Phụ nữ chịu áp lực hôn nhân khắc nghiệt đến thế nào mà phải thuê chồng, mướn con?
Người ta bàng hoàng, chỉ trích sản phụ ở Bắc Ninh trong vụ lừa dối mang thai giả và đi xin con nhưng mấy ai hiểu áp lực chồng con đối với phụ nữ khắc nghiệt đến mức nào.
Mang thai giả rồi đi xin con, tình tiết ngỡ chỉ thấy ở trong những bộ phim nhưng lại xảy đến ngay giữa hiện thực cuộc đời. Người phụ nữ ở Bắc Ninh, sau khi gia đình trình báo mất tích đã bất ngờ sinh con tận… Gia Lai.
Nhưng ‘plot twist’ sau đó mới khiến tất cả ngỡ ngàng. Cô không hề bị bắt cóc, cũng không hề âm thầm sinh con. Cô đã bị sảy thai từ tháng thứ 5, từ đó đến nay cô mang một cái bụng bầu giả và xin con từ một phụ nữ mới sinh ở Gia Lai.
Bí mật này tưởng như chỉ mình cô biết nhưng bây giờ cả chồng, cả hai bên nội ngoại và cả nước đã biết.
Người phụ nữ ở Bắc Ninh đi vào tận Gia Lai xin con.
Dư luận đương nhiên không khỏi xì xầm, bàn tán. Còn trẻ thế, cơ hội có những đứa con khác đâu phải không có mà lại tự mình làm chuyện động trời.
Giấy đâu có gói được lửa, nhất là khi màn kịch này lại có quá nhiều sơ hở, diễn viên thì quá vụng về. Người phụ nữ ấy đáng thương mà cũng đáng trách. Cái đáng trách lớn nhất là đã lừa mình, dối người, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng mấy ai hiểu được áp lực chồng con đối với phụ nữ khắc nghiệt đến nhường nào. Chỉ cần bạn bước chân ra khỏi cổng trường đại học là đã bắt đầu những lời thúc giục.
Sau 25 tuổi, những lời giục giã càng trở nên cấp bách hơn, cứ như thể nếu bạn bỏ qua độ tuổi vàng để kết hôn thì bạn sẽ bị rớt giá. Sau 30 tuổi thì thôi, người nhà cũng chán chẳng buồn nói nữa, bạn đã bị gắn lên mình cái mác ‘gái ế’ mất rồi.
Có lẽ cô ấy đã trái qua những cuộc tranh đấu vô cùng khó khăn.
Lại một năm nữa sắp qua, cái tuổi nó đuổi xuân đi, nhiều cô gái lại phải tìm cách chống chế với gia đình mỗi khi Tết đến. Tết này vẫn giống Tết xưa, vẫn chưa có ai dắt về ra mắt, thế nên nhiều cô gái đã phải nhờ người làm bạn trai hờ cho yên lòng bố mẹ. Những dịch vụ đóng giả bạn trai, bạn gái cũng vì thế mà xuất hiện.
Nhưng lấy được chồng rồi vẫn chưa phải là xong. Người ta sẽ tiếp tục quan tâm, hỏi han bạn bao giờ sinh con. Có con rồi thì lại được hỏi bao giờ định đẻ thêm đứa nữa.
Cứ như vậy, người ta mặc định cuộc đời người phụ nữ gắn chặt với nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Những ai muộn chồng hoặc không lấy chồng sẽ mang tiếng là ‘gái ế’, là ‘bà cô già’. Những ai không có con cái sẽ chịu điều tiếng là ‘gái độc không con’.
Ngày xưa, việc ăn cơm trước kẻng được cho là không hợp phong tục, lễ nghi, những người không chồng mà chửa còn bị làng phạt vạ, thậm chí bị cạo đầu bôi vôi. Còn bây giờ, cưới là phải có ‘cả trâu lẫn nghé’ mới chắc cú. Việc có bầu, thậm chí sinh con trước khi kết hôn trở thành chuyện hết sức bình thường. Thế mới thấy người ta xem trọng việc có con nối dõi như thế nào.
Thế nên, phải chịu áp lực thế nào mà nhiều người phụ nữ phải thuê chồng, mướn con? Có lẽ họ đã vạn bất đắc dĩ rồi.
