Phụ nữ cần làm những điều này trước khi ký vào đơn li hôn
Trước khi ký vào đơn ly hôn, phụ nữ nhất định phải nghĩ thật kỹ và có những điều cần phải làm ngay để có thực sự tự chủ và không ân hận khi thoát ra khỏi cuộc sống gia đình
Ngày cùng chồng sánh bước tiến vào lễ đường phụ nữ nào cũng đinh ninh rằng mình sẽ có cuộc hôn nhân hạnh phúc, sẽ cùng người đàn ông này vun vén nên một gia đình an yên, đầm ấm. Thế nhưng, hôn nhân là điều khó nói trước nhất. Bạn có thể hạnh phúc hôm nay nhưng sớm mai lại có thể khổ đau đến tận cùng.
Nếu hôn nhân không hạnh phúc, cả hai không còn yêu thương nhau thì giải thoát chính là cách tốt nhất bạn có thể làm. Tuy nhiên, trước khi ký vào đơn ly hôn bạn phải làm những điều này để không bao giờ phải hối hận.
Trò chuyện thẳng thắn với chồng
Thay vì tự mình đau khổ, tự mình gặm nhắm nỗi đau và bế tắc trong tận cùng không hiểu vì sao hôn nhân của mình lại đi vào ngõ cụt bạn nên thẳng thắn trò chuyện với chồng để tìm ra căn nguyên của vấn đề. Hãy nói với nhau về những sai lầm, những khúc mắc, những khó chịu cả hai đã chịu đựng trong suốt thời gian vợ chồng hục hặc.
Việc “chơi bài ngửa” sẽ giúp cả hai xác định hôn nhân của mình đang gặp phải những vấn đề gì. Nếu cả hai vẫn còn yêu thương nhau, vẫn muốn bên nhau sẽ cho nhau cơ hội để thay đổi. Ngược lại, nếu lửa lòng đã tắt thì chấm dứt là giải pháp đúng đắn nhất.
Hãy chắc rằng bên bạn có một người luật sư giỏi
Trước khi đưa ra quyết định sẽ thuê người luật sư nào thì tôi khuyên bạn nên phỏng vấn và tìm hiểu ít nhất là ba người. Cộng tác với người luật sư có ít nhất là 5- 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nên bạn hoàn toàn có thể trông cậy vào những cuộc gặp trao đổi về những vấn đề này. Việc đó sẽ dễ dàng hơn và đỡ tốn kém hơn nếu bạn và chồng của mình có thể giải quyết ổn thỏa các vấn đề mà không cần kiện tụng hay tranh chấp. Còn nếu như điều đó không thể dàn xếp ổn thỏa thì hãy chắc rằng bạn có một người luật sư có đủ khả năng làm điều đó và sẵn lòng tham gia giúp bạn thương thảo trước khi ra tòa.
Video đang HOT
Về cơ bản, bạn cần phải có 2 điều, đó là: một người luật sư và người đó sẵn sàng lăn xả để giành quyền lợi cho bạn khi cần.
Có một khoản ngân quỹ cho cuộc sống sau ly hôn là rất cần thiết
Bạn hãy ngồi xuống và nghĩ xem thì cuối cùng cuộc sống sau khi ly hôn sẽ thế nào? Biết được chi phí cho cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, đi lại … sẽ tốn bao nhiêu sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi ly hôn. Biết được điều đó sẽ cho phép bạn đàm phán tốt hơn cũng như bạn sẽ không phải tranh chấp vì những con số không rõ ràng. Bạn sẽ biết chính xác mình cần những gì và tại sao.
Không tự trách mình
Dẫu chẳng ai muốn hôn nhân tan nát, vợ chồng chia lìa, con cái mỗi đứa một nơi nhưng nếu li hôn là cách duy nhất giúp bạn giải thoát khỏi những đớn đau, mưu cầu hạnh phúc thì đấy hoàn toàn là một quyết định chính đáng. Đừng tự trách mình, cũng đừng trách người. Hãy học cách là quen với những trống vắng, cô đơn đang chờ đón mình với thái độ thanh thản, an yên nhất. Bởi chỉ như thế bạn mới đủ can đảm để mở lòng đón nhận những niềm vui mới cho đời mình.
Hãy luôn luôn lấy nhu cầu của con bạn là hàng đầu
Việc ly hôn không bao giờ là đơn giản cả, nhưng hãy nhớ rằng việc này sẽ khó khăn hơn rất nhiều cho những đứa trẻ hơn là chính bản thân người ly hôn. Hãy làm tất cả để mọi như cầu của con trẻ được ưu tiên hơn bao giờ hết. Bạn hãy ngồi xuống và nói cho chúng biết việc gì đang diễn ra, một cách thẳng thắn những phải thật khéo léo nhé! Cho chúng biết rằng chúng không phải là nguồn cơn của mọi việc và rằng chúng vẫn được yêu thương hết mực.
Bạn hãy cố hết sức để giữ cho mọi nếp sống sinh hoạt của lũ trẻ vẫn như thường ngày và bạn vẫn luôn có mặt trong cuộc sống của chúng. Việc cãi vã trước mặt chúng là điều không nên và đừng lôi chúng vào cuộc ly hôn này. Việc cần làm là duy trì một môi trường lành mạnh, đầy ắp tình cảm để bảo vệ chúng khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ việc ly hôn.
Trên hết thảy, hãy dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và bạn bè, để những cảm xúc tiêu cực không không khiến bạn đưa ra quyết định vội vã thiếu suy nghĩ. Trong thời gian như vậy, bạn nên giữ cho mình được ổn định cả về mặt tâm lý cũng như sức khỏe, điều đó sẽ khiến bạn làm việc hiệu quả hơn nhiều.
Theo Phunutoday
Nỗi cô đơn của các bà vợ thời hiện đại
Có một điều rất lạ là nhiều chị em khi được hỏi về sự cô đơn trong gia đình thì họ ngơ ngác hỏi lại những câu như: "cô đơn là gì?"; "lâu rồi trong đầu mình không có khái niệm đó"; "Ôi dào, cô đơn á? Bận tối mắt lấy đâu ra thời gian mà cô với chả đơn chứ"...
Lúc đầu tôi cứ tưởng chị em phụ nữ đã có gia đình đang sống một cuộc sống thật hạnh phúc, thật đầm ấm, thật chan hòa và đầy ắp tình yêu thương. Họ, những bà vợ thời hiện đại không phải nếm trải nỗi cô đơn thừa thãi như các ông chồng; họ cũng không bơ vơ tìm kiếm chỗ để nương tựa bấu víu như những đứa con; và họ đang hạnh phúc với sự bận rộn... Thế nhưng sự thật lại không phải như vậy.
Nỗi cô đơn mang tên... bận rộn
Sự thật thì, chị em phụ nữ thời hiện đại không phải không cô đơn mà là không có thời gian để mà... cô đơn. Họ không có ai để mà san sẻ, để mà cậy nhờ, để có chút thời gian cho riêng mình.
Vân, trưởng phòng truyền thông một cơ quan bộ tại Hà Nội kể rằng, cô vốn là dân khoa văn, cùng từng lãng mạn, tâm hồn bay bổng thơ văn lai láng. Ngày xưa, là cái thời đang còn yêu đương, cái thời vợ chồng còn son rỗi, những lúc xa người yêu hay xa nhà... mình cũng hay ngồi gặm nhấm nỗi cô đơn vì xa cách, vì nhớ nhung, vì giận hờn, vì bị hiểu nhầm... Thế nhưng từ ngày sinh một lèo 4 đứa con thì Vân không còn biết cái cảm giác cô đơn của thủa xưa nữa. Thời gian của cô bị chen kín bởi công việc và công việc.
"Sáng vội vàng tất bật đưa con đi nhà trẻ để đến cơ quan cho kịp giờ. Chiều lại tất bật đón con về, lại cơm cháo, con cái, nhà cửa. Ngày nào cũng như ngày nào, xong việc thì tấm thân cũng mỏi nhừ, mắt thì díp lại. Cứ như vậy, thời gian nghỉ ngơi còn chẳng có, lấy đâu ra thời gian để mà cô đơn", Vân nói và cười chua chát.
