để lâu cũng "quá đát", hết thời hạn dùng. Con người cũng vậy. Khoa học luôn luôn phát triển với tốc độ ngày một nhanh. Nhà khoa học không chịu nghiên cứu, tự bằng lòng với những kiến thức cũ mèm tất không đáp ứng nhiệm vụ được trao. Theo đúng quy luật phát triển của xã hội, họ cần bị đào thải. Cần đào thải những người dùng bằng cấp tiến sĩ (TS) như một thứ hàng hóa, một thư "mác" làm "cần câu cơm", dùng để "chạy sô" kiếm tiền nhanh hơn, nhiều hơn.
Nhiều người sau khi được học vị TS, học hàm phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) thì không nghiên cứu gì nữa (GS Hoàng Tụy cho rằng số này chiếm hơn 2/3). Họ trở thành những nhà khoa học "nằm vùng", cả chục năm không hề có một công trình khoa học. Nhưng họ vẫn đường đường có "mác" TS, PGS... như ai và xã hội không biết họ là TS thực, PGS thực... hay là "tiến sĩ giấy", "PGS giấy".
Cần đào thải những ai, những gì không còn thích hợp, không còn đáp ứng nhiệm vụ được giao phó. Để thực hiện điều này, ngoài những biện pháp hành chính tôi đề nghị một cơ chế dùng dư luận xã hội.
Không thể có một thương hiệu sơ mi Việt Nam, giày dép Việt Nam, cà phê Việt Nam ...chung chung do nhà nước bao cấp để cạnh tranh với thiên hạ mà phải là "sơ mi Việt Tiến", "giày Biti's", "giày Thượng Đình", "cà phê Trung Nguyên"...
Các công ty theo quy luật của thị trường cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển. Vậy thì cũng không nên có những học vị, học hàm, TS, PGS, GS chung chung.
Cái "mác" chung chung như vậy đồng nghĩa với việc Nhà nước đã bao cấp chất lượng cho những học vị, học hàm này. Nếu như Nhà nước không thể bao cấp chất lượng cho các thương hiệu thì Nhà nước cũng không thể bao cấp chất lượng cho các học hiệu.
Cần theo đúng quy luật: Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung.
Nhưng cần gán nhãn chất lượng học vị, học hàm cho từng giảng viên mỗi trường đại học. Có vậy xã hội mới có điều kiện tốt hơn trong việc bình giá chất lượng và do đó sàng lọc con người và sàng lọc các trường đại học.
"Dán nhãn" như thế nào?
Thiết tưởng ở đây chúng ta nên nhắc tới châm ngôn "publish or perish" (công bố hay tàn lụi, công bố công trình khoa học hay tự đào thải) trong giới khoa học Mỹ. Chúng ta nên dùng cơ chế công bố công trình khoa học như nhiều quốc gia đã thực hiện để gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm: Hằng năm mỗi trường đại học phải xuất bản niên giám khoa học công bố danh sách những công trình khoa học của những giảng viên cơ hữu trường mình trong 3 năm gần nhất.
Những giảng viên là GS, PGS, TS nhất thiết phải được ghi tên vào niên giám này dù không có công trình khoa học nào. Dễ dàng xây dựng được những quy định đảm bảo cho những niên giám này là trung thực.
Bộ GD&ĐT cũng cần có niên giám chính thức cho các GS, PGS ở từng khối ngành. Khó khăn chính trong việc xuất bản những niên giám này không phải ở chỗ không có kinh phí xuất bản. Chỉ bớt đi vài bữa "tiếp khách" hay "mừng thành tích" là mỗi trường có đủ tiền để thực hiện. Khó khăn chủ yếu là có những GS, PGS không thích công bố niên giám này, trước hết là những GS quan chức ở các ban, bộ trên trung ương.
Tôi dùng "GS quan chức" để phân biệt với "GS đứng lớp", theo cách dùng phân biệt "kiến trúc sư hành nghề và kiến trúc sư quan chức". Thủ tướng, một mặt nên có những quy định miễn giảm công trình khoa học cho các GS quan chức - GS VIP, mặt khác cần có sự can thiệp trực tiếp bằng văn bản buộc các trường đại học phải công bố niên giám khoa học trường mình. Có thế cơ chế gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm mới có cơ may thực hiện được.
Một khi thực hiện được việc gán nhãn chất lượng học hiệu cho các trường, học vị, học hàm cho cá nhân, xã hội sẽ đòi hỏi mỗi giảng viên, mỗi trường đại học phải cố gắng nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy để xây dựng uy tín cho mình, cho trường mình tồn tại.
Xác định điều kiện trường xứng đáng
Quay trở lại với câu chuyện "GS trường", tôi nhấn mạnh PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung".
Điều này đồng nghĩa với những trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS thì được quyền tự chủ phong. Có điều, cần ngăn chặn ngay từ đầu những hiện tượng tự phong quá đáng như đã xảy ra: Một người không đạt sau mấy lần đăng ký phong hàm PGS nay tự phong vọt lên thành GS! Vậy cần xác định điều kiện cần cho một trường xứng đáng có chức danh GS, PGS.
Thế nào là một trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS? Điều này liên quan đến việc phân loại, xếp hạng các trường ĐH ở Việt Nam. Cần có một tổ chức độc lập đánh giá, phân loại, xếp hạng các trường ĐH. Loại, hạng mà mỗi trường có được là điều kiện cần để một ngành, một trường có (hay không có) và có bao nhiêu GS, PGS... Điều này không thể làm được trong ngày một ngày hai, mà cần một lộ trình khoa học và nghiêm túc.
Hệ quả thứ nhất khi có "GS trường" là: Không cần thiết tồn tại Hội đồng chức danh xét phong học hàm quốc gia nữa. Nó dần dần được thay thế bằng những hội đồng khoa học của những trường có đủ điều kiện tự phong GS, PGS.
Và hệ quả thứ hai, những GS, PGS đã về hưu và không còn tham gia đào tạo, hướng dẫn khoa học nữa, hoặc đã trở thành GS, PGS VIP, nếu vẫn muốn giữ danh hiệu này thì cần thêm chữ "nguyên" trước học hàm của mình.
GS. TS Nguyễn Đức Dân, sinh 1936, cháu của cụ Nguyễn Khuyến.
Tốt nghiệp toán ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1958, về Sở Giáo dục Hà Nội, phụ trách môn Toán.
Cuối năm 1966, ông làm NCS ở Ba Lan. Vì không còn GS toán học nào hướng dẫn, nên ông làm NCS về Ngôn ngữ. Về nước thầy được phân công về khoa Ngữ văn ĐHTH HN dạy ngôn ngữ.
Năm 1996, Khoa Ngôn ngữ học được thành lập, và GS Dân là người khai sinh bộ môn thống kê học ngôn ngữ ở Việt nam. Sau này GS.TS Dân chuyển vào ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn, và nghỉ hưu tại đây.
Nhà giáo Nguyễn Đức Dân/Theo Vietnamnet
Nhiều trường hợp suy thận nặng do dùng thuốc từ thảo dược khô Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thận thế giới (12.3) với chủ đề "Thận khỏe cho mỗi người" vừa được Bệnh viện Bạch Mai tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Thuốc từ thảo dược có thể gây biến chứng suy thận nặng - Ảnh: Ngọc Thắng Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch...