Phụ nữ có 3 loại ‘năng lực’ này thì sẽ nắm chắc trong tay cuộc hôn nhân hạnh phúc
Không phải cứ hy sinh nhiều thì sẽ có được hạnh phúc, mà thực tế, phụ nữ chỉ cần có 3 loại “năng lực” này thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến!
Phụ nữ luôn mong muốn sau khi kết hôn sẽ có 1 gia đình hạnh phúc viên mãn, nhưng thực tế chứng minh đã có rất nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ và người chịu nhiều thiệt thòi nhất vẫn luôn là người vợ.
Vậy làm thế nào để nắm bắt được cuộc hôn nhân hạnh phúc? Không phải cứ hy sinh nhiều thì sẽ có được hạnh phúc, mà thực tế, phụ nữ chỉ cần có 3 loại “năng lực” này thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến.
Độc lập về tài chính
Nhiều người phụ nữ vẫn có tư tưởng và thói quen ỷ lại vào đàn ông, họ nghĩ rằng đàn ông sinh ra để nuôi sống phụ nữ.
Có những người lấy chồng xong thì nghĩ rằng không cần làm ăn gì nữa mà vẫn có người chăm lo – Ảnh Internet
Có những người lấy chồng xong thì nghĩ rằng không cần làm gì nữa mà vẫn có người chăm lo. Nếu bạn lấy chồng giàu, thì đó là sự may mắn của bạn, nhưng nếu vì chồng giàu mà chỉ quanh đi quẩn lại ở nhà cơm nước rồi đi ăn chơi mua sắm thì sớm muộn gì chồng cũng bỏ bạn đi.
Mặc dù anh ta có đủ năng lực tài chính để lo cho bạn cả đời nhưng một người phụ nữ không có ngành nghề, không biết kiếm tiền, chỉ biết cậy vào chồng sẽ rất dễ khiến chồng thấy chán ghét, coi thường và tìm tới một người thứ 3.
Không những chồng, cả nhà chồng cũng coi thường bạn, tới lúc đó bạn có được hạnh phúc hay không? Vì thế, dù có cưới được người giàu có thế nào thì bạn cũng nên có 1 công việc ổn định, có 1 khoản tài chính của riêng mình.
Lúc bình thường có thể mang đi tiết kiệm, khi có vấn đề gì xảy ra giữa 2 vợ chồng bạn cũng không phải là người ở thế bị động. Nên nhớ, có tiền chưa chắc đã hạnh phúc, nhưng không có tiền thì mọi thứ trở nên khó khăn vô cùng. Tài chính độc lập chính là đường lùi an toàn của người phụ nữ.
Video đang HOT
“Em có thể yêu anh, nhưng không thể đánh mất chính mình”
Nhưng trên thực tế, nếu yêu nhau thật lòng, người ta sẽ chấp nhận cả ưu điểm và khuyết điểm của đối phương – Ảnh Internet
Đó là tuyên ngôn mà các chị em nên nhớ cho thật kỹ. Nhiều chị em thường có tư tưởng rằng đã yêu là mù quáng, đã yêu là dâng hiến hết.
Nhưng trên thực tế, nếu yêu nhau thật lòng, người ta sẽ chấp nhận cả ưu điểm và khuyết điểm của đối phương. Vì vậy, trừ những thứ thuộc về giá trị đạo đức, nhân phẩm thì những sở thích, tích cách, những thói quen của bạn không nên chỉ vì chồng mà thay đổi hoàn toàn.
Nếu cứ chiều theo ý chồng, sớm muộn gì bạn cũng biến thành con người khác. Sở thích, thói quen, mọi thứ của bạn đều lệ thuộc vào chồng, đột nhiên bạn sẽ trở thành nô lệ cho tình yêu.
Không phải bạn cứ thay đổi theo ý của chồng là anh ta sẽ yêu chiều và bên cạnh bạn mãi mãi. Ngược lại, người phụ nữ không có cá tính còn khiến chồng chán chường, coi thường.
Vì thế, đừng bao giờ vì ai khác mà đánh mất chính mình.
