Phụ nữ 3 con tố đường vào “động lầu xanh” đất khách (Kỳ 1)
Từ tháng 7/2010 đến nay, chị Phan Thị L (SN 1974), thường trú tại thôn 9, Thị trấn Ea kar, huyện Ea kar, tỉnh Đắc Lắc gửi đơn tố cáo đường dây buôn bán phụ nữ ra nước ngoài nhưng đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắc Lắc vẫn “lúng túng” khi thụ lý đơn.
Hứa ra Thủ đô làm việc…
Do hoàn cảnh khó khăn, năm 2001 chị Phan Thị L rời miền quê xã Nhân La, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên vào Đắc Lắc làm ăn. Tại vùng đất đỏ Tây nguyên này, may mắn được đồng hương đến đây làm ăn từ trước giúp đỡ nên chị L tạo dựng được căn nhà nhỏ và “nhập hộ tịch” tại thôn 9, thị trấn Ea kar, huyện Ea kar.
Chị Phan Thị L tố cáo đường dây buôn bán phụ nữ ra nước ngoài
Tháng 7/2008, một người đàn ông cùng thôn tên Tạ Phương Thông đến nhà chị L nói: “Chú thấy hoàn cảnh của cháu khó khăn, nếu cháu đồng ý chú sẽ giới thiệu ra Hà Nội làm nghề rửa chén cho một nhà hàng sang trọng với mức lương thử việc 3 tháng đầu là 800.000 đồng/tháng, nếu làm tốt chú sẽ nói ông chủ tăng lương lên 1 triệu đồng/tháng…”. Thấy có công ăn việc làm và mức lương ổn định tại đất Hà Thành, chị L vui mừng nhận lời.
Ngày hôm sau, ông Thông chở chị L đến nhà một người phụ nữ tên Nga tại Khối 4, thị trấn Ea kar để bàn kế hoạch, thời gian và phương tiện để lên đường đi Hà Nội. Thế nhưng, muốn đến làm thuê tại một nhà hàng sang trọng tại Thủ đô thì phải thông qua một “bà sếp” nữa tên Oanh ở xã Eak Mút, TP.Buôn Ma Thuột và khoảng 2 tiếng đồng hồ sau bà Oanh xuất hiện tại nhà bà Nga.
Sau khi bàn bạc, họ bảo chị L về nhà lấy quần áo đến nhà bà Oanh ngủ lại để sáng mai lên đường sớm. Sáng hôm sau (22/6/2008) bà Oanh và chị L lên xe đi Hà Nội. Nhưng khi đến Phủ Lý, bà Oanh bảo chị L xuống xe, sau đó tiếp tục mua vé xe khác về nhà bà Xuân tại xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Video đang HOT
Trong giấc ngủ mệt sau cuộc hành trình 2 ngày đi xe khách từ Đắc Lắc đến Nam Định, nằm trong phòng ngủ chị L nghe thấy bà Xuân trách bà Oanh là… “hàng xấu quá”, cao nhất chỉ 25 tuổi trở xuống thôi, còn “hàng” này đã “U 35″ lại đang cai sữa đứa con thứ 3 thì làm ăn cái nỗi gì?.
Sáng hôm sau, khi ăn sáng xong bà Oanh và bà Xuân nói rằng: Trong thời gian chờ đi Hà Nội, chị tạm thời làm nghề giặt ra, lau nhà… cho một khách sạn tại TP.Nam Định, nhưng chị L không đồng ý mà đòi ra Hà Nội làm việc như thỏa thuận.
