Phụ nữ cam chịu an phận, đánh đổi cả sự nghiệp và thanh xuân cho chồng, liệu có đáng?
Đàn ông hiếm người nào coi vợ là tất cả nhưng phụ nữ, một khi đã kết hôn, chồng con với họ luôn là ưu tiên số 1.
ảnh minh họa
Từ trước tới nay, việc phụ nữ chấp nhận rời xa gia đình, bạn bè, chấp nhận từ bỏ nghề nghiệp hiện tại để “khăn gói” đến một thành phố khác theo chồng là lẽ thường tình. Thế nhưng, có mấy đức lang quân lại chịu làm việc đó vì vợ. Không chỉ thế, chắc rất hiếm các chị em phụ nữ dám đề nghị chồng cho mình được học cái nọ, cái kia để nâng cao chuyên môn. À, có đó nhưng không nhiều đâu.
Quan niệm từ xưa tới nay vẫn thế, đàn ông được coi là trụ cột của gia đình, là người nắm giữ hoàn toàn tài chính, phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ hậu phương thế nên việc ưu tiên sự nghiệp của đàn ông luôn được cân nhắc hàng đầu. Tại sao xã hội hiện đại luôn đề cao sự công bằng nhưng thực tế nó lại bất bình thường đến vậy. Lý dó là ở đâu.
Phần lớn phụ nữ đã lập gia đình đều có chung quan điểm rằng: Việc mình chịu thiệt thòi, lui về hậu phương, lo toan những công việc nhỏ trong gia đình là điều quan trọng, còn những việc khác đều phải gác lại. Với phụ nữ, gia đình mới là điều quan trọng nhất, công việc, tiền bạc chỉ là thứ yếu. Có lẽ vì thế, nhiều công ty tuyển dụng rất e dè những người phụ nữ đã có gia đình hoặc đang mang bầu. Thậm chí tuyên bố luôn là họ chỉ tuyển nam giới.
Quan điểm có phần “trọng nam khinh nữ” này đâu chỉ là “đặc sản” của xã hội phương Đông, ngay cả nhiều nước phương Tây cũng không là ngoại lệ. Trên thực tế, nó đã và đang hóa thành sợi dây vô hình siết chặt phụ nữ, khiến phái đẹp trở nên dè dặt, thậm chí tự đặt ra các giới hạn cho bản thân khi lựa chọn nghề nghiệp.
Không ít gia đình người phụ nữ ở nhà làm nội trợ, không ít gia đình chị em vừa đi làm mà vẫn đảm việc nhà nhưng lại chung một kết cục “chồng ngoại tình”. Vậy những gì chị em phụ nữ chúng ta hi sinh liệu có đáng?.
Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn luôn đăng tải những vụ đánh ghen kinh hoàng, thậm chí có chị em bụng vượt mặt nhưng vẫn bất chấp đi dằn mặt nhân tình của chồng mặc kệ dư luận. Vốn dĩ, phụ nữ nhất thiết không cần phải làm như vậy. Bởi người chịu tổn thương vẫn là phụ nữ mà thôi.
Video đang HOT
Hãy ngừng ý nghĩ cam chịu, an phận và hi sinh đó đi. Phụ nữ hiện đại, cần phải biết mình muốn gì, phải biết yêu thương chính bản thân mình trước khi yêu ai đó. Phải biết theo đuổi đam mê của mình. Thực tế, những chức vị quan trọng trên thế giới phụ nữ cũng đang dần áp đảo. Không chỉ đàn ông, phụ nữ cũng cần có một hậu phương vững chắc.
Với phụ nữ, cả thanh xuân họ hi sinh, họ làm mọi thứ cho chồng, cho con thì việc họ được làm những gì họ thích, được chạm tay vào đam mê của mình không có nghĩa họ từ bỏ gia đình. Phụ nữ giỏi lắm, họ sẽ làm được hết nhưng với điều kiện, đàn ông hãy là hậu thuẫn vững chắc cho cô ấy.