Câu chuyện của Vân không phải là cá biệt mà chuyện thường ngày của chị em phụ nữ thời hiện đại.
Phụ nữ hiện đại với "gánh nặng hai vai"
Thực tế thì phụ nữ có gia đình thời nay khác phụ nữ xưa ở chỗ họ không còn bị buộc ngồi ở xó bếp nữa mà được ra ngoài xã hội để làm đủ công việc như nam giới. Đó được coi là một bước tiến của sự bình đẳng. Tuy nhiên cũng vì "bước tiến" mới chỉ thực hiện được một nửa chặng đường này mà bỗng dưng các bà vợ được xã hội "tặng" thêm một trách nhiệm nặng nề khác đó là trách nhiệm kiếm tiền.
Nói là được tặng thêm là bởi hiện nay trong đại đa số các gia đình, phụ nữ vẫn là người đảm nhận vai trò nội trợ chính với hàng tá công việc mà nếu không phải ra ngoài kiếm tiền thì cũng đã chiếm trọn thời gian của họ. Bởi vậy mà phụ nữ nay một lúc phải gánh hai vai: vai trò kiếm tiền và vai trò nội trợ trong gia đình.
Cũng vì "gánh nặng hai vai" này mà phần nhiều các bà vợ thời hiện đại luôn bị đặt trong tình trạng quá tải về công việc. Không ít chị em kể từ ngày lấy chồng là họ cũng bỏ luôn bạn bè, bỏ luôn cả những sở thích cá nhân và đôi khi còn bỏ quên cả bố mẹ anh chị em ruột thịt ...để lo cho con cái và gia đình nhỏ của mình. Ngay cả người chồng sống bên cạnh, họ cũng không đủ thời gian để mà quan tâm hỏi han, để mà thấu hiểu yêu thương...
Không ít chị em cảm thấy mình như ô sin không công trong gia đình. Thậm chí, có người vợ còn chua chát nói rằng "Làm gì được như ô sin. Ô sin ngày làm đêm nghỉ, còn mình đây thì làm cả ngày cả đêm. Ô sin làm việc nhà được trả lương, còn mình thì không được trả đồng lương nào hết. Ô sin được chiều chuộng nịnh nọt, còn mình làm không tốt thì bị chửi cho sấp mặt. Phụ nữ đúng là dại, tự dưng đang son rỗi lại chui đầu vào cái rọ hôn nhân để cho cái người được gọi là chồng thản nhiên lấy cắp tuổi trẻ, sức lực, công việc".
Bình thường cô đơn là cảm giác không ai hiểu mình tức là vì mình có nhu cầu được người khác thấu hiểu mà không có được. Bình thường là như vậy. Nhưng nỗi cô đơn của các bà vợ thời hiện đại lại ở chính chỗ cái nhu cầu để được thấu hiểu này cũng bị đánh cắp mất.
Đa số chị em phụ nữ đã có chồng thường tâm sự rằng, họ chỉ cần người chồng của mình có sống có trách nhiệm với cái gia đình của họ, với chính những đứa con của anh ta. Họ mong các ông chồng chia sẻ trách nhiệm tài chính, nhưng cũng mong chồng chia sẻ trách nhiệm nội trợ, con cái. Nhưng hỏi có mấy ông chồng ngày nay làm được cả hai thứ đó?
Theo Báo gia đình
Vợ tạo điều kiện cho người thứ ba thế này thì hỏi sao chồng không ngoại tình Vợ chồng tôi lấy nhau đã 5 năm nay và có với nhau một cháu nhỏ lên 3. Cuộc sống của gia đình tôi lúc nào cũng hạnh phúc, đầm ấm, tràn đầy tiếng cười. ảnh minh họa Cả anh và tôi đều bận rộn với công việc riêng nhưng chúng tôi luôn biết cách cân bằng giữa công việc và gia đình...