Chẳng có ai cuộc đời suôn sẻ, hạnh phúc mà lại làm ra những chuyện như thế cả. Đâu ai biết được người phụ nữ đi xin con kia đã phải chịu áp lực gì từ hai bên nội ngoại. Đâu ai biết chính bản thân cô ấy cũng khát khao, mong mỏi có một đứa con như thế nào. Đâu ai biết tình trạng sức khỏe của cô ấy ra sao, biết đâu cô ấy khó có con nên mới không thể giữ được đứa bé.
Cô ấy mất con từ tháng thứ 5 nhưng từ đó đến nay ròng rã mấy tháng mà người nhà cô ấy không ai phát hiện cô ấy mang thai giả, vậy họ đã đủ quan tâm đến cô ấy hay chưa?
Video đang HOT
Tanasili lừa dối mọi người nhưng tình yêu dành cho con là thật.
Từng nhớ trong bộ phim Hoàng hậu Ki có nhân vật Hoàng hậu Tanasili bị thái hậu hãm hại nên vô sinh. Cô ấy mong con đến nỗi xuất hiện dấu hiệu mang thai giả cũng buồn nôn, ốm nghén y như thật. Chính cô ấy cũng bị nhầm lẫn rồi biến giả thành thật luôn.
Gần đến ngày sinh, cô mang một đứa bé từ ngoài vào cung, dựng lên vở kịch đau đẻ rồi sinh hạ hoàng tử. Hai thị nữ thân tín đều biết cô ấy mang thai giả và nhận con nuôi nhưng chính cô ấy lại rất mực yêu thương đứa trẻ và luôn coi đó là con ruột của mình, sẵn sàng đánh đổi tất cả vì con. Sự cố chấp của cô ấy khiến hai người thị nữ cũng phải sửng sốt.
Cuộc đời Tanasili đã làm đủ chuyện ác, chuyện sai trái, nhưng tình mẫu tử của cô ấy vẫn khiến người ta cảm động. Đối với người phụ nữ không thể sinh con thì đứa con ‘trời cho’ chính là báu vật vô giá của họ.
Là phụ nữ, ai cũng có bản năng làm mẹ. Để mất con hay không thể có con thì chính phụ nữ mới là người đau đớn nhất. Trách móc rồi xong rồi, chỉ trích xong rồi thì hãy chừa lại một con đường để họ sửa sai và làm lại. Đâu ai muốn cuộc đời mình trở thành bi kịch chỉ vì áp lực chồng con.
Cùng Trác Thúy Miêu nói về cái "hèn" của đàn ông: "Chạn vương" chưa hẳn đã là hèn, nhưng khi độc thân mà nhu nhược, kết hôn rồi sẽ có xu hướng càng... hèn hơn
"Hậu ly hôn, nhà đầu tư thất bại thường cay cú và muốn cứu vãn sự thua lỗ của mình", Trác Thúy Miêu nói thế khi bàn về chủ đề cực kỳ nhạy cảm... đàn ông hèn.
Đàn ông hèn sợ chính nỗi sợ của mình
Người ta nói rằng có 1 kiểu đàn ông tuyệt đối phụ nữ đừng dây dưa ấy là... đàn ông hèn. Là một nữ MC, nhà báo nổi tiếng với những quan điểm thẳng và chất nên tôi muốn hỏi định nghĩa của chị về đàn ông hèn? Theo chị đàn ông hèn và đàn ông xấu (tồi) có điểm tương đồng và khác nhau như thế nào?
Hèn, đàn ông hay đàn bà cũng vậy, là biểu lộ sự yếu nhược thuần túy. Hèn là hệ quả của nỗi sợ, mà nếu ở nam giới là sợ nghèo, sợ mất việc, sợ mất bạn, sợ...vợ, v.v...
Đàn ông xấu hay đàn ông hèn chỉ giống nhau ở hành vi cuối cùng. Đàn ông xấu, chẳng hạn, sẽ cố tình nói dối với người đàn bà của mình, còn anh hèn thì giấu sự thật, vì anh ta sợ, ngại, hoặc nể.
Đàn ông xấu có thể không có nỗi sợ gì ngoài sợ... bị phát hiện, đàn ông hèn sợ chính nỗi sợ của mình.
Vậy nỗi sợ lớn nhất của đàn ông là gì?
Nỗi sợ lớn nhất của đàn ông là gì thì phải đi hỏi họ, tôi cũng muốn lắng nghe vì trả lời thay cũng là một cách thiếu tôn trọng họ. Mà càng thiếu tôn trọng đàn ông, càng khiến họ hoặc hung hãn hơn hoặc hèn đi.
Có câu chuyện nào từ thực tế mà chị gặp về những gã đàn ông gọi đúng tên là... hèn. Cảm giác của chị lúc đó như thế nào?
Giận dữ. Đàn ông hèn dễ khiến phụ nữ xa lạ coi thường, nhưng đối với người thân, đó sẽ là sự giận dữ. Nhưng sau một thời gian, khi đứng trước một người đàn ông yếu nhược, bị ám ảnh bởi nỗi sợ, nhất là đàn ông Việt Nam, tôi thương và hiểu họ hơn bởi không phải vô cớ mà nỗi sợ phát sinh.
Trong cái xã hội đàn ông buộc phải đóng vai trò trụ cột kinh tế, và quá nhiều áp chế tinh thần, bên cạnh đó, gia đình không bao giờ coi trọng việc phải giáo dục con trai vì nó... nghiễm nhiên đã là đàn ông rồi, điều đó khiến họ chông chênh khi bước vào cuộc đời.
Kỹ năng xã hội của thanh niên Việt Nam thấp, không phải lỗi ở họ, khả năng bộc lộ cảm xúc cũng yếu, vì xã hội Việt Nam không chấp nhận dấu hiệu cảm xúc ở đàn ông... và nhiều thành kiến khác.
Đàn ông Việt Nam âm thầm lớn lên, âm thầm yêu, âm thầm cố gắng kiếm tiền, và âm thầm sợ hãi.
Câu hỏi bất ngờ của phóng viên về hình ảnh đàn ông hèn, làm tôi nghĩ tới hình ảnh những người thanh niên trẻ, trung niên, hay cao niên, họ là chồng, là cha, hay còn độc thân, là dân trí thức hay lao động, đều có một điểm chung khi bị cảnh sát giao thông huýt còi: họ khúm núm, họ không biết làm gì với tay chân, họ đưa giấy tờ xe, hay gì khác nữa, bằng hai tay, sống lưng khòm xuống như muốn thu rút lại hết mức có thể. Họ sợ. Khi trước, tôi sẽ chê đó là hèn.
Và giờ, tôi chỉ hiểu: phía sau lưng họ là thu nhập, là gia đình, là cô người yêu cùng đám bạn gái của cô ấy mà cậu ta phải "bao" ăn tối theo một cái hẹn nào đó, là ông sếp mà anh ta sẽ không muốn trễ hẹn...
Nếu cô vợ mắng chồng mình là đồ hèn, thì đó ắt là hạ sách
Theo chị đàn ông độc thân và 1 gã đàn ông sau hôn nhân hèn khác nhau như thế nào?
Đàn ông độc thân mà hèn, thì sau hôn nhân, nếu không may, thường có xu hướng nặng thêm. Vì ở vị trí bao bọc gia đình, nỗi lo sợ của anh ta bị nhân lên rất nhiều lần. Nhưng nếu trong trường hợp bản chất hung hãn, một kẻ hèn khi có gia đình, ẩn ức thất bại, sợ sệt ngoài xã hội nhiều khi sẽ chuyển biến thành vũ lực lên đối tượng nào đó yếu hơn mình, phụ thuộc vào mình, và đó, đương nhiên thường chính là vợ con.
Có phải khi phụ nữ nói rằng: "Anh là 1 gã đàn ông tồi" họ chỉ đơn thuần là chán ghét. Nhưng nếu chê anh ta hèn thì có phần nào sự khinh bỉ trong đó?
Đối với không ít đàn ông, tôi nói thật nhé, loại Don Juan chính hiệu, việc thét lên vào mặt anh ta là đồ tồi, nó giống như một lời tán tụng.
