Phụ nữ Afghanistan chìm trong sợ hãi
Sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát Kabul, những người phụ nữ Afghanistan chìm vào nỗi sợ hãi cho tương lai của bản thân và lo ngại đất nước lại nhuốm màu đau thương.
Aisha Khurram đã trải qua đêm đầu tiên không ngủ dưới sự trở lại của Taliban. Âm thanh của tiếng súng và máy bay sơ tán phá vỡ bầu không khí im lặng, khi cô nói về ngày “làm tan nát tâm hồn và tinh thần của chúng tôi”.
Chia sẻ với báo chí trên Twitter hôm 16/8, sau khi các chiến binh Taliban tràn vào Kabul và nơi cô sinh sống, Aisha Khurram cho biết: “Nó giống như ngày tận thế đối với cả nước, khi chứng kiến mọi thứ sụp đổ trong nháy mắt”.
Aisha Khurram cho rằng Taliban trở lại nắm quyền là “cơn ác mộng đối với phụ nữ có học thức”. Ảnh: AFP.
Khurram, 22 tuổi, từng làm đại biểu thanh niên tại Liên Hợp Quốc, chỉ còn vài tháng nữa là cô tốt nghiệp Đại học Kabul.
Thế nhưng, cô và các nữ sinh khác sẽ phải đối diện với một tương lai mờ mịt.
“ Thế giới và các nhà lãnh đạo Afghanistan đã khiến thế hệ trẻ của Afghanistan thất vọng theo cách tồi tệ nhất. Đây là một cơn ác mộng đối với những phụ nữ có học thức, những người đã hình dung viễn cảnh tươi sáng hơn cho chính họ và thế hệ mai sau”, Khurram chia sẻ.
Lịch sử đen tối lặp lại
Trước khi giành quyền kiểm soát Kabul, các thủ lĩnh Taliban đã cố gắng thể hiện bộ mặt ôn hòa so với lần cuối họ cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến 2001.
Nhưng phụ nữ vẫn phải vật lộn để có được sự tự do trong phạm vi cho phép.
Theo luật Sharia hà khắc mà Taliban đã áp dụng trong quá khứ, phụ nữ không được đi làm và trẻ em gái không được đi học.
Phụ nữ bắt buộc phải che kín mặt ở nơi công cộng và không thể rời khỏi nhà mà không có nam giới đi cùng.
Phụ nữ bắt buộc phải che kín mặt và không thể ra khỏi nhà một mình. Ảnh: AFP.
Họ thực hiện các cuộc hành quyết và trừng phạt – chẳng hạn ném đá vì tội ngoại tình – ở nơi công cộng như quảng trường và sân vận động thành phố.
Việc Taliban bị lật đổ vào năm 2001 không đánh dấu sự kết thúc của sự bất công với phụ nữ. Phụ nữ thường bị gạt ra ngoài lề xã hội, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, các thành phố đã đạt được nhiều tiến bộ khi phụ nữ được đi học đại học, tham gia làm việc ở các vị trí đầy quyền lực trong truyền thông, chính trị, tư pháp và thậm chí cả lực lượng an ninh.
Phụ nữ đồng loạt lên tiếng
Trong 24 giờ qua, những người phụ nữ nổi tiếng ở Kabul đã lên mạng xã hội để bày tỏ nỗi đau của họ đối với cả đất nước và cuộc sống sau khi Taliban trở lại kiểm soát.
Fawzia Koofi, một nhà hoạt động nhân quyền và chính trị gia, đồng thời là cựu phó diễn giả quốc hội của Afghanistan, viết: “Tôi bắt đầu một ngày của mình bằng việc nhìn những con phố trống trải của Kabul và cuộc sống kinh hoàng của người dân”.
Muska Dastageer, nữ giảng viên tại Đại học Mỹ ở Afghanistan, nói rằng: “Nỗi sợ hãi luôn chực chờ trong lồng ngực tôi như báo hiệu điềm xấu sắp tới”.
Trên Twitter của Rada Akbar, nữ nhiếp ảnh gia 33 tuổi, chia sẻ tràn ngập những nỗi đau: “Afghanistan thân yêu của tôi đã sụp đổ ngay trước mắt”.
Cô đã bình luận đau đớn về một bức ảnh hiện lan truyền chụp một người đàn ông đang sơn đè lên những bức ảnh cô dâu mỉm cười trước tiệm làm tóc.
