Phụ nữ có nên dùng giấy vệ sinh sau khi tiểu tiện?
Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh.
Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ. Vì giấy vệ sinh mà chúng ta đang dùng hàng ngày chủ yêu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.
Trên thực tế, nếu sau khi đi tiểu tiện chúng ta dùng giấy vệ sinh đạt tiêu chuẩn thì không hề gây hại gì. Trái lại, nếu chúng ta không lau sạch sẽ có khả năng dẫn tới nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Cho nên việc sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu tiện là hoàn toàn chính xác. Tất nhiên vẫn phải nhớ việc thay đồ lót hàng ngày.
Lau chùi đúng cách không ảnh hưởng tới âm đạo.
Âm đạo là cơ quan có thể tiếp xúc với bên ngoài, không thể bảo vệ nó trong môi trường mà hoàn toàn không có vi khuẩn. Tuy nhiên, âm đạo có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các vi khuẩn. Trong môi trường âm đạo bình thường, không bị viêm nhiễm, vẫn có vi nấm và vô số vi khuẩn cư trú, tạo nên một hệ vi khuẩn có ích Lactobacilus Doderlein chiếm một tỷ lệ rất lớn.
Axit lactic do Lactobacillus Doderlein sinh ra duy trì pH âm đạo sinh lý 3,5-4,5 khiến vi khuẩn gây bệnh không thể sống được ở môi trường axit này. Chính vì điều đó, những vi khuẩn mà chúng ta vô tình tạo nên khi sử dụng giấy vệ sinh cũng không thể gây nguy hại lớn cho môi trường âm đạo bên trong.
Nhưng, nó lại có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Do niệu đạo của nữ giới thường ngắn và thẳng hơn so với nam giới, tầng sinh môn cũng dày và nhiều nếp gấp hơn. Do vậy, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập tại đây, có thể dẫn tới viêm niệu đạo và bàng quang. Theo số liệu quốc tế, độ tuổi từ 20-50 thì khả năng viêm niệu đạo của nữ giới cao hơn nam giới 50 lần. Thống kê của tổ chức y tế cho biết, khoảng 50-60% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu và cơ quan sinh dục là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
Biện pháp tốt nhất để chống viêm đường tiết liệu đó là giữ vùng kín luôn trong trạng thái sạch sẽ. Sau khi đi tiểu tiện mà chúng ta không kịp thời lau khô thì sẽ làm ẩm và tạo điều kiện sinh sôi cho vi khuẩn phát triển. Sự sinh sôi và phát triển nhanh chóng của các vi khuẩn này sẽ dễ dàng gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Ngoài ra, nếu không lau sạch sẽ vùng ngoài âm đạo, ngoài việc dẫn tới viêm nhiếm đường tiết niệu, còn có thể viêm ngoài âm đạo và nhiều loại bệnh khác. Lau sạch vùng kín sau khi đi tiểu tiện là một thói quen hoàn toàn chính xác, vấn đề là ở chỗ chúng ta phải chọn lựa loại giấy hợp vệ sinh.
Vậy ngoài việc lau sạch sẽ, chị em phụ nữ chúng ta còn nên chú ý những gì trong việc vệ sinh hoạt cá nhân hàng ngày?
1. Hàng ngày nên uống nhiều nước, và không nên nhịn tiểu.
Video đang HOT
2. Hãy dùng giấy vệ sinh hợp tiêu chuẩn lau sạch vùng kín sau khi đi tiểu tiện.
3. Cách lau chùi : nên lau từ trước ra sau.
4. Chú ý trong việc quan hệ tình dục: khi quan hệ tình dục với người khác giới nên dùng bao cao su.
5. Không nên tắm bằng bồn mà nên tắm bằng vòi hoa sen. Đặc biệt không nên thụt rửa quá sâu.
6. Thường xuyên thay đồ lót, đảm bảo đồ lót làm bằng chất chiệu thoáng khí, chẳng hạn như cotton và các chất liệu có chức năng thoát khí tốt.
7. Nếu vùng ngoài âm đạo có gì bất thường thì lập tức tới bác sĩ để kiểm tra.
Theo Trí Thức Trẻ
Đi tiểu nhiều: Dấu hiệu 9 bệnh nan y
Những dấu hiệu của bàng quang, nhất là đi tiểu thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.
Theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trương Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, bàng quang là bộ phận quan trọng. Bởi vậy, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.
1. Ngưng thở khi ngủ
Những người mắc bệnh ngưng hay ngạt thở khi ngủ (có khi kéo dài tới trên 30 giây) nhưng khi khám lại không phát hiện ra, song nếu có dấu hiệu tiểu nhiều trong đêm thì đó chính là dấu hiệu mắc bệnh.