Không biến mình thành người phụ nữ làm “nghề nội trợ”
Mọi việc trong nhà đều là 2 vợ chồng cùng nhau chia sẻ, gánh vác mới tạo nên được 1 gia đình hạnh phúc – Ảnh Internet
Đàn ông dù có thế nào cũng chỉ thích ngắm gái đẹp. Vì thế, phụ nữ lúc nào cũng phải đẹp thì mới khiến họ không chán.
Ngay từ đầu khi lấy nhau, người vợ phải nói rõ tiêu chí này với chồng. Mọi việc trong nhà đều là 2 vợ chồng cùng nhau chia sẻ, gánh vác mới tạo được 1 gia đình hạnh phúc. Không phải chỉ có người phụ nữ mới có thể nấu nướng, giặt giũ.
Là phụ nữ, đừng ôm đồm hết, đừng hy sinh quá nhiều, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn để cuộc sống luôn tươi đẹp.
Theo Báo Xã Hội
"Em lấy chồng chứ có bán mình đâu hả chồng?"
Cô cười nhạt. Nếu như lấy chồng là phải từ bỏ hoàn toàn bố mẹ đẻ, ngay cả trong những lúc ốm đau, khốn khó, thì cô chọn ở lại cùng bố mẹ mình.
Kết hôn sắp 2 năm, và nhà ngoại cách nhà đẻ 16 cây số, nhưng số lần Nga về được với bố mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí Tết cô cũng không về nổi sum vầy với bố mẹ dù chỉ 1 ngày. Bố mẹ Nga sinh được 2 cô con gái, đều đi lấy chồng làm dâu hết, nhiều khi nghĩ mà Nga chảy nước mắt vì thương và nhớ bố mẹ.
Lí do tại sao Nga lâm vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy ư? Thử hỏi cứ hễ Nga xin phép mẹ chồng về bên ngoại thăm nhà 1 ngày nhân cuối tuần nghỉ làm rảnh rỗi thì bà im lặng quay đi không thèm trả lời, coi như chẳng nghe thấy câu hỏi lễ phép của con dâu. Lần đầu tiên Nga tưởng thế là bà đồng ý, cô dắt xe về nhà 1 mình, bởi rủ chồng thì anh báo bận, trong khi Nga cũng chẳng biết anh bận cái gì. Tối ấy về lại nhà chồng, Nga bị cả nhà chồng quây vào mắng cho không ngẩng mặt lên được. Từ bố mẹ chồng, chồng tới em gái chồng kết hôn sống gần đấy cũng chạy sang.
Họ nói Nga hỗn láo, không biết trên dưới, đi chẳng xin phép ai. Họ nói Nga chỉ chăm chăm nhà ngoại, nhà chồng đầy việc lại bỏ bê. Khổ nỗi, Nga đã ngó nghiêng rất kĩ, thấy nhà chồng không bận bịu gì mới dám về ngoại rồi đấy chứ! Sau lần đó, hễ Nga xin phép nhưng mẹ chồng ngoảnh mặt đi là cô biết ý, cũng chẳng dám tự tiện về nữa. Những cái hẹn với bố mẹ cứ nhỡ mãi, nhỡ mãi...
Ảnh minh họa
Ban đầu Nga còn tâm sự với chồng, mà thấy anh thờ ơ phán: "Lấy chồng là người nhà chồng, em ít về ngoại đi!". Thế là đủ biết anh cũng suy nghĩ giống hệt bố mẹ anh. Của đáng tội, cô được về nhà đẻ nhiều đã đành, đằng này...
Lễ Tết, mẹ chồng dáo trước "việc nhà chồng xong rồi muốn đi đâu thì đi". Nhưng thường việc nhà chồng xong thì cũng hết lễ Tết, hết ngày nghỉ, Nga phải quay lại làm việc, còn đi đâu được nữa. Họ hàng đằng nhà chồng Nga có công việc gì, Nga phận làm cháu dâu bị mẹ chồng giục sang từ sớm tinh mơ, có khi lúc ấy nhà họ còn chưa ngủ dậy. Nhưng hễ nhà đẻ Nga có công việc, thì mẹ chồng gần giờ cơm mới cho vợ chồng Nga về. Có khi chồng Nga cũng chẳng đi cùng, lại một mình Nga lủi thủi về. Để rồi vừa ăn cơm xong ngồi nói chuyện chưa ấm chỗ đã bị gọi về việc nọ việc kia.
