Phụ nữ càng đa tài, sắc sảo càng…bất hạnh?
Đằng sau thành công của người đàn ông có bóng dáng của một người phụ nữ, còn đằng sau thành công của người phụ nữ liệu có bóng dáng của người đàn ông…
Ai cũng muốn chị em phải tươm tất khi ra đường, chuyên nghiệp trong công việc và khéo léo trong tề gia nội trợ. Nhưng để vừa có sự nghiệp, vừa chu toàn hạnh phúc gia đình trong cùng một thời gian thì phụ nữ ắt phải có “ba đầu sáu tay”. Mỗi người đều có hai mươi bốn tiếng trong một ngày, có công việc phải hoàn thành, có gia đình phải quán xuyến và… có một cơ thể luôn đòi được chăm sóc đúng nghĩa với nào là chế độ ăn hợp lý, thể dục thể thao và ngủ cho đủ giấc. Thế nên, chị em đừng nên quá tham lam cho mình cái quyền có một ngày hoàn hảo: Ban ngày ở công ty công việc được giải quyết êm đẹp, chiều về con cái quấn quýt, cùng ăn một bữa cơm thịnh soạn với gia đình và có một buổi tối lãng mạn cùng đức lang quân. Mọi thứ chỉ nên tạm hài lòng với hai chữ “tương đối”.
Người ta thường nói phụ nữ mà thành đạt ngoài xã hội thì sẽ khó giữ được hạnh phúc gia đình. Xu hướng này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Bản thân tôi đã từng chứng kiến các bạn bè cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh với mình, những người càng thành công vang dội lại càng lạnh lẽo, cô độc ở nhà. Không ít người phụ nữ thành đạt phải vò võ nuôi con một mình. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sau thành công của một người phụ nữ khó có bóng dáng người đàn ông, bởi đàn ông ít khi chịu làm cái “bóng” của vợ. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc người vợ càng thành đạt càng gặp nhiều, chịu nhiều áp lực hơn trong cuộc sống gia đình. “Vừa làm tốt việc cơ quan, vừa quán xuyến chu toàn cho gia đình. Nếu làm được như vậy thì quá tuyệt vời rồi. Nhưng mà… khó quá!”, một nữ doanh nhân thành đạt tham dự tọa đàm “Chân dung người phụ nữ hiện đại” đã thốt lên như vậy.
Phụ nữ càng giỏi…càng bất hạnh
Đàn bà thành công quá, bản lĩnh của đàn ông biết để đâu
Đa phần đàn ông đều rất muốn tỏ rõ bản lĩnh của mình cho vợ, cho con biết và hiểu nhưng khi bản thân người vợ đã quá thành đạt thì liệu rằng bản lĩnh đàn ông liệu còn quan trọng hay không. Đàn ông dùng bản lĩnh để chinh phục đàn bà, nhưng khi đàn bà đã không cần đến bản lĩnh đó thì họ trở thành kẻ thừa trong gia đình này. Đàn bà có biết như vậy là quá dại dột hay không? Dù có thông minh, có giỏi giang đến cỡ nào thì đàn bà vẫn là đàn bà thôi. Vẫn là phái yếu cần được chở che, bao bọc những lúc yếu mềm.
Khi đàn ông đã cảm thấy bản lĩnh của mình không con, lòng tự trọng, lòng tin, khí chất ngạo nghễ cũng theo thời gian mà mất đi.
Họ cảm thấy họ không có tiếng nói đanh thép với phụ nữ thành công
Đa số đàn ông thích nắm quyền, muốn mọi người đều phải phục tùng nhất là vợ họ. Đặc biệt đối với đàn ông châu Á. Đàn ông muốn thu phục phụ nữ bằng sự thành công và trí thông minh của mình. Họ không bao giờ thích một con mồi quá thông minh, như thấu hiểu hết bụng dạ của họ, thông minh như họ hoặc có khi còn hơn hẳn, quá kiêu ngạo, mạnh mẽ và nổi bật hơn họ nữa.
Dễ trở thành cái bóng bên cạnh vợ
Bản chất của cái bóng là sự mờ nhạt, không rõ nét, có cũng được và không có cũng không sao. Nhất là hình ảnh một người đàn ông tung hoành ngang dọc khắp nơi có cảm giác mình đang dần trở thành cái bóng bên cạnh vợ mình thì thật đáng buồn. Đàn ông chỉ muốn nhìn thấy hình ảnh người vợ quẩn quanh bên gian bếp, tươi cười với những đứa con, chuẩn bị bữa ăn trước chờ chồng về mỗi tối. Thế là hạnh phúc.
Video đang HOT
Nhưng với người đàn bà thành công thì những điều đó trở nên quá đỗi hiếm hoi. Đàn bà thành công sẽ có rất nhiều tham vọng, thời gian cho công việc không đủ huống chi nói đến chuyện bếp núc cho gia đình.
Và có một điều rằng những người phụ nữ quá thành công, quá giỏi giang thì những người đàn ông bên cạnh họ cũng chỉ là cái bóng, một ông chồng “hờ”. Đàn ông dù giỏi giang cũng sẽ cảm thấy “yếu” kém hơn so với người vợ như vậy.