Bà Xuân và bà Oanh đưa chị L đến một tiệm thẩm mỹ ở TP.Nam Định để “tân trang” lại nhan sắc bằng cách đánh bóng hai hàm răng, cắt và uốn tóc, mua thêm vài bộ váy lửng, đồng thời “huấn luyện” chị L cách trang điểm và nghệ thuật làm đẹp… Sau đó, bà Xuân nói với chị L là đi sang Trung Quốc làm việc, vừa nhàn thân lại nhanh giàu. Nếu không đồng ý, chị phải thanh toán toàn bộ chi phí tầu xe, ăn ở, mua sắm quần áo, son phấn và làm đẹp…
Lại đưa vào …” lầu xanh”
Do trong người không một đồng xu dính túi và rơi vào tình thế bắt buộc, chị L bị bà Xuân “áp tải” sang Trung Quốc, còn bà Oanh trở về Đắc Lắc. Khoảng 13h ngày 28/6/2008, chuyến xe “dù” đưa hai người từ TP.Nam Định đi Trung Quốc. Đến khoảng 10h hôm sau (29/8/2008), xe đến Lào Cai thì bà Xuân gọi xe ôm đưa chị L đến một bến đò và sang bên kia sông, sau đó thuê xe ôm đi tiếp đến cửa khẩu Hà Khẩu. Nhưng đến cửa khẩu thì bị Cảnh sát Trung Quốc không cho qua vì chị L không có giấy tờ tùy thân. Sau một hồi “nhỏ to” giữa bà Xuân với một viên cảnh sát Trung Quốc, cuối cùng, cả bà Xuân và chị L cũng được di chuyển sâu vào lãnh thổ của Trung Quốc.
Tiếp tục cuộc hành trình, đến khoảng 16h cùng ngày (29/8) hai người xuống xe tại một quán ăn của người Trung Quốc. Tại đây, bà Xuân liên lạc với một “tú bà” tại thị trấn Bông Xòe. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, một phụ nữ người Trung Quốc dáng to béo và hơi lùn xuất hiện bằng xe du lịch 4 chỗ đón bà Xuân và chị L đến một “động mại dâm” tại thị trấn Bông Xòe. Lúc này, chị Luyến mới biết mình bị bà Xuân bán cho “Tú bà” của một động mại dâm.
Mặc dù van xin, nhưng ngày ngày tại “động lầu xanh” trên đất khách chị L bị ép phục vụ khoảng 20 lượt khách làng chơi. Mỗi khi không thực hiện tốt “công nghệ tình dục” đã được “đào tạo” qua vài tiếng đồng hồ trên đĩa DVD, chị liền bị bọn mặt rô xử lý.
Chưa dừng lại ở đó, sau 5 ngày chịu cảnh tủi nhục, chị lại bị bà Xuân dụ dỗ bán đứa con trai 10 tuổi đang ở quê nhà tại Đắc Lắc. Thất vọng vì không mua được đứa con trai 10 tuổi của chị L, bà Xuân lên đường về Việt Nam, mặc cho số phận một con người sống trong cuồng loạn tại chốn “lầu xanh” trên đất khách quê người.
Theo PLVN
Đắc Lắc: Hé lộ đường dây xuất khẩu lao động trái phép sang Nga
Một nạn nhân trong đường dây này vừa trốn thoát từ Liên bang Nga trở về, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Nguyễn Thị Phú (trú tại xã Cư Ewi, huyện Cư Kuin).
Tuy nhiên, đây không phải nạn nhân duy nhất, bà Phú cũng chỉ là một mắt xích trong đường dây tổ chức xuất khẩu lao động (XKLĐ) trái phép quy mô lớn đang hoạt động tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Trốn như... tội phạm
Ngày 12.5, anh Huỳnh Anh Dũng (trú thôn 2, xã Hòa Thắng, TP.tt) gửi đơn đến Công an huyện Cư Kuin tố cáo bà Nguyễn Thị Phú. Theo trình bày của anh Dũng thì khoảng tháng 8.2010, bà Phú nói nếu muốn đi Nga làm việc với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng thì đưa cho bà 120 triệu đồng để làm thủ tục trọn gói. Ngày 7.9.2010, anh Dũng được bà Phú đưa ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh sang Nga.
Sau khi đến Mátxcơva, đoàn của anh Dũng được một số người đưa về Makhala - một thành phố ở miền nam nước Nga. Tại đây, họ được phân đến các công trường xây dựng dân dụng, chủ yếu là nhà ở tư nhân. Do không có giấy tờ hợp pháp nên những người lao động (NLĐ) như anh Dũng thường bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền. Cũng vì nhập cảnh trái phép nên số lao động này không được pháp luật bảo vệ, thường bị cướp bóc, quỵt tiền công v.v... Nhận thấy thu nhập và điều kiện sống không như mong muốn, anh Dũng đã bỏ trốn về nước vào ngày 29.10.2010.
Anh Huỳnh Anh Dũng (bên trái) mô tả cuộc sống khổ sở trong những ngày ở Nga.
