Phụ nữ đã có chồng ngoại tình hãy nhìn lại chính mình
Những người phụ nữ ngoại tình hãy nhìn lại bản thân mình một cách trung thực nhất, không bao giờ là thừa,…
ảnh minh họa
Tôi cũng là một người đàn ông ngoại tình, nhưng tôi dám khẳng định với tất cả phụ nữ rằng, tôi ngoại tình không phải vì tôi ham của lạ, tôi tham lam như các chị vẫn “chụp mũ” cho những người đàn ông ngoại tình. Mà tôi ngoại tình vì cảm thấy bất lực trước vợ, không dạy nổi vợ và chán ngán khi phải sống cùng một người phụ nữ như vợ mình.
Năm nay tôi 42 tuổi, tôi cưới vợ năm 27 tuổi, khi cưới vợ tôi mới 19 tuổi, vừa tốt nghiệp xong cấp 3. Vợ tôi là một phụ nữ cùng quê, trước khi cưới, chúng tôi cũng tìm hiểu nhau vài tháng. Bố mẹ tôi và bố mẹ vợ là bạn thân, nên việc chúng tôi tìm hiểu nhau được sự vun vén của hai gia đình. Nhờ đó, chúng tôi đã “đốt cháy” giai đoạn tìm hiểu để tiến hành làm đám cưới.
Sau khi cưới về, tôi nhận thấy vợ tôi là một người phụ nữ không như mong đợi, cô ấy không chú ý đến bất cứ việc gì trong nhà tôi, làm cái gì cũng muốn thật nhanh, thật chóng để rồi đi chơi. Tôi đã nói cô ấy rất nhiều lần, nhưng nói xong là xong, vợ tôi không nghe, cũng không để ý bất cứ việc gì.
Khi có thêm đứa con, tính bừa bộn của vợ tôi lại càng thể hiện rõ, nhà cửa lúc nào cũng bẩn thỉu, con cái thì ăn được thì ăn, không ăn được thì nhịn. Vợ tôi không quan tâm đến chuyện nhà cửa và con cái, với cô ấy vẫn chỉ muốn chơi. Có thể do tôi lấy vợ khi cô ấy còn quá trẻ, nên cô ấy không ý thức được vai trò cua người phụ nữ trong gia đình, tôi nghĩ vậy nên cố chịu đựng và cho vợ thêm thời gian.
Chúng tôi tiếp tục sinh đứa thứ 2 sau vài năm, lúc này kinh thế eo hẹp, công việc của 2 vợ chồng thì không ổn định, tôi phải tìm đủ mọi cách xoay sở để kiếm tiền. Trong khi đó, vợ tôi lại không hề quan tâm, cô ấy không cần biết tôi kiếm tiền như thế nào mà chỉ quan tâm đến ví tiền của tôi và tự tiện lấy đi tiêu không hỏi chồng. Nhiều lần tôi cứ đinh ninh trong ví còn tiền, đi làm việc này, việc kia, nhưng khi mang ví ra thanh toán thì mới biết không còn đủ, vì vợ đã lấy mất.
Cái cách sống của vợ tôi không những không được lòng tôi mà cả gia đình nhà tôi đều không ai ưa. Mẹ tôi cũng thi thoảng góp ý vài lần, nên mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dầu bắt đầu nảy sinh, và ngày càng nghiêm trọng. Mỗi lần đi làm về, nhìn thấy nhà cửa bừa bộn, con cái nheo nhóc và những cái lắc đầu của mẹ tỏ thái độ không hài lòng về vợ mình mà tôi cảm thấy buồn chán.
Không dám nói với gia đình, bạn bè những suy nghĩ của mình, vì tôi sợ những người trong gia đình sẽ lại ghét bỏ thêm vợ tôi. Còn bạn bè sẽ coi thường tôi là thằng đàn ông không dạy nổi vợ.
Tôi đã tìm đến một người phụ nữ khác để chia sẻ những suy nghĩ, nỗi buồn và mong muốn của mình. Khác với vợ tôi, người phụ nữ ấy biết lắng nghe, biết chia sẻ và hiểu những mong muốn của tôi. Biết chuyện, vợ tôi làm ầm lên, người ngoài nhìn vào ai cũng chửi rủa tôi là một thằng đàn ông vô trách nhiệm, chứ không ai biết vì sao tôi lại ngoại tình.
Video đang HOT
Tôi kể câu chuyện của mình ra để muốn nói rằng, người ta chỉ nhìn thấy hiện tượng được thể hiện ra bên ngoài, chứ không thể nhìn thấy những thứ chìm sâu bên trong. Nhưng chính những thứ chìm sâu bên trong ít ai nhìn thấy được ấy mới chính là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng mà ai ai cũng nhìn thấy.
Tôi khuyên những người phụ nữ có chồng ngoại tình, ít nhiều hãy nhìn lại, soi lại bản thân mình và nhìn nhận lại bản thân một cách trung thực nhất, không bao giờ là thiệt thòi.
Theo Datviet
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có "cảm giác thua thiệt" bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái...
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói."
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!"
Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: "Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy" (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui."
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu...xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
Theo VNE
Lên giường rồi vợ hỏi: "Sắp xong chưa?" Chồng ngán ngẩm khi vợ lên giường toàn hỏi: "Anh sắp xong chưa, em còn phải đi giặt đồ" Ai cũng biết, chuyện chăn gối không chỉ là một nhu cầu bản năng của mỗi cặp vợ chồng. Nó không chỉ là chuyện "cần phải làm" mà còn là sợ dây kết nối tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng. Ai cũng hiểu...