Phụ nữ có vai trò quan trọng trong nỗ lực phục hồi toàn diện, bền vững của ASEAN
Tối 12-11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo nữ ASEAN đã diễn ra với chủ đề: “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết, năng động, bền vững và bao trùm trong thế giới hậu Covid-19″.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại hội nghị.
Đây cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Năm ASEAN 2020 nhằm kỷ niệm 25 năm Liên hợp quốc thông qua Cương lĩnh Bắc Kinh về bình đẳng giới, 20 năm nghị quyết đầu tiên của Hội đồng Bảo an về phụ nữ – hòa bình – an ninh, tròn 5 năm thành lập Cộng đồng ASEAN và triển khai các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận giải pháp bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trước những hệ lụy tiêu cực từ Covid-19 và dịch bệnh trong tương lai. Bên cạnh đó, xác định những phương thức để phát huy vai trò, đóng góp của phụ nữ trong công cuộc phục hồi tổng thể của khu vực ASEAN; đóng góp ý kiến trong việc xây dựng định hướng hợp tác lâu dài của ASEAN cho giai đoạn sau đại dịch, trong đó vị thế của phụ nữ được bảo đảm để Cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển bao trùm, bền vững và tự cường.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới tiếp tục hội nhập và liên kết sâu rộng, phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia, cũng như trong giải quyết những thách thức an ninh quốc tế và khu vực.
Trên phương diện chính trị – an ninh, dù chỉ chiếm 2% tổng số các nhà đàm phán, hòa giải, song phụ nữ là nhân tố không thể thiếu được trong các tiến trình kiến tạo hòa bình và an ninh bền vững.
Video đang HOT
Ở góc độ kinh tế và phát triển, việc thúc đẩy bình đẳng giới và loại bỏ các rào cản đối với phụ nữ sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới tăng trưởng thêm 8,3% hằng năm và đóng góp thêm 4,5 nghìn tỷ USD vào tổng GDP của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tới năm 2025.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vai trò của phụ nữ lại được khẳng định, khi tại các quốc gia có lãnh đạo nữ, tỉ lệ số bệnh nhân tử vong do Covid-19 thấp hơn 6 lần so với các nơi khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thách thức đối với phụ nữ trên nhiều phương diện đang gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mang lại những hệ lụy đa chiều. Trong bối cảnh đó, để thu hẹp khoảng cách giới và giảm thiểu nguy cơ phụ nữ bị bỏ lại phía sau trong thế giới hậu đại dịch, hơn bao giờ hết người phụ nữ cần được đặt ở vị trí trung tâm trong các nỗ lực và chính sách ứng phó, khắc phục các tác động của dịch bệnh của mỗi quốc gia và khu vực.
Trong phát biểu của mình, đánh giá cao sự quan tâm của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại Đại hội đồng AIPA 41 vừa qua do Quốc hội Việt Nam làm Chủ tịch, nghị viện các nước ASEAN đã nhất trí thông qua Nghị quyết về “Vai trò của nữ nghị sĩ trong bảo đảm việc làm và thu nhập của lao động nữ”, trong đó kêu gọi các nước ASEAN tiến hành đánh giá kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm bảo đảm việc tiếp cận bền vững các cơ hội việc làm và thành quả việc làm tốt hơn cho lao động nữ, đặc biệt là nhóm yếu thế trong bối cảnh hậu đại dịch.
Để tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ, đóng góp thiết thực cho công cuộc phục hồi toàn diện và bền vững của ASEAN, cũng như trong củng cố và xây dựng Cộng đồng ASEAN giai đoạn tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề xuất, điều kiện tiên quyết nhằm vượt qua đại dịch là cần bảo đảm những quyền lợi chính đáng về kinh tế và sức khỏe của phụ nữ bằng những giải pháp hiệu quả và kịp thời; cũng như bảo đảm rằng, các nỗ lực quốc tế, khu vực và quốc gia về bình đẳng giới tiếp tục được duy trì, thúc đẩy và không bị cản trở bởi đại dịch; xây dựng, triển khai những chính sách phù hợp, trong đó cần bảo đảm phụ nữ là nhân tố chủ chốt và là đối tượng được hưởng thụ những thành quả từ quá trình phục hồi.
Theo đó, ASEAN cần đặt phụ nữ vào trọng tâm công cuộc tái thiết và phục hồi; tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếng nói của phụ nữ trong các quá trình đưa ra quyết sách, cũng như cần tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, củng cố sự tự cường của cộng đồng trước những cú sốc bên ngoài; đưa bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thành một ưu tiên quan trọng trong tiến trình xây dựng tầm nhìn cộng đồng sau năm 2025.
Trước những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của môi trường quốc tế và khu vực, ASEAN cần có cách tiếp cận mới, sáng tạo và hiệu quả hơn để phát huy vai trò phụ nữ trên mọi phương diện, đặc biệt là cần tận dụng các lợi ích do tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số mang lại để nâng cao năng lực và phát huy tiềm năng của phụ nữ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, để hiện thực hóa các vấn đề trên, Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức Diễn đàn Cấp cao ASEAN về vai trò của phụ nữ đóng góp cho phục hồi toàn diện và bền vững vào năm 2021. Với sự tham dự của các lãnh đạo nữ trong khu vực, các cơ quan chuyên ngành của ASEAN, các học giả và doanh nghiệp, diễn đàn sẽ đưa ra các khuyến nghị thiết thực để lồng ghép vào các chương trình hợp tác của ASEAN hiện nay, hỗ trợ triển khai khung phục hồi tổng thể ASEAN vừa được Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 thông qua, cũng như bổ trợ cho tiến trình xây dựng tầm nhìn ASEAN sau năm 2025.
Trung Quốc sẵn sàng ký kết RCEP trong vài ngày tới
Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Li Chenggang kỳ vọng RCEP sẽ được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan tuần này...
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (thứ hai bên phải) cùng các nguyên thủ quốc gia khác tại Hội nghị Thượng đỉnh RCEP tại Bangkok tháng 11/2019 - Ảnh: Reuters
Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin từ các quan chức Trung Quốc ngày 11/11 cho biết Bắc Kinh dự kiến sẽ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 14 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương trong tuần này, trước thời điểm chính quyền mới của Mỹ bắt đầu.
Các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Australia, New Zealand dự kiến ký kết hiệp định này vào ngày 15/11 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội.
"Tới thời điểm này, tất cả các cuộc đàm phán đã hoàn tất. Chúng tôi đang rà soát lại tất cả văn bản trong hiệp định và kỳ vọng có thể ký kết tại hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN", Li Chenggang, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 11/11.
Ông Li Chenggang cho biết việc ký kết thỏa thuận là một phần trong các hoạt động của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại chuỗi sự kiện Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan được tổ chức trực tuyến tại Hà Nội từ ngày 12-15/11.
Khi được ký kết và đi vào thực thi, RCEP sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới với 15 nước tham gia chiếm hơn 32% tổng GDP toàn cầu và hơn 30% dân số thế giới, vượt xa các khối thương mại khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo giới quan sát, việc Mỹ vắng mặt trong cả RCEP và CPTPP thúc đẩy các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương tìm kiếm một đối tác lớn khác. Và Trung Quốc sẽ xem RCEP là cơ hội để thiết lập các quy tắc thương mại trong khu vực, đồng thời đa dạng hóa thương mại trong bối cảnh quan hệ kinh tế với Mỹ suy yếu.
Theo một cố vấn thương mại của chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh cần phải ký kết RCEP trước khi chính quyền mới của Mỹ nhậm chức.
"RCEP mang lại lợi ích chiến lược dài hạn và củng cố quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc. Chính quyền Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Joe Biden có thể sẽ đưa Mỹ tái gia nhập CPTPP. Nếu Mỹ quay trở lại CPTPP và các cuộc đàm phán RCEP không diễn ra tốt đẹp, điều này có thể sẽ khiến nhiều quốc gia quay sang CPTPP", cố vấn giấu tên cho biết.
Các cuộc đàm phán RCEP được khởi động vào năm 2012 và kéo dài nhiều năm. Năm ngoái, Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, đã rút khởi hiệp định này bởi quan ngại thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Động thái này cũng làm dấy lên hoài nghi về việc các cuộc đàm phán có thể không hoàn tất đúng hạn. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Australia có thể ảnh hưởng tới tiến trình ký kết hiệp định thương mại đa phương này.
Tuy nhiên, theo Wang Yong, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, RCEP có thể là một nền tảng mới cho hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Australia bất chấp bất đồng ngoại giao của hai nước.
"Trong bối cảnh Trung Quốc và các quốc gia châu Á đang ở vị thế thuận lợi để khôi phục kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ càng phát triển hơn". "Trục kinh tế thế giới giờ đây đã chuyển từ hợp tác xuyên Đại Tây Dương sang hợp tác xuyên Thái Bình Dương".
Sáng nay, khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 Sáng nay (12/11), Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện diễn ra từ 12 - 15/11 theo hình thức trực tuyến. Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN trù bị họp trực tuyến sáng 9/11. Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đan Mạch sắp đưa quân nhân đến Ukraine huấn luyện, Nga cảnh báo đanh thép