Akbar nổi tiếng với những bức chân dung tự họa nổi bật, vừa là lời tuyên ngôn của một phụ nữ độc lập, vừa là di sản của cô.
Đầu năm nay, buổi triển lãm của cô bị buộc phải tổ chức trực tuyến sau khi cô nhận được vô số lời đe dọa vì tác phẩm của mình trưng bày một số nữ nhân vật quyền lực của quốc gia.
Vào sáng 16/8, nỗi sợ hãi của cô đã được viết thành lời.
“Tôi muốn trở nên vô hình và ẩn mình khỏi thế giới này”, cô viết trên Twitter.
Rada Akbar đã chia sẻ rất nhiều cảm xúc đau thương của mình với đất nước trên Twitter. Ảnh : AFP.
Hai ngày trước khi Taliban tràn vào Kabul, cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc cho biết 80% trong số gần 1/4 triệu người Afghanistan chạy trốn từ cuối tháng 5 là phụ nữ và trẻ em.
Hôm 14/8, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết quyền của trẻ em gái và phụ nữ Afghanistan đang bị “xé toang” ở các khu vực mà Taliban đã chiếm giữ.
Sahraa Karimi, một trong những nữ đạo diễn nổi tiếng ở Afghanistan, cho biết cô không có kế hoạch rời đi.
Trong đoạn video được đăng trên Twitter, cô nói: “Tôi sẽ không từ bỏ đất nước của mình cho đến giây phút cuối cùng”.
“Có lẽ, nhiều người sẽ nghĩ đây là sự ngu ngốc. Nhưng những kẻ ngu ngốc chính là những kẻ đã tàn phá quê hương chúng tôi. Sự ngu ngốc cũng cách mà thế giới đã quay lưng lại với chúng tôi”, cô nhấn mạnh.
Taliban chiếm Kabul, chính phủ Afghanistan sụp đổ .Lực lượng Taliban đã tiến vào Kabul hôm 15/8. Lầu Năm Góc cho biết 6.000 lính Mỹ sẽ triển khai tới sân bay để hoàn tất việc sơ tán nhân viên Mỹ.
Đại sứ Nga sẽ gặp lực lượng Taliban tại Kabul
Đại sứ Nga tại Afghanistan sẽ gặp gỡ các chiến binh Taliban ở thủ đô Kabul vào ngày 16/8 (theo giờ địa phương) sau khi lực lượng này giành quyền kiểm soát đất nước.
Đặc phái viên Nga tại Afghanistan Zamir Kabulov. Ảnh: Reuters
"Đại sứ của chúng tôi đang liên lạc với lãnh đạo Taliban. Ngày mai, Đại sứ sẽ gặp điều phối viên an ninh của Taliban", hãng tin AFP dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Nga, Zamir Kabulov, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Ekho Moskvy hôm nay.
Ông Kabulov cũng nói rằng Moskva sẽ quyết định công nhận chính quyền mới của Taliban dựa trên "cách hành xử của họ".
"Chúng tôi sẽ cẩn trọng xem họ điều hành đất nước một cách có trách nhiệm ra sao trong thời gian tới. Dựa trên kết quả đó, giới lãnh đạo Nga sẽ đưa ra kết luận cần thiết", ông Kabulov nói.
Quan chức cũng tiết lộ các cuộc gặp gỡ giữa Đại sứ Dmitry Zhirnov và Taliban sẽ tập trung vào việc lực lượng này có kế hoạch cung cấp an ninh cho Đại sứ quán Nga ở thủ đô Afghanistan như thế nào.
Hôm 15/8, khi Taliban hoàn thành tiếp quản Afghanistan, ông Kabulov cho biết Nga không có kế hoạch sơ tán Đại sứ quán. Tuy nhiên, quan chức này hôm nay cho biết Nga sẽ sơ tán "một phần" nhân viên ngoại giao của mình.
Afghanistan dưới thời Taliban cầm quyền sẽ ra sao Liệu cuộc sống dưới sự cầm quyền của Taliban có giống như trước đây không khi Afghanistan đã là một xã hội dân sự trong 2 thập kỷ qua. Phụ nữ đảm nhận các vị trí công ở khắp nơi; điện thoại di động và truyền thông xã hội đang rất phổ biến. Các tay súng Taliban đứng gác trước Văn phòng Thống...