Khi mắng một người đàn ông là thằng hèn, nó tệ không khác gì đàn ông mắng phụ nữ về hình thức hay tuổi tác của cô ấy. Không ai có lỗi về nỗi sợ của mình, cũng như phụ nữ không có lỗi về ngoại hình hay tuổi tác của cô ta. Đó là những thứ đòi hỏi được thông cảm và chữa lành bằng lòng tôn trọng, tình yêu, chứ không phải loại tử huyệt để sát thương nhau bằng lời nói.
Ví dụ, tôi từng chứng kiến những người đàn ông hết sức yêu vợ, chiều vợ, nhưng cũng cực kì tôn trọng và muốn bù đắp yêu thương cho mẹ mình. Nếu cô vợ mắng chồng mình là đồ hèn, thì đó ắt là hạ sách! Cô nàng đã tự gạch tên mình ra khỏi danh sách ưu tiên trong tình cảm đầy tổn thương của chồng.
Vâng, nhưng cũng có những gã đàn ông mà đến ngày kết thúc 1 cuộc hôn nhân họ sẵn sàng đào cả gạch sàn nhà để mang đi chỉ vì đó là phần tiền duy nhất họ đã bỏ ra để góp công xây ngôi nhà. Và có lẽ muốn biết bộ mặt thật của đàn ông không phải là đợi đến phòng sản mà là đợi lúc lá đơn ly hôn được chìa ra, chị nghĩ điều này có đúng?
Phòng sản, hay tòa hòa giải, chỉ là tình huống và bối cảnh, mọi khuôn mặt của đàn ông hay đàn bà đều là thật, tại khoảnh khắc đó. Hậu ly hôn, đó là một nhà đầu tư thất bại, cay cú và muốn cứu vãn sự thua lỗ của mình. Nếu anh ấy không có hàng rào kháng thể đạo đức cơ bản đủ mạnh, sự ê chề trong thất bại hôn nhân đương nhiên sẽ khiến anh ta tha thiết cứu vãn lại tới đồng xu cuối cùng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nhưng dù chưa biết anh ta xấu hay tốt, sự thật như thế nào, nhưng có lẽ số đông phụ nữ cho rằng đàn ông nên im lặng mà rời đi khỏi 1 cuộc hôn nhân tan vỡ vẫn hơn là đi kể xấu người phụ nữ mình đã từng gắn bó. Bởi 2 từ "đàn ông" chẳng phải đã nên bao hàm việc đó là điều anh ta nên làm đó sao?
Hai chữ đàn ông về cơ bản, đại diện cho cấu trúc sinh học và thuộc tính tâm lý. Còn đạo đức đàn ông thì tùy bối cảnh xã hội, một tay Viking ở Bắc Âu, một nhà quý tộc ở Pháp, hay một đấng trượng phu trong thơ Đồ Chiểu, với một mafioso cỡ bự ở Hongkong, ắt hẳn sẽ có những hệ giá trị khác biệt.
Nếu anh ta cảm thấy không xứng đáng phí cho cô vợ thêm nửa xu nào nữa, anh ta sẽ quyết liệt thực thi công lý của cá nhân anh ta, và tước bỏ quyền lợi của cô vợ. Nếu để phân minh cho tư cách hôn nhân của mình, có người sẽ chọn lên tiếng về cái sai của người vợ, cỏ người sẽ chọn im lặng. Và tất cả đều đáng được tôn trọng như nhau. Chữ "hèn" chỉ cất lên khi ta chưa thật sự hiểu phía sau của câu chuyện, nhất là chuyện tình ái và hôn nhân.
"Hèn" là liều thuốc tiệt dục khá mạnh, cái "nhược" ở đàn ông sẽ tiêu hao năng lượng yêu đương ở phụ nữ rất dễ dàng
Nói như thế tức là có những cái "hèn" ở đàn ông vẫn có thể chấp nhận được? Và tôi đang có cảm giác Trác Thúy Miêu đang cực kỳ bao dung với đàn ông...
