Phù Ninh (Phú Thọ): Nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục về ATGT
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.
Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp giáo dục; công tác quản lý; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật; phát triển mạng lưới trường, lớp hợp lý.
Hiện ngành GD&ĐT huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngành đã chủ động xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian. Đồng thời, các trường tạo điều kiện cho các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn trong mỗi môn học trong đó chú trọng đến giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.
Trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục huyện Phù Ninh còn rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn giao thông học đường.
Ngay từ đầu năm học, ngành đã bám sát kế hoạch triển khai công tác an toàn giao thông của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban An toàn giao thông tỉnh Phú Thọ và có công văn chỉ đạo, hướng dẫn đến các trường để triển khai thực hiện.
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: phát thanh, tờ rơi, hoạt động ngoại khóa về văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao; tổ chức ký cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông giữa nhà trường, gia đình và học sinh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Thanh- CVP Ban ATGT tỉnh; ông Phùng Quốc Lập- Phó GĐ Sở GD&ĐT Phú Thọ; ông Hà Ngọc Yến – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phù Ninh (hình ảnh từ trái qua phải) đến dự buổi ngoại khóa về tìm hiểu pháp luật ATGT
Năm học 2019-2020, ngành phối hợp với công an huyện Phù Ninh ban hành kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục về an toàn giao thông đến tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn toàn huyện, đồng thời tổ chức các buổi ngoại khóa, tìm hiểu giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn ngành về luật an toàn giao thông góp phần nâng cao nhận thức và chấp hành tốt luật giao thông.
Mặt khác, ngành còn phối hợp với công ty Honda Bình Minh trao mũ bảo hiểm cho 2.445 học sinh lớp 1 năm học 2019-2020, đạt tỷ lệ 100%. Có thể thấy, việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục về luật giao thông đường bộ trong trường học không chỉ nâng cao ý thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh mà còn góp phần xây dựng và hình thành văn hóa giao thông cho thế hệ trẻ ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Một năm học mới đã bắt đầu, với những giải pháp đồng bộ, tin rằng chất lượng giáo dục của huyện sẽ nâng cao, diện mạo của ngành sẽ từng bước đổi thay tích cực, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục huyện nhà.
Theo conglyxahoi
Nhà văn Võ Diệu Thanh: Thầy cô bây giờ dạy dỗ học trò không phải vì đạo đức mà vì "chất lượng"
Đoạn video ghi lại hình ảnh trong lớp 2/11 của trường tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP.HCM) không chỉ khiến các bậc phụ huynh bức xúc mà chính các nhà giáo cũng cảm thấy đau lòng.
Từ trải nghiệm công việc nhà giáo, nhà văn Võ Diệu Thanh cho rằng, cách đánh giá và quản lý giáo dục hiện nay đã khiến việc dạy học trở nên hình thức. Trong khi đó, sự thấu hiểu và lắng nghe học sinh dễ hóa giải những mầm mống tiêu cực lại ngày càng ít đi.
Thưa cô, với tâm thế của một nhà văn, nhà giáo và cũng là người mẹ, cô có cảm xúc gì khi xem những hình ảnh bạo hành học sinh tại TP.HCM vừa bị phát hiện?
Không hẳn đến mức bạo lực mới khiến tôi đau lòng, mà ngay cả chuyện giáo viên lơ là với học sinh trong những việc rất nhỏ cũng dấy lên một nỗi lo ngại trong tôi. Vì từ lơ là sẽ xảy ra những hậu quả sau này.
Khi 2 đứa trẻ đánh nhau, người giáo viên ít khi hỏi thăm hoàn cảnh của các em mà chỉ chăm chăm xử lý các em bằng cách đánh phạt hay cô lập học sinh, cho nó ngồi một bàn riêng. Dần dần, điều đó sẽ trở thành mầm mống cho những việc tồi tệ. Mà kiểu giáo viên như vậy thì quá nhiều.
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tại TP.HCM khiến dư luận phẫn nộ vì bạo hành học sinh.
Họ đối đãi với giáo dục không còn tâm huyết nữa. Nhiều khi, họ bị