Nga siết gọng kìm Kursk, tăng tốc đánh bật Ukraine khỏi pháo đài cuối cùng

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa sau lệnh siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc

TASS: Cựu Thống đốc vùng Kursk của Nga bị bắt giữ

Bloomberg: Trung Quốc muốn tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ

Các nhà máy không công nhân, không ánh đèn tại Trung Quốc

Tình báo Nga nêu điều kiện để đạt được thoả thuận hòa bình với Ukraine

NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

Ukraine sa thải quan chức tập hợp binh sĩ trao thưởng khiến Nga tấn công

Bitcoin Hy vọng mới cho nền kinh tế đang khủng hoảng của Bhutan

Mỹ họp bàn về thỏa thuận hạt nhân với Iran

Nga lên tiếng trước cảnh báo của EU về lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng
Có thể bạn quan tâm

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát
Tin nổi bật
06:59:56 17/04/2025
McTominay xát muối vào vết thương của MU
Sao thể thao
06:59:36 17/04/2025
Cảnh sát hình sự Hà Nội bắt Hải "Lé" cùng 8 đàn em
Pháp luật
06:48:36 17/04/2025
Doãn Quốc Đam đính chính
Sao việt
06:26:10 17/04/2025
"Bắt gọn" nhóm tội phạm tống tiền ca sĩ nổi tiếng, có gì nhạy cảm mà đòi đến 9 tỷ đồng?
Sao châu á
06:20:28 17/04/2025
Ai cũng biết rang cơm nhưng muốn hạt cơm vàng giòn cần bí quyết này
Ẩm thực
06:16:54 17/04/2025
9 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Việt Nam: Lan Ngọc chỉ xếp thứ 3, hạng 1 không có đối thủ suốt 12 năm
Hậu trường phim
05:53:24 17/04/2025
Công bố ca khúc chưa từng phát hành của Đặng Lệ Quân
Nhạc quốc tế
05:50:38 17/04/2025
Gắp ký sinh trùng 10cm trong mắt người phụ nữ
Sức khỏe
05:37:58 17/04/2025
Chăm mẹ vợ một tuần, bà liền làm di chúc để lại hết tài sản cho tôi: Điều kiện kèm theo mới trớ trêu và khó chấp nhận
Góc tâm tình
05:22:04 17/04/2025