Tháng 3/2011, các nhà khoa học Israel đã kết thúc nghiên cứu ở nhóm đàn ông tuổi từ 55-75 bị bệnh phình đại tuyến tiền liệt lành tính (BPE), phát hiện thấy, có tới trên một nửa nhóm người này đi tiểu nhiều trong đêm và mắc chứng ngạt thở khi ngủ. Người mắc bệnh ngạt thở khi ngủ còn mắc phải một số căn bệnh khác như ngáy, buồn ngủ ban ngày.
Với phát hiện trên, những người mắc bệnh tiểu nhiều trong đêm cần đi tư vấn bác sĩ, khám và điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.
2. Bệnh tiểu đường không kiểm soát
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Nhằm giúp bàng quang làm việc tốt, những người có dấu hiệu không kiểm soát tiểu tiện nên đi khám, thay đổi lối sống, ăn uống cân bằng khoa học và dùng thuốc để đưa lượng đường huyết về ngưỡng tối ưu, hạn chế các biến chứng nan y do tiểu đường gây ra cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
3. Suy giáp
Suy giáp không điều trị sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang. Một trong những dấu hiệu bi bênh bàng quang là đi tiểu nhiều. Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thư nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc.
Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.
4. Bệnh tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt có hình nón nằm ngược bao quanh niệu đạo, đảm nhận vai trò tiểu tiện và sinh sản ở đàn ông, nhưng do tuổi tác tuyến này ngày càng phình to, ép niệu đạo (đường nước tiểu thoát ra) và tạo ra căn bệnh có tên là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), thường gặp ở độ tuổi 50, hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt, ở nhóm trẻ tuổi hơn thì gọi là viêm tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc bệnh là phải đi tiểu gấp, tiểu xong thường bị rơi rớt, khó đi tiểu, mót tiểu kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nên đi khám sớm và áp dụng phép kiểm tra PSA (phát hiện kháng thể tiền liệt tuyến đặc trưng).
5. Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính
Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính (Urinary tract infections) hay UTI là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp thứ hai trên cơ thể con người, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, nhưng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
Dấu hiệu dễ nhận biết như buồn đi tiểu, đi tiểu buốt khó chịu, nước tiểu có màu đỏ, đục và đôi khi rất khai. Xuất hiện cả tình trạng sốt, đau cục bộ và buốt, áp lực cao. Nên đi khám bác sĩ nếu bị bệnh bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh sẽ khỏi trong 1-2 ngày. Nếu vẫn tiếp tục mắc bệnh sẽ phải tăng liều. Những người mắc bệnh UTI lặp đi lặp lại cần khám kỹ để tìm ra nguyên nhân, có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc dấu hiệu mang thai.
Phụ nữ mắc bệnh UTI mãn tính nên dùng băng vệ sinh, không nên dùng phương pháp thụt rửa, nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu tiện, sinh hoạt tình dục, tránh lạm dụng rượu bia, cà phê vì nó làm tăng bệnh cho bàng quang.
6. Tăng cân
Tăng cân đôi khi bị đổ lỗi cho nhiều lý do, nhưng người ta lại không biết rằng nó có liên quan đến sức khỏe bàng quang, bởi hai căn bệnh này lại có mối quan hệ mật thiết. Ví dụ, khi dư thừa trọng lượng, các cơ sàn chậu hông nơi đỡ hệ thống tiết niệu lại phải chịu áp lực quá lớn và lâu ngày bị suy yếu, đặc biệt là cơ tiết niệu, gây ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, thậm chí nó bị vô hiệu ngay cả khi không đi tiểu, tạo ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu (són tiểu) nhất là khi cười, hắt hơi...Hiện tượng này được chuyên môn gọi là són tiểu stress.
Ngoài ra những người dư thừa trọng lượng, béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, tiểu nhiều trong ngày.
7. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục của phụ nữ, nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ. Nó đi kèm với hội chứng rôi loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu liên tục, đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày. Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm....
Cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và vậy bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học, hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia và nhóm thực phẩm cay nóng.
8. Sa bàng quang
Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Hiện tượng thường thấy là đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng.
Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật.
9. Ung thư
Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được.
Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.
Theo Trí Thức Trẻ
Quý ông cảnh giác khi viêm niệu đạo Nếu thấy đường tiểu ra dịch, mủ, có khả năng bạn bị nhiễm trùng qua đường tình dục và có thể lây cho những người khác. Niệu đạo là đoạn ống nối giữa bàng quang đến lỗ tiểu. Niệu đạo là đường ra chung cho cả đường tiểu và đường tinh, do vậy sự nhiễm trùng tại niệu đạo có thể gây tác...