Không ít phụ nữ không dám đánh đổi liều mình trước những cơ hội, nhiều khi không phải vì gia đình mà là sợ dư luận. Đã tới lúc, chúng ta cần tỉnh táo nhìn lại. Bởi đã là con người, chúng ta sẽ đều bình đẳng trước các cơ hội.
Theo Phununews
Tặng chồng 10 năm thanh xuân, vất vả ngược xuôi để rồi chỉ nhận lại tờ giấy ly hôn
Tình yêu của Phùng dành cho cô gái đó mạnh mẽ đến độ, anh xin trả lại tất cả từ nhà, xe và cả con cái cho vợ, chỉ mong được ly hôn, được giải thoát để đi theo nhân tình mà thôi...
ảnh minh họa
Ngày mai Hạnh và Phùng sẽ ra tòa, chính thức chia tay nhau sau hơn 10 năm yêu trong đó có 6 năm làm vợ chồng và 5 tháng ly thân.
Hạnh quen Phùng trong một buổi giao lưu sinh viên giữa hai trường đại học. Không hiểu sao, cô lại bị thu hút bởi cái vẻ chân chất, thật thà và rắn rỏi của anh.
Phùng vốn là con trưởng trong gia đình có hai anh em. Nhà anh nghèo xơ xác, bố mẹ anh chân lấm tay bùn ở một miền quê Trung bộ. Từ bé, anh luôn nỗ lực học hành để thoát khỏi cái nghèo. Và kết quả là anh luôn đứng đầu lớp, thi vào được một trường đại học có tiếng ở Hà Nội.
Phùng ra thủ đô nhập học với chỉ vỏn vẹn mấy trăm nghìn bố mẹ đi vay, rồi cũng vượt qua được. Anh làm đủ nghề từ chạy xe ôm, bốc vác ở các bến xe cho đến đi gia sư. Nhưng anh vẫn học rất giỏi, kỳ nào cũng được học bổng.
Nghe câu chuyện của Phùng, Hạnh bắt đầu thấy thán phục rồi yêu anh hơn. Dù Hạnh là một người con gái thành phố, gia đình khá giả, tự nhận thấy ngoại hình xinh xắn, có rất nhiều vệ tinh vây quanh.
Rồi sau 2 năm quen nhau, khi đợi mãi mà Phùng vẫn chưa ngỏ lời. Hạnh đã chủ động tỏ tình trước. Không ngờ Phùng hét lên sung sướng như bắt được vàng: "Anh không thể tin được là em cũng yêu anh. Anh vốn đã yêu thầm em từ lâu nhưng sợ gia cảnh không xứng nên không dám mở lời trước!".
Hạnh cảm thấy cực kỳ sung sướng trước những lời nói đó. Cả hai yêu nhau mà không màng đến sự khác biệt quá lớn về xuất thân. Để rồi Hạnh dù vốn quen sung sướng từ nhỏ nhưng lại thấy được cùng người yêu ngồi trên chiếc xe đạp dạo quanh thành phố về đêm là đã đủ lãng mạn rồi. Cô không mong muốn điều gì quá xa vời cả. Chỉ cần sau này vẫn giữ được tình yêu, cùng nhau dựng xây nên một tổ ấm bình yên là được.
Rồi khi Hạnh về ra mắt gia đình Phùng, chứng kiến căn nhà cấp 4 với rêu xanh phủ đầy, những vết nứt như chực đổ chỉ sau một cơn bão, cô đã không suy nghĩ gì nhiều. Bởi cô yêu Phùng và vốn từ lâu đã xác định là cái nghèo của anh chẳng thể ảnh hưởng gì đến tình yêu đó.
Nhưng rồi chính bố mẹ Phùng lại bảo không thích ngành học về nghệ thuật của Hạnh vì sau này nghề nghiệp sẽ có vẻ không hợp để làm vợ.