Lần theo đơn tố cáo của anh Dũng, chúng tôi biết được có ít nhất 6 người ở Đắc Lắc đi XKLĐ chui thông qua bà Phú. Ông Phan Văn Bình (trú xã Cư Ewi) cho biết: "Vợ chồng tôi vay mượn khắp nơi, đưa cho bà Phú 60 triệu đồng để con trai là Phan Văn Hiên sang Nga "đổi đời". Cháu đi từ tháng 9.2010, mới gửi được khoảng 1.500USD về nhà, tôi trả lãi cho người ta gần hết. Rồi từ tháng 12.2010 đến nay cháu không gửi nữa, tôi hỏi thì cháu bảo tiền kiếm được hiện nay chỉ đủ nuôi sống bản thân thôi".
Vợ ông Bình là bà Nguyễn Thị Thanh liên lạc qua điện thoại, Phan Văn Hiên cho biết tình hình giống như mô tả trong đơn tố cáo của anh Dũng. "Trong hẻm thì đi bình thường, còn ra đường lớn là phải chạy để khỏi bị bắt, có khi chạy trốn suốt đêm không được ngủ..." - Hiên nói. Người cùng thôn với ông Bình là ông Nguyễn Đình Lành cho biết, con trai ông là Nguyễn Đình Thịnh đi sang Nga từ tháng 10.2010, đến nay chưa gửi về được đồng nào vì chi phí cao, không đủ việc làm.
Có đường dây "chăn dắt" lao động
Tường trình của anh Dũng cũng như những lao động còn ở Nga cho thấy, có một đường dây XKLĐ trái phép sang Nga mà bà Phú chỉ là một mắt xích. Sau khi nộp tiền cho bà Phú, NLĐ được đưa ra Nghệ An học bài phỏng vấn, rồi vào Đà Nẵng phỏng vấn trước khi xuất cảnh. Xuyên suốt quá trình này là sự có mặt của một phụ nữ tên là Nhung ở Nghệ An, người nhận tiền trực tiếp từ bà Phú. Tại Nga, những NLĐ này được một người đàn ông tên là Xuân (chồng Nhung) tổ chức cư trú và làm việc bất hợp pháp. Anh Dũng cho biết, hiện ông Xuân đang quản thúc khoảng 300 lao động Việt Nam đi theo diện này.
Hằng tháng, ông Xuân thu nhiều khoản tiền của NLĐ, trong đó có 20% chi phí tìm việc, tiền "lo lót cảnh sát", tiền môi giới v.v... Nếu NLĐ bị bắt, ông Xuân đến nộp phạt, nhưng sau đó lại trừ vào tiền công của họ, khiến nhiều người phải làm việc không công để trừ nợ. Nếu có tiền gửi về nhà, họ phải thông qua đường dây này và chịu một khoản phí, những người như bà Phú đưa tiền đến cho gia đình họ. Để đối phó với nguy cơ bị tố cáo, trước khi NLĐ lên máy bay, đường dây này thu lại giấy nhận tiền để tiêu hủy. Sở dĩ anh Dũng còn giữ được bằng chứng là do anh biết được nếu làm thủ tục trực tiếp với bà Nhung thì chỉ mất 38 triệu đồng/người.
Làm việc với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Phú thừa nhận có tham gia đường dây XKLĐ trái phép nói trên, nhưng bà cho rằng có sự thỏa thuận với người lao động chứ không phải lừa đảo. "Tôi đã nói trước với họ là chỉ đi bằng visa du lịch, sang Nga làm ngoài, có điều là mình không sợ bị bắt vì đã có người của đường dây ở bên đó lo rồi". Dù NLĐ có tự nguyện hay không, sự việc có yếu tố lừa đảo hay không thì việc tổ chức XKLĐ trái phép sang Nga bằng con đường du lịch cũng cần được xử lý theo pháp luật.
Theo Lao Động
Vừa ra tù lại trộm xe của đồng nghiệp Từng bị tù 7 năm vì phạm tội "cướp tài sản" tại TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), Lê Hoàng Anh Sang sa chân vào cuộc đỏ đen và nảy ra ý định trộm xe bạn đồng nghiệp để lấy tiền "nướng" vào cờ bạc. Ngày 10/3, Công an phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng cho biết, vừa bắt...