Phụ nữ bị đánh đập: Giữ “hình ảnh”để làm gì?
“Số phụ nữ bị bạo lực nhiều lên vì họ sợ hãi không dám lên tiếng do sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bị quấy rối nhiều hơn nữa”, Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bày tỏ.
Phụ nữ bị bạo lực nhưng vẫn muốn giữ hình ảnh “gia đình hạnh phúc”
Trong thời gian từ 15/11-15/12, một số bộ ngành đang kêu gọi bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam nhưng vẫn không ít chị em phụ nữ bị đàn ông ức hiếp, đánh đập, xâm hại thể xác và tinh thần.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam, 34% phụ nữ đã từng kết hôn bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục và mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái.
Quá nhiều người sợ bị kỳ thị
Chia sẻ với phóng viên về hình ảnh phụ nữ bị bạo lực ở Việt Nam, bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) bày tỏ: “Số phụ nữ bị bạo lực nhiều lên vì họ sợ hãi không dám lên tiếng do sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bị quấy rối nhiều hơn nữa”.
Bà Shoko Ishikawa cho biết, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một vấn đề toàn cầu và là một trong những vi phạm về nhân quyền dai dẳng hiện chưa được giải quyết trên toàn thế giới. Trên toàn cầu, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người là đối tượng bị đàn ông lạm dụng (thông thường lại chính là người thân của nạn nhân – có thể là cha, chồng, bạn trai, chú bác, quản lý, sếp hay đồng nghiệp tại nơi làm việc…)
Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình Đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, 58% phụ nữ đã từng kết hôn từng trải qua ít nhất một lần bạo lực về thể chất, tình dục và tinh thần từ người thân tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, 87% nạn nhân không tìm đến sự giúp đỡ do việc thiếu các dịch vụ có sẵn.
Đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ phân tích, nhiều người bị đánh đập nhưng sợ hãi không dám lên tiếng do sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bị quấy rối nhiều hơn nữa. Thông thường trong các trường hợp bị bạo lực, người phụ nữ không dám nói hoặc không dám tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý. Họ phải cố giữ hình ảnh “gia đình hạnh phúc” trong mắt mọi người, và phải hy sinh quyền và nhân phẩm của chính bản thân mình.
“Giữ hình ảnh “gia đình hạnh phúc” để làm gì? Điều này không phải là hạnh phúc thật sự của người phụ nữ và chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ này”, bà Shoko Ishikawa nói.
Video đang HOT
Phụ nữ không được an toàn nơi công cộng
Cũng theo bà Shoko Ishikawa, có một thực tế là, hiện nay có rất nhiều phụ nữ trẻ và chưa kết hôn cũng là đối tượng bị bạo lực tình dục và quấy rối tình dục. Tại Hà Nội và TP.HCM có tới 87% phụ nữ tham gia phỏng vấn cho biết họ đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
“Như vậy, phụ nữ và trẻ em gái không được an toàn tại nhà, nơi công cộng và cả nơi làm việc”, Trưởng đại diện UN Women cho hay.
Theo bà Shoko Ishikawa, để giảm số vụ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo hành trong gia đình và nơi công cộng, nên cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nạn nhân bị bạo lực. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để nạn nhân bị bạo lực không cảm thấy xấu hổ hoặc phải chịu áp lực mà phải giữ im lặng hoặc không dám nói ra.
Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng đề xuất tăng cường khuôn khổ pháp lý nhằm hình sự hóa tất cả các dạng bạo lực đối với phụ nữ và bảo đảm nạn nhân có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cần thiết bao gồm trợ giúp pháp lý miễn phí, chăm sóc y tế và tâm lý, nơi lánh nạn, hỗ trợ tư vấn…
Ngoài ra, nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến giới gắn với những vai trò giới truyền thống trong gia đình, ngoài xã hội, và những người đứng đầu cộng đồng; phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai…
“Chúng ta thường nhìn nhận bạo lực giới là ‘vấn đề của người phụ nữ’, nhưng tôi muốn nói rằng đó cũng là “vấn đề của nam giới”. Những người đàn ông chịu trách nhiệm cho hầu hết các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”, bà Shoko Ishikawa nhấn mạnh.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Phạt xe không chính chủ: Nói dối xe mượn khó "né" phạt
Lực lượng công an sẽ không mất quá nhiều thời gian để làm rõ, chiếc xe máy là xe đi mượn hay xe chưa được sang tên đổi chủ.
Lực lượng công an sẽ không mất nhiều thời gian để làm rõ, chiếc xe máy là xe đi mượn hay xe chưa được sang tên đổi chủ. (Ảnh minh họa)
Bắt đầu từ năm 2017, chủ xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐCP.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) về các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, xử lý lỗi không làm thủ tục sang tên xe.
Thưa Thiếu tướng, việc đăng ký sang tên, đổi chủ cho xe máy, xe mô tô trước và sau ngày 31.12.2016 có gì khác nhau?
- Thiếu tướng Trần Thế Quân: Quy định xử phạt với những chủ sở hữu cố tình không sang tên, đổi chủ khi mua bán xe máy, xe mô tô đã có từ lâu nhưng chưa thực hiện vì phải điều chỉnh.
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 15/2014/TT-BCA, trong đó, tại điều 24 quy định, giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người. Ví dụ, xe đã qua mua bán nhiều lần nhưng không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, không tìm chủ gốc...
Đây là quy định nhằm tạo điều kiện cho người dân thực hiện việc sang tên đổi chủ cho xe đã qua nhiều chủ. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đến ngày 31.12.2016.
Vì vậy, những trường hợp xe chuyển sở hữu qua nhiều người nhưng không đăng ký sang tên trước ngày 31.12.2016 mà để sang năm 2017 mới đăng ký sẽ bị xử phạt lỗi không sang tên.
Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an.
Theo Thiếu tướng, lực lượng công an có gặp khó khăn trong việc xử lý các trường hợp xe chưa sang tên, đổi chủ nhưng "né" xử phạt bằng lý do xe đi mượn?
Lực lượng công an sẽ không gặp quá nhiều khó khăn để xác minh chiếc xe người điều khiển đang sử dụng là xe đi mượn hay chính họ là chủ phương tiện nhưng lại chưa sang tên xe.
Tôi lấy ví dụ, anh A mua xe của anh B nhưng không đăng ký sang tên xe. Đến khi bị cảnh sát kiểm tra thì nói dối rằng, mượn xe của anh B hay anh B là người thân trong gia đình nên mượn đi.
Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cộng với hệ thống quản lý phương tiện, nhân khẩu ngày càng hiện đại, lượng công an sẽ không mất quá nhiều thời gian để xác minh anh B là ai, có mối quan hệ gia đình với anh A không?
Việc sang tên, đổi chủ phương tiện giúp ích gì cho người dân và cơ quan quản lý?
Thực tiễn cho thấy việc sang tên đổi chủ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người dân và các cơ quan quản lý.
Về cơ quan quản lý, việc đăng ký chính chủ sẽ giúp ích rất nhiều cho lực lượng công an trong quá trình điều tra các vụ mất trộm phương tiện, tai nạn giao thông, hoặc tranh chấp tài sản...
Hơn nữa, việc đăng ký xe chính chủ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí của chủ phương tiện như sau này chỉ cần đăng ký qua mạng, chuyển khoản để mua vé, phí đường bộ, hay áp dụng việc xử phạt nguội cũng rất dễ dàng...
Đối với người dân, việc sang tên đổi chủ giúp chủ phương tiện xác lập quyền sở hữu hợp pháp, tránh những trường hợp tranh chấp không đáng có... hoặc khi phương tiện lỡ may bị mất trộm nhưng sau đó cơ quan chức năng tìm lại được, khi đó nếu chiếc xe đã được sang tên chính chủ, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn trong việc bàn giao lại cho chủ nhân thực sự của chiếc xe.
Trong thực tế, nhiều trường hợp mất xe máy hàng chục năm nhưng sau đó lực lượng công an tìm thấy và nhanh chóng trao trả lại cho chủ xe vì chiếc xe có nguồn gốc rõ ràng, đăng ký chính chủ.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Sập cần cẩu ở Nghệ An: Công trình bị hủy hồ sơ cách vụ tai nạn 4 ngày Mặc dù UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định hủy các văn bản sai liên quan đến công trình và dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư vẫn thi công. Hiện trường vụ tai nạn sập cần cẩu khiến nam học sinh tử vong Liên quan đến vụ việc sập cần cẩu khiến 1 học sinh...