Cảm giác vợ mới là trụ cột
Suy nghĩ của đàn ông lúc nào cũng vậy, họ luôn tâm niệm phụ nữ thì phải lo chăm sóc cho gia đình, đàn ông mới là người ra ngoài kiếm tiền, đây được xem như một sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Với họ đàn ông phải là trụ cột của gia đình, người tạo ra nguồn thu chính, người thành công, nắm quyền trong nhà.
Nếu tất cả những suy nghĩ này đều có ở người vợ của họ, thì ngay tức khắc một cuộc cạnh tranh, ganh đua sẽ diễn ra phân định cao thấp, xem ai là người thành công hơn. Gia đình sẽ yên ấm, hạnh phúc khi người chồng chứng minh được mình tài giỏi hơn, bằng không thì mâu thuẫn, cải vã sẽ xảy ra trong gia đình.
Mặc dù phụ nữ đã hoàn thành bổn phận của mình như chăm sóc con cái, dọn dẹp, nấu cơm,… nhưng nếu người phụ nữ này cứ gắn với công việc và không dứt ra được, không chú tâm đến chăm lo cho gia đình thì sẽ bị kết luận không phải là một người phụ nữ đảm đang, giỏi việc nhà.
Cho dù bạn có làm ra thật nhiều tiền để thuê người làm việc nhà nhưng trong suy nghĩ của đàn ông thì phụ nữ phải đảm đang, họ không thể chấp nhận việc người phụ nữ tối ngày chỉ chăm lo cho công việc mà lơ là đi gia đình. Nhất là họ không thể chịu đựng được cảm giác thua kém, yếu thế hơn so với vợ, cảm giác thất bại và thua thiệt so với vợ trên con đường sự nghiệp.
Theo Phunutoday
Cuộc sống gia đình sẽ thế nào khi vợ làm "trụ cột"?
Anh Tiến (TP HCM) đang nấu bữa sáng thì thấy có người chuyển bộ salon tới. Anh ngạc nhiên thì vợ bảo: "Em mua mà chưa kịp báo với anh".
Anh Tiến vốn là chủ một phòng tranh lớn ở TP HCM. Khi mới quen chị Thảo, anh phong độ với túi tiền rủng rỉnh, còn chị là sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có việc làm. Anh tuyên bố: "Đám cưới em cứ để anh lo. Nhà cửa cũng vậy, còn việc làm của em, anh sẽ tìm cho".
Mấy năm sau, anh Tiến không may bị lừa đến sập tiệm. Lúc này, chị Thảo đã vững một chân ở công ty dầu khí, tự tin an ủi chồng: "Thôi, anh cứ ở nhà trông con, kinh tế em lo. Mẹ con em chỉ cần anh có mặt ở nhà là đủ".
Thế nhưng thực tế, việc anh chỉ cần có mặt ở nhà đã chẳng thể nào "đủ". Anh đưa đón con đi nhà trẻ, lo cơm nước, lau dọn nhà cửa. Lúc đầu, anh cảm thấy đàn ông làm nội trợ cũng thú vị. Nhưng bất ổn dần lộ diện.
Chị Thảo đi làm về, tắm rửa xong là ngồi vào bàn ăn và bắt đầu bình luận món này ngon, món kia chưa được. Có hôm, anh vứt đũa, bỏ ngang bữa cơm. Hành động đó lại bị chị Thảo kết luận với con gái rằng: "Bố mày dạo này hâm hâm, không hiểu nổi".
Sự bất ổn còn nằm ở chỗ, mỗi tối, anh lo đọc truyện cổ tích cho con thì vợ ngồi đồng bên laptop, hoặc gọi điện thoại trao đổi việc làm ăn. Khoảng cách vợ chồng vì thế ngày càng xa.
Ảnh minh họa.
Chị viện lý do "ra ngoài nhiều, quen biết rộng" nên tự chọn trường và lo cho con vào học. Chị bảo "đàn ông không tinh tế bằng phụ nữ về mặt mỹ thuật" nên tự chọn bộ salon theo ý mình.
Anh muốn đổi xe máy, chị cũng chọn rồi mua về cho anh, mặc dù anh đã tỏ ý thích kiểu xe khác. Nhiều lần, anh bị bạn bè "khích": Lo mà đi làm đi, đàn ông phải ngửa tay xin tiền vợ, chịu sao nổi!
Điều khiến Tiến thất vọng tràn trề là mỗi lần đối thoại, tranh luận, vợ anh không còn biết lắng nghe, chia sẻ. Trước mắt anh như có một người đàn ông đầy quyền uy và ngang bướng.
"Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", anh không phải chủ lực về kinh tế nên lời nói kém trọng lượng. Buồn bã, anh sinh tật nhậu nhẹt.
Anh Quang Hải (quận 9, TP HCM) cũng có nỗi khổ tương tự. Anh Hải vốn là con nhà giàu, từ nhỏ không phải đụng tay đến việc gì. Ngược lại, chị Lương - vợ anh lại phải tự lập từ nhỏ nên rất tháo vát.
Những việc đáng lý thuộc về đàn ông như sửa điện, sửa nước, thay bóng đèn, leo mái nhà chống dột... chị giục anh vài lần không được, đều tự tay làm. Giấy tờ nhà đất, chị cũng tự đi làm vì anh không đủ kiên nhẫn chờ cả buổi ở phường để xin một chữ ký.
Lâu ngày, anh Hải dần đánh mất vai trò đàn ông của mình trong gia đình. Và cũng vì vậy, nhiều khi chị Lương thiếu tôn trọng chồng khiến các con có cái nhìn không "tròn" về bố.
Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ giỏi giang, thành đạt. Chuyện người vợ làm chủ lực kinh tế gia đình cũng không còn hiếm. Tuy nhiên, vô hình trung, người vợ thành đạt đó tự thấy mình là trụ cột, còn người chồng cảm thấy mình bị lép vế.
Thực chất, có phải là trụ cột hay không, được quyết định ở giá trị tinh thần. Một người đàn ông không kiếm được nhiều tiền hoàn toàn có thể là trụ cột nếu chứng tỏ được khả năng trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình.
Tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam (Đại học Sư phạm TP HCM) khẳng định: Người phụ nữ dù tài giỏi đến đâu, khi ở nhà, cũng nên lui về đúng vị trí của mình: một người vợ đảm đang, hiền lành, nết na và có một chút vâng phục chồng.
Nếu người vợ ấy cậy mình "bạo vì tiền", đưa ra quyết sách cho cả nhà, lấn quyền chồng thì vô tình "cực âm" bị biến thành "cực dương", mà hai "cực dương" đẩy nhau là điều tất yếu.
Với truyền thống và tâm lý Á Đông, vai trò trụ cột vẫn cần thiết thuộc về người chồng. Người phụ nữ dù tài giỏi đến đâu, cũng thực sự cảm thấy hạnh phúc và yên ổn khi nép vào chồng. Bởi không chỗ dựa nào tốt hơn vai chồng mình.
Vì vậy, với những quyết định lớn trong gia đình như xây nhà, mua sắm vật dụng đắt tiền, định hướng cho con cái học hành... người vợ chỉ nên đưa ra ý kiến để chồng tham khảo, trao quyền quyết định lại cho chồng. Thực tế cho thấy, một người chồng yêu vợ, thường quyết định theo... ý vợ, vậy là đẹp cả đôi đường.
Nếu người đàn ông phải lui về hậu phương để lo chuyện bếp núc, thì điều đó cũng chẳng có gì đáng buồn. Theo tiến sĩ Nam, công việc nào cũng có giá trị riêng. Quan niệm làm việc nhà không "oách" bằng việc ngoài xã hội thật sai lầm.
Một nghiên cứu gần đây cho biết, đàn ông ở Mỹ ngày nay thích làm việc nhà hơn làm việc ngoài. Và người chồng không kiếm được nhiều tiền bằng vợ nhưng vẫn làm tốt công việc của mình là tấm gương tốt cho con cái, thì vẫn có quyền tự tin với vai trò trụ cột của mình. Chất "đàn ông" không bao giờ bị hao mòn khi anh ta làm việc nội trợ.
Ở một khía cạnh khác, người đàn ông bị "cướp" vai trò khi vợ quá tháo vát trong các việc vốn dành cho nam giới cũng phổ biến.
Trong trường hợp đó, người vợ có thể viện lý do: "Tại giục mãi mà anh ấy không làm, mà có làm cũng chẳng nên hồn" nhưng người chồng lại có lý riêng: "Tại cô ấy cứ giành làm hết chứ ai ép".
Vậy là không chỉ tại "anh" hay tại "ả", mà là "tại cả đôi bên". Tóm lại, quy luật "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" vẫn nguyên giá trị.
Có một số công việc thuộc về đàn ông, nhất thiết phải để đàn ông làm như sửa điện, sửa nước, xây dựng nhà cửa. Nếu người chồng chưa làm được hoặc chưa làm tốt, sự khuyến khích, động viên và hỗ trợ của người vợ luôn cần thiết, hơn là trực tiếp nhảy vào làm cho đỡ mất thời gian.
Tiến sĩ Nam kết luận: Đàn ông luôn cần nam tính và phụ nữ luôn cần nữ tính. Chính công việc của đàn ông giúp họ nam tính hơn, vậy thì không lý gì phụ nữ cứ phải cố ôm thêm cái chất thuộc về phái nam ấy vào mình. Bởi điều đó chỉ là "lợi bất cập hại", người vợ "nặng bụng" vì "ôm rơm" quá nhiều, còn người chồng thì tự ái và cảm thấy bị tổn thương.
Theo Phununews
Tổ ấm sứt mẻ chỉ vì vợ thành "trụ cột" Khoảng cách vợ chồng ngày càng xa từ khi vợ thành trụ cột kinh tế trong gia đình. Anh Tiến vốn là chủ một phòng tranh lớn ở TP HCM. Khi mới quen chị Thảo, anh phong độ với túi tiền rủng rỉnh, còn chị là sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có việc làm. Anh tuyên bố: "Đám cưới em cứ để...