Phụ nữ dễ mắc chứng tiểu tiện mất tự chủ
Bạn nên uống nhiều nước hơn khi mắc phải tiểu tiện mất kiểm soát. Càng sợ uống nước, nước tiểu càng đặc, càng kích thích bàng quang hơn.
Són tiểu khi đang cười, hắt hơi, gắng sức hay thậm chí són tiểu khi không kịp vào nhà vệ sinh đều là những triệu chứng khó chịu và ám ảnh của bệnh tiểu tiện mất kiểm soát.
Theo Robert M. Centor – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hội bác sĩ Mỹ (American College of Physicians) – cho biết: Có khoảng 25% phụ nữ dưới 21 tuổi, và hơn 50% phụ nữ trên 40 tuổi mắc chứng đi tiểu không tự chủ.
Phụ nữ từng mang thai rất dễ mắc chứng tiểu mất tự chủ.
Đối tượng của đi tiểu không tự chủ có thể là bất kỳ ai nhưng đặc biệt phổ biến hơn ở phụ nữ từng mang thai, từng trải qua chấn thương, thừa cân, béo phì, hoặc có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón.
Tiểu không tự chủ bao gồm: Tiểu không kiểm soát do đang gắng sức (tăng áp lực lên bụng) (stress incontinence) và Tiểu tiện gấp không kiểm soát (urgency incontinence).
Video đang HOT
Tiểu mất kiểm soát do gắng sức như khi đang hắt hơi, cười mạnh, gắng sức. Đối với loại này, bạn nên tập các bài tập Kegel. Đây là bài tập duy trì kiểm soát bàng quang lâu dài và hiệu quả. Không những tăng cực khoái, các bài tập Kegel còn giúp các bệnh nhân mất kiểm soát tiểu tiện có được giải pháp an toàn và tự nhiên.
Nếu bạn đang mắc phải tiểu tiện gấp không kiểm soát, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, cần giảm cân để giảm áp lực lên bàng quang.
Ngoài ra, các thức uống như bia, cà phê, chè, nước giải khát và thức uống có cồn có thể làm gia tăng hoạt động ở bàng quang, dẫn đến són tiểu. Các thức ăn giàu caffeine (như chocolate) hay thức ăn cay, giàu axit (cam, bưởi, chanh…) cũng nên được hạn chế. Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng khẩu phần ăn hợp lý, giàu chất xơ để tránh táo bón. Và đặc biệt, bạn nên uống nhiều nước hơn khi mắc phải tiểu tiện mất kiểm soát. Càng sợ uống nước, nước tiểu càng đặc, càng kích thích bàng quang hơn.
Theo Phununews
Những nguyên nhân khiến bạn bị đau răng
Nghiến răng, vấn đề ở khớp thái dương, răng bị mẻ, bị sâu... đều có thể là những nguyên nhân gây đau răng mà có thể bạn không biết.
Ảnh minh họa: Internet
1. Nghiến răng
Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức trong giấc ngủ, hoặc khi căng thẳng, lo lắng, giận dữ, hay khó chịu. Nghiến răng có thể làm tổn thương men răng của bạn theo thời gian và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau răng. Bạn hãy đến gặp nha sĩ để được giúp đỡ. Bạn có thể cần một dụng cụ bảo vệ răng miệng và kỹ thuật thư giãn nhất định.
2. Vấn đề ở khớp thái dương
Khớp thái dương tạo ra các "bản lề", trượt chuyển động cho phép bạn nhai, nói, nuốt... Bạn có thể gặp vấn đề ở khớp thái dương nếu đĩa đệm bị mòn, sụn trên khớp bị thoái hóa, hoặc khi bạn bị một cú đánh làm tổn thương vùng hàm. Điều này chắc chắn sẽ làm răng của bạn bị đau.
3. Sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chắc chắn gây ra những cơn đau răng và bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng răng bạn bị sâu cho đến khi bạn bị đau. Nếu bạn đã từng hàn răng, có thể mối hàn đó đã bị hỏng, vỡ hoặc rơi ra ngoài. Vì vậy, bạn cần đi khám nha khoa thường xuyên để biết tình trạng sức khỏe răng miệng của mình, ngừa sâu răng.
4. Áp-xe vùng miệng
Áp xe có thể xảy ra dần dần và không triệu chứng rõ rệt nào. Nếu không được điều trị, chúng rất nguy hiểm. Bạn tuyệt đối không nên chạm hoặc làm gì xung quanh khu vực bị áp xe.
Trong hầu hết các trường hợp bị áp-xe, các bác sĩ sẽ có phương thức điều trị nhất định, có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào khác. Vì vậy, bạn nên đi khám khi thấy mình bị đau răng và trong trường hợp bị áp-xe thì nên chăm sóc vùng bị áp-xe cẩn thận và hợp vệ sinh.
5. Nhiễm trùng trong miệng
Có nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau có thể gây ra đau răng không liên quan đến áp-xe, ví dụ như bệnh nhiễm trùng ở nướu, viêm lợi... Cách điều trị đối với từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng và tình trạng của răng. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng kháng sinh trước khi chữa trị các vấn đề răng miệng khác.
6. Răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm thường rất dễ bị tổn thương! Răng của chúng ta rất nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt. Nếu răng của bạn đau sau khi ăn kem hay uống café nóng, bạn cũng không nên quá hoảng sợ và nghĩ rằng răng bị sâu hay bị áp xe. Đơn giản đó là vì răng bạn nhảy cảm quá mà thôi. Bạn nên tránh các loại thực phẩm quá nóng hoặc lạnh để tránh gây hại cho răng.
Theo MASK online
Ga giường, khăn tắm: Ổ lây nhiễm vi khuẩn nguy hiểm Theo một phát hiện mới nhất, những vật dụng cá nhân trong gia đình như ga giường, bộ điều khiển tivi và khăn tắm là ổ lây nhiễm vi khuẩn MRSA. Ảnh minh họa: Internet Thông tin trên vừa được Tiến sỹ Stephanie A. Fritz, thuộc trường Đại học Y dược Washington, cùng các trợ lý của bà báo cáo trên một tạp...