Cưới hơn 1 năm thì Nga có bầu, ở nhà chồng mẹ chồng chẳng bao giờ bồi bổ gì cho con dâu. Nga thực sự không dám đòi hỏi, con cô thì cô sẽ tự chăm sóc, nhưng dẫu gì bà quan tâm một chút cũng khiến cô ấm lòng hơn. Mà hễ mẹ đẻ Nga muốn gọi con gái về nấu món gì bổ dưỡng cho con, là y như rằng mẹ chồng tìm mọi cách ngăn cản không cho về.
Sáng nay Chủ nhật, bố Nga gọi điện lên thông báo mẹ cô phải đi viện truyền nước, Nga nghe mà xót hết lòng. Cô vội vã lên thông báo với bố mẹ chồng, nói mình cần về nhà xem mẹ thế nào. Bố chồng Nga gật đầu miễn cưỡng, còn mẹ chồng cô im lặng như mọi khi. Nga chẳng còn hơi sức đâu mà quan tâm thái độ khó chịu của ông bà nữa, trong đầu chỉ lo lắng cho sức khỏe của mẹ.
Vào phòng lấy đồ, chồng Nga thấy vợ sửa soạn túi xách thì hỏi cô đi đâu. Nga nói qua với chồng sự việc, trong bụng cũng thầm hi vọng anh sẽ quan tâm hỏi han mẹ mình, đồng thời nhận đưa vợ về. Cô đang bụng to tới tháng thứ 8 rồi cơ mà, lẽ nào anh yên tâm để cô đi 1 mình?
Ảnh minh họa
Chẳng ngờ chồng Nga lại bực dọc cằn nhằn: "Đi cái gì mà đi! Lát nữa vợ chồng cái Hằng (em gái chồng Nga) nó sang đây ăn cơm. Ở nhà mà đi chợ cơm nước đãi vợ chồng nó còn gì, đi thì ai làm? Em chồng sang chơi mà chị dâu lại bỏ đi chơi mất hút còn ra thể thống gì!". Nga không thể tin nổi vào tai mình. Chồng cô chẳng được một lời hỏi han mẹ vợ, còn điềm nhiên thốt ra những lời trách mắng vô lí như thế! So sánh mẹ vợ đang ốm nằm viện với việc em gái sang ăn cơm trong khi nhiều người ở nhà tiếp đãi, và em gái vốn sang thường xuyên? Anh đang nghĩ cái gì trong đầu vậy?
Sự việc hôm nay cùng những lời nói vô tâm, ích kỉ tới cực điểm của chồng như một giọt nước làm tràn ly vốn đã đầy những cảm xúc tủi thân, ấm ức trong lòng Nga bấy lâu nay. Bao lâu nay Nga im lặng nín nhịn tất cả, cũng chỉ mong gia đình được êm ấm. Nhưng có lẽ cô càng nhịn thì người khác càng được đà lấn tới. Nga nhanh chóng lau khô những giọt nước mắt vừa chớm rơi, quay người nhìn thẳng vào chồng, chậm rãi nhấn mạnh từng chữ một: "Em lấy chồng chứ có bán mình đâu hả chồng?".
Sau đó cô xách túi ra ngoài, trước đó đã cố ý nhét thêm nhiều quần áo và vật dụng cá nhân, gọi taxi về nhà mình. Đúng là cô có ý định ở lại nhà đẻ lâu một chút, mà cũng có thể là ở hẳn luôn cũng nên, biết đâu được đấy! Cô cười nhạt. Nếu như lấy chồng là phải từ bỏ hoàn toàn bố mẹ đẻ, ngay cả trong những lúc ốm đau, khốn khó, thì cô chọn ở lại cùng bố mẹ mình. Vì sao ư, vì những người nhân danh là chồng, là bố mẹ chồng kia, họ không xứng đáng!
Theo Afamily
Bên nhau suốt 9 năm trời, tôi vẫn không muốn lấy người mình yêu làm chồng vì muốn tìm 'cơ hội tốt hơn' Thực tình thì gia cảnh của anh, công việc của anh lẫn cả tính cách của người yêu hiện tại đều không phải là mẫu hình mà tôi mong muốn. Nhiều khi, tôi cũng không thể tưởng tượng được mình lại có thể quen được một người đến tận 9 năm, mà lại là một người đàn ông không có gì đặc biệt,...