Phụ nữ bị mua bán người có thể còn bị… phạt tiền
Tội phạm mua bán người tại Việt Nam ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp; trong khi đó, chính sách pháp luật hỗ trợ, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí gây cho nạn nhân cảm giác sợ hãi, bị kỳ thị.
Tại Hội thảo rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, diễn ra sáng nay 11/9, đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, cho biết: Xu hướng chung của các loại tội phạm hình sự, tội phạm mua bán người tại nước ta diễn biến phức tạp, rất nghiêm trọng và phương thức thủ đoàn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Trung bình hàng năm, toàn quốc phát hiện khoảng 400 vụ án mua bán người. 90% nạn nhân các vụ mua bán người là phụ nữ, trẻ em gái.
Ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết: Hiện nay còn một số bất cập trong chính sách, pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân. Cụ thể, pháp luật vẫn chưa quy định việc loại trừ trách nhiệm hành chính cho nạn nhân.
Vì vậy mới xảy ra tình trạng trớ trêu là phụ nữ đã là nạn nhân của tội phạm mua bán người, họ có thể còn bị phạt tiền vì hành vi bán dâm, xuất nhập cảnh trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất nhập cảnh. Theo ông Lê Đức Hiền, chính điều này có thể làm tổn hại đến quá trình hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân, gây cho họ cảm giác sợ hãi và bị kỳ thị.
Video đang HOT
Hoạt động tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
Bên cạnh đó, tại Điều 6, Luật Phòng chống mua bán người quy định nạn nhân có quyền đòi bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần; tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kẻ phạm tội không có khả năng bồi thường, trong khi pháp luật chưa có quy định về các biện pháp khắc phục. Ông Hiền nêu ví dụ, ở một số nước đã thành lập quỹ hộ trợ những nạn nhân bị mua bán; nguồn thu của quỹ này từ tài sản của đối tượng phạm tội bị tịch thu.
Ngoài ra, mặc dù pháp luật quy định nạn nhân bao gồm cả những người bị mua bán trong nước và nam giới, tuy nhiên trong thực tế hiện đang thiếu dịch vụ hỗ trợ cho cả 2 đối tượng này, đặc biệt là nam giới. Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Hiền, một phần là do pháp luật còn thiếu quy định cụ thể về những loại đối tượng được hỗ trợ, bao gồm những nạn nhân tự trở về nhạn nhân ở địa phương khác, nạn nhân là nam giới, nạn nhân bị mua bán trong nước… nên chính quyền địa phương khó khăn trong việc hỗ trợ cho các đối tượng nạn nhân khác nhau.
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền về phòng chống mua bán người tại các vùng dân tộc thiểu số
Để khắc phục những hạn chế trong cơ chế, chính sách tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, theo ông Lê Đức Hiền, cần sửa đổi Nghị dịnh xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội năm 2005 theo hướng miễn trừ trách nhiệm hành chính cho nạn nhân bị mua bán trong một số trường hợp như bán dâm, xuất nhập cảnh trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất nhập cảnh để tránh cho họ cảm giác sợ hãi và bị kỳ thị, qua đó hỗ trợ tốt hơn việc tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân.
Đồng thời bổ sung vào nghị định quy định về từng dạng đối tượng được hỗ trợ và dịch vụ hỗ trợ với từng đối tượng nạn nhân, bao gồm những nạn nhân tự trở về, nạn nhân ở địa phương khác, nạn nhân là nam giới, để tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền các địa phương trong việc hỗ trợ các đối tượng khác nhau….
PVH
Theo phunuvietnam
Công tác quản lý lực lượng phòng, chống tội phạm còn sơ hở
Ngày 4.9, Ủy ban Tư pháp có cuộc họp toàn thể thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018.
Ông Nguyễn Văn Pha trình bày ý kiến ẢNH: LÊ HIỆP
Trình bày ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018, ông Nguyễn Văn Pha, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP), cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn một số hạn chế. "Đáng chú ý, đã có một số tội phạm xảy ra ngay trong chính cơ quan phòng, chống tội phạm, có sự tiếp tay hoặc tham gia của một số sĩ quan cấp cao trong lực lượng công an. Một số vụ việc liên quan tới sĩ quan công an, quân đội đã kéo dài nhiều năm nhưng đến nay mới xử lý được ", ông Pha nêu và cho rằng nguyên nhân chính là do công tác quản lý cán bộ trong lực lượng chức năng nói chung và lực lượng phòng, chống tội phạm nói riêng vẫn còn sơ hở. Tổ chức bộ máy có nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến một số cán bộ, sĩ quan lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Từ đó, Phó chủ nhiệm UBTP kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan phòng chống tội phạm kiểm tra, thanh tra nội bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ của cơ quan bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh; kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các sai phạm tiêu cực, đặc biệt đối với người đứng đầu các cơ quan bảo vệ pháp luật trên tinh thần của Đảng là "không có vùng cấm, ngoại lệ, bất kể là ai".
Còn ông Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên UBTP, cho rằng những vụ như Vũ "nhôm", Út "trọc" hay vụ đánh bạc trên mạng cho thấy cần phải có cơ chế để kiểm soát, quản lý những hoạt động mang tính chất bình phong hay việc lực lượng vũ trang tham gia làm kinh tế. Ông Nghĩa đề nghị nếu như chưa có cơ chế để quản lý, kiểm soát những hoạt động này thì cần phải suy nghĩ để đưa ra cơ chế thích hợp.
Trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018, thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, nhấn mạnh hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hình sự có dấu hiệu phức tạp trở lại, có sự đan xen, gắn kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường.
"Qua các vụ án lớn đã xử lý cho thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng, tạo ra các "nhóm lợi ích", hoặc móc ngoặc giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo "sân sau", "công ty gia đình", dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu cho các dự án, thâu tóm đất công; cho vay sai nguyên tắc, thế chấp vòng vo, rút tiền của nhà nước, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng", ông Vương nêu.
Đánh giá về báo cáo của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Pha cũng nhận định, một số cá nhân, doanh nghiệp đã móc ngoặc với cán bộ có chức vụ, quyền hạn tại một số địa phương để tạo nhóm lợi ích hoặc lợi dụng công tác nghiệp vụ để tạo các tổ chức bình phong nhằm tạo ảnh hưởng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại rất lớn cho nhà nước, ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý nhà nước tại địa phương, sự lành mạnh trong môi trường kinh doanh. "Bên cạnh đó, tình trạng mua bán, chuyển nhượng tài sản công, nhất là đất đai với giá rẻ cho tư nhân không thông qua bán đấu giá, không đúng thẩm quyền xảy ra tại một số địa phương, nhất là một số tỉnh, thành phố lớn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thất thoát lớn cho tài sản, đất đai của nhà nước", ông Pha nêu và kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kiểm tra toàn diện tình hình mua bán, chuyển nhượng tài sản công, nhất là đất công, đất đai trên địa bàn cả nước, xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm, thu hồi tài sản, đất đai bị thất thoát.
Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên UBTP, đặt vấn đề: Trong các nguyên nhân mà báo cáo của Chính phủ đề cập không thấy nhắc tới nguyên nhân từ nội bộ, công tác quản lý nhà nước, quản lý của người đứng đầu. Ông Kim cho rằng cần phải đi từ nguyên nhân gốc rễ này để có hướng khắc phục, làm kỹ công tác quản lý cán bộ.
Theo TNO
Bắc Ninh: Yêu cầu các huyện, thị phải ra soát về vi phạm đất đai Trước diễn biến vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng phức tạp trên địa bàn các huyện Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình, thị xã Từ Sơn và TP. Bắc Ninh, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản yêu cầu các huyện rà soát ngay tình trạng vi phạm để kịp thời xử lý. UBND tỉnh...