Nên khi ra trường, Hạnh lại quyết định không theo ngành mình học mà đi làm trái ngành. Hai năm sau, cô xin được công việc làm văn thư trong trường đại học, đủ ổn định để có thể lấy chồng. Và bố mẹ Phùng đã chấp nhận Hạnh ngay sau đó.
Hạnh và Phùng cưới nhau. Anh theo nghiệp nghiên cứu, quanh năm ngồi bên bàn giấy mà không đủ điều kiện để bứt phá kinh doanh, dù rất muốn. Vì ý tưởng nghèo nàn, vốn lại ít nên anh quyết định đi lên bằng con đường chuyên môn. Cuối cùng, anh cũng dần leo lên được chức phó phòng, trưởng phòng rồi phó giám đốc trung tâm.
Còn Hạnh trong thời gian đó không ngừng ra sức bươn chải, kiếm tiền để trang trải cuộc sống và có tiền giúp đỡ sự nghiệp của chồng. Cô mở một quán ăn bằng số tiền hồi môn bố mẹ cho, rồi lại mở thêm một quán café và một shop thời trang nữa... Cứ thế, công việc làm ăn lớn dần lên. Hạnh trở thành dân kinh doanh, buôn bán và chỉ đôi lúc nhớ về công việc hành chính nhàn nhã ban đầu mà thôi.
Nhưng rồi không ngờ, khi cái no ấm có được thì cái tình yêu lại mất đi.
Một ngày, Phùng về nhà và bảo với Hạnh: "Xin lỗi, nhưng anh không còn yêu em nữa!". Hóa ra, Phùng đã phải lòng một cô gái khác nên trái tim chẳng còn chỗ cho người đàn bà đã có tuổi như Hạnh.
Tình yêu của Phùng dành cho cô gái đó mạnh mẽ đến độ, anh xin trả lại tất cả từ nhà, xe và cả con cái cho vợ, chỉ mong được giải thoát để đi theo nhân tình mà thôi. Còn cái khát vọng làm giàu của cậu sinh viên năm nhất ngày xưa, khi Hạnh nhắc lại, Phùng bảo cũng không cần nữa.
Vì thật ra Phùng đã xây xong nhà cho bố mẹ, họ cũng đã có những quyển sổ tiết kiệm riêng. Điều anh cần bây giờ, là được suốt ngày sống hạnh phúc bên người con gái anh yêu.
Hạnh thấy chua chát quá! Khi cái mộng ước hiện tại của chồng mình không biết bằng cách nào lại trùng khớp với giấc mơ năm xưa của cả hai đứa đến như thế. Phùng nói mà như không cần suy nghĩ, hoặc không cần nhớ gì nữa.
Ừ thì buông tay, đành vậy thôi chứ biết làm sao! Khi trái tim một người đã không dành cho mình nữa thì níu kéo cũng chỉ vô ích.
Ngờ đâu rằng hôn nhân bắt nguồn từ tình yêu, trải qua biết bao giông bão, nắm tay nhau đi đến được bình yên, đủ đầy lại vẫn có ngày tan vỡ như thế này. Hạnh bỗng chốc như hóa điên hóa dại, ngồi hồi tưởng về những ngọt ngào trong buổi gặp đầu tiên của 10 năm về trước... Thanh xuân ấy, cô đã dành trọn cho anh, để rồi cuối cùng điều nhận lại được lại là một tờ đơn ly hôn.
Theo Afamily
Ai cũng nói tôi ngu dại khi dành 3 năm thanh xuân để lay động trái tim anh Yêu ai cũng được, nhưng đừng yêu người đàn ông đã có gia đình. Cưới ai cũng được, nhưng đừng cưới người đàn ông đã qua một đời vợ. Vậy, người đàn ông đã qua một đời vợ có thực sự như rác rưởi, chỉ đáng bỏ đi như thế? Tôi không bênh rằng đàn ông đã qua một đời vợ thì sẽ...