Tôi cho rằng cả hai, chúng ta đang nghiêng cán cân quá sâu về phía nữ giới trong cuộc đấu tranh bình đẳng giới. Đàn ông, và câu chuyện của họ, nhất là đàn ông Việt Nam, câu chuyện phía sau cuộc đời những trụ cột đó đã phải câm lặng quá lâu. Có lẽ vì nữ giới lợi khẩu, và có khuynh hướng dễ bộc lộ, sẻ chia và kêu cứu hơn chăng? Còn nam giới, dẫu chỉ là một tiếng kêu cứu, họ cũng không quen thốt ra, có lẽ vì nó nhỏ quá, họ không quan tâm tới, hay bởi họ sợ bị gọi là hèn?
Nhưng theo chị có loại đàn ông "hèn" đến mức nào thì không thể tha thứ?
Có những động cơ có thể cố gắng tìm hiểu, nhưng không có nghĩa là tha thứ được. Đó là khi nỗi sợ, nỗi nhục bại trận bị chuyển biến thành vũ lực hoặc sự tấn công vào một sinh vật yếu hơn mình: gia đình, thú nuôi, v.v...
Còn những "Chạn vương" theo chị có phải là đàn ông hèn không? Hay chị vẫn cho rằng họ có những lý lẽ riêng?
Họ là đàn ông, khi gặp hoàn cảnh, họ tòng quyền, không có đủ cơ sở để gọi là hèn.
Phụ nữ khi đối mặt với đàn ông hèn nên có thái độ như thế nào? Và điều gì họ cũng cần xem lại chính mình?
Phụ nữ đối mặt với đàn ông hèn, đểu, xấu, nghèo, hay có bất cứ điểm trừ nào khác, theo tôi chỉ có 1 việc duy nhất cần làm: nếu họ không liên quan tới mình thì kệ người ta.
Còn nếu đó là người thân, người yêu, tôi sẽ không cố gắng thay đổi hành vi, con người anh ta, mà tôi sẽ tự hỏi bản thân một câu, với tôi là tối quan trọng: Tôi đủ yêu thương anh ta không? Để chấp nhận, tìm hiểu, bù đắp, và dũng cảm đối mặt mọi rủi ro mà tôi có thể đoán trước. Quan trọng là có đủ yêu hay không, vì, tình thực, "hèn" là liều thuốc tiệt dục khá mạnh.
Ý tôi là cái "nhược" ở đàn ông sẽ tiêu hao năng lượng yêu đương ở phụ nữ rất dễ dàng, vì khó lòng kích phát bản năng đàn bà nếu thuộc tính phái mạnh bị thiếu hụt. Hậu quả, đó là cả hai phải điều chỉnh chông chênh, những anh chàng có lắm nỗi sợ sẽ thu xếp tìm được cho mình những cô nàng giỏi lo toan và cứng cỏi hơn người.
Vậy một chút bí quyết từ bản thân chị để phụ nữ sống lúc nào cũng kiêu hãnh và bản lĩnh, biết buông bỏ, biết xây mới, hòa hợp được trong mối quan hệ nam nữ và giữ lòng tự tôn cá nhân để ngẩng cao đầu?
Tôi không biết làm sao để giữ tự trọng hay kiêu hãnh cả, vì khi yêu tôi cũng rất hèn.
Rất cám ơn chị Trác Thúy Miêu về cuộc trò chuyện ngày hôm nay, mong rằng qua bài viết này, phụ nữ chúng ta sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, chưa chắc đã là hoàn toàn đúng, nhưng đủ để biết thế nào là nhược tiểu, hay một kẻ tạm thoái lui vì điều kiện chưa cho phép để làm đấng trượng phu.
Và cũng hy vọng rằng phụ nữ chúng ta không đến nỗi phải quá bất lực mà thốt nên hai chữ "đồ hèn" mỗi khi gặp rắc rối với nửa còn lại của chính mình!
Vụ thai phụ sảy ở tháng thứ 5 rồi giả bụng bầu mất tích: Bố chồng nói gia đình không hề gây áp lực, có thể do chính bên ngoại Phía gia đình thai phụ gây ồn ào những ngày qua đã có những chia sẻ chính thức. Liên quan đến vụ việc sản phụ mất tích bí ẩn khi đi khám thai tại Bắc Ninh, gây xôn xao dư luận những ngày qua, rất nhiều đồn đoán đã "nổ" ra. Trước câu chuyện thai phụ N.T.T.T (1998, trú tại Yên Phong, Bắc...