Phụ nữ Bình Liêu giới thiệu văn hóa cộng đồng đến với du khách
Những người phụ nữ vùng cao ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, nông nghiệp mà còn biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển các loại hình du lịch độc đáo.
Huyện Bình Liêu có hơn 96% là đồng bào dân tộc thiểu số. Gần chục năm trước, đời sống kinh tế của bà con chủ yếu dựa vào trồng cấy, chăn nuôi và khai thác lâm sản. Từ năm 2015, du lịch Bình Liêu bắt đầu được biết đến nhưng do số lượng cơ sở lưu trú còn ít nên du khách thường chỉ có thể du lịch trong ngày, sau đó về nghỉ tại các địa phương lân cận.
Xuất phát từ nhu cầu của du khách về chỗ lưu trú, bà Lý Thị Hạnh (42 tuổi, bản Phạt Chỉ, xã Đồng Văn) đã mạnh dạn xây dựng mô hình homestay đầu tiên ở huyện Bình Liêu với kiến trúc nhà sàn độc đáo của đồng bào Dao cùng những hoạt động trải nghiệm như cấy lúa, bắt ốc ở khe suối, hái lá thuốc rừng làm nước tắm…
Bà Lý Thị Hạnh cho biết: “Trong quá trình xây dựng homestay, gia đình tôi cũng gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, kinh nghiệm làm homestay. Bản thân tôi cũng đã được tham gia các khóa học về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, lớp quản lý mô hình homestay do Ban Dân tộc tỉnh và trường Đại học Hạ Long tổ chức từ năm 2016 và đi học hỏi các địa phương. So với các công việc trước đây, kinh doanh homestay mang lại thu nhập khá ổn định, tạo việc làm cho 3 nhân công, cũng liên kết với các xóm làng để bán các nông sản của bà con”.
Với chi phí 20.000 đồng/lượt tham quan, du khách có thể trải nghiệm vườn cây ăn quả rộng nhiều ha của gia đình bà Nông Thị Chương ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu.
Du lịch Bình Liêu ngày càng phát triển đã tạo “bước ngoặt” cho phụ nữ vùng cao tham gia phát triển kinh tế gia đình từ lợi thế địa phương. Đã có nhiều đơn vị phối hợp với chính quyền và các đoàn thể mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn… trong đó, đối tượng học viên là phụ nữ dân tộc thiểu số được đặc biệt quan tâm.
Bà Lài Thị Hiền – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Liêu cho biết từ những lớp tập huấn này, có hơn 200 chị em tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch gắn với các yếu tố văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây: “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã giới thiệu được trên 200 hội viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghề liên quan đến các lĩnh vực, trong đó có du lịch. Đặc biệt, đối với các hộ có điều kiện mở homestay, chúng tôi đã hỗ trợ các hội viên để vay vốn tín chấp với ngân hàng chính sách xã hội huyện. Hiện nay các mô hình homestay mang lại một số kết quả rất tốt”.
Du khách muốn mua hoa quả tại vườn sẽ được tự tay hái và tính tiền mà không mất phí tham quan.
Xác định Bình Liêu là một địa phương có lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn, trường Đại học Hạ Long đã thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và phối hợp với UBND huyện Bình Liêu tổ chức các lớp hướng dẫn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho người dân địa phương.
Video đang HOT
Tham dự lớp học, bà Trần Khánh Phượng (49 tuổi, thôn Cốc Lồng, xã Lục Hồn) chia sẻ: “Qua lớp học này, tôi được học những kinh nghiệm pha chế mà thầy cô hướng dẫn nên đã biết cách chế biến các loại quả cam, trám xanh, trám đen… thành nước uống và những loại rượu nhẹ để khách du lịch ở mọi nơi đến đây được thưởng thức”.
Bà Trần Khánh Phượng mong muốn được học thêm kinh nghiệm từ các mô hình du lịch sinh thái đã thành công, từ đó xây dựng một mô hình riêng mang đậm bản sắc văn hóa của người Tày.
Không chỉ lưu giữ được những nét văn hóa riêng như nghệ thuật diễn xướng Then của người Tày, hát Sán cổ của người Dao, Soóng cọ của người Sán Chỉ,… Bình Liêu còn nổi tiếng với phong cảnh biên giới, núi non hùng vĩ cùng những thửa ruộng bậc thang trải dài. Hòa trong cảnh sắc thiên nhiên đó là cuộc sống êm đềm, giản dị, đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Cuối thu, Bình Liêu là điểm đến thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, check-in tại đồi cỏ lau, trải nghiệm Hội Mùa vàng, ngắm rừng hoa sở cùng vẻ đẹp tự nhiên mà hùng vĩ của các danh thắng như bãi Đá thần, núi Cao Xiêm, thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc… Bình Liêu là địa phương có sẵn những lợi thế khác biệt, thu hút du khách bốn phương tới khám phá mảnh đất và con người nơi đây./.
Bốn mùa hoa ở vùng đất "sống lưng khủng long"
"Sống lưng khủng long" ở Bình Liêu là điểm check in lý tưởng của nhiều du khách. Bốn mùa nơi đây đều có một điểm lý thú riêng.
Từ cột mốc 1302, chạy tiếp 9 km nữa sẽ đến "Sống lưng khủng long" Bình Liêu. Nơi đây được đặt tên như vậy là nhờ sự độc đáo của những con đường mòn trên đỉnh núi, nối các điểm mốc với nhau, tạo thành gạch nối như sống lưng của con khủng long thời tiền sử.
Cung đường "Sống lưng khủng long" Bình Liêu không quá lắt léo nhưng có độ dài, độ dốc cũng như độ cao. Hai bên đường là những ngọn đồi, núi trập trùng với một màu xanh bạt ngàn của cây cối tạo cho nơi đây vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Nhiều du khách còn ví von sống lưng khủng long này như "Vạn lý trường thành" Việt Nam.
Chinh phục "sống lưng khủng long" trong mây mờ
Trước đây, con đường mòn trên đỉnh núi hoang sơ này bằng đất, nhỏ hẹp, khúc khuỷu, vô cùng nguy hiểm. Hiện con đường đã được xây dựng lại để thuận tiện hơn cho việc di chuyển, với khoảng 2.000 bậc thang cho đoạn đường chừng 2km. Chinh phục thành công cung đường này, du khách sẽ đến Cột mốc 1305 - cột mốc cao nhất ở tỉnh Quảng Ninh.
Bốn mùa ở Bình Liêu đều có sức hấp dẫn riêng với du khách.
Mùa xuân, hoa nở khắp núi rừng, du khách sẽ được đắm chìm trong các cung đường xanh mướt của cỏ cây. Cùng đó, họ còn có dịp tham gia các lễ hội đặc sắc như lễ hội đình Lục Nà, hội hát Soóng Cọ giao duyên, ngày "kiêng gió"... hay ngắm phong hương lá đỏ.
Sống lưng khủng long xanh mùa hạ
Mùa hè có thác nước cuồn cuộn trong khi ruộng bậc thang mướt mắt, đây là lúc những thửa ruộng bậc thang vàng ngọt như những tấm thảm.
Mùa thu, những đồng cỏ lau dọc hai bên đường lên cột mốc cùng trổ bông thu hút rất đông du khách. Bạt ngàn sắc trắng của cánh đồng cỏ lau, đẹp mộng mị như ở xứ thần tiên.
Mùa thu với triệu bông lau trắng
Khi trời vào thu cũng là lúc hoa lau nở, trở thành điểm nhấn, nét đặc trưng không thể bỏ qua của bất kỳ ai yêu thích du lịch. Những đồi lau trắng nở bạt ngàn đầy thơ mộng đung đưa trong ánh nắng thu hút hàng vạn du khách đến chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn cảnh núi non hùng vĩ nơi biên ải.
Hoa lau biên giới chỉ nở trong khoảng 1 tháng, bắt đầu từ khoảng đầu tháng 10 và kéo dài đến khoảng giữa tháng 11 hàng năm. Đây là cơ hội duy nhất trong năm để bạn có thể chụp được những bức ảnh siêu lãng mạn.
Những bông hoa đỏ được bao bởi "hoa đá", long lanh và lạnh buốt
Vào mùa đông, nơi đây chiêu đãi du khách rừng "hoa đá", mọi thứ được bao bọc bởi một lớp đá trong suốt, long lanh và lạnh buốt.
Cuối năm cũng là mùa thu hoạch và dịp lễ hội hoa sở, lễ mừng cơm mới.
Được du khách mệnh danh là Sapa hay Đà Lạt của Quảng Ninh quả không sai, nơi đây không khí trong lành, mùa hè mà nhiệt độ trung bình ngày đêm chỉ từ 22 đến 26 độ, buổi chiều tối cảm giác se lạnh như mùa thu.
Thí sinh tham dự cuộc thi trang phục dân tộc đẹp nhất tại Bình Liêu
Đến Bình Liêu ngoài phong cảnh và thời tiết dễ chịu, không khí trong lành du khách còn được trải nghiệm các hoạt động như: cắm trại ngủ lều trên núi, tắm thác, leo núi, trải nghiệm văn hoá các dân tộc miền sơn cước...
Giải bóng đá nữ Bình Liêu, đặc sản du lịch nơi đây
Say đắm cung đường tuần tra biên giới Bình Liêu Bình Liêu không chỉ nổi tiếng với các sắc màu văn hóa như Lễ hội hoa sở, Phiên chợ tình Bình Liêu, các địa danh hấp dẫn như sống lưng khủng long hay núi Cao Xiêm cao nhất Quảng Ninh... mà còn mê hoặc du khách bằng những con đường tuần tra biên giới đẹp hư ảo như những thước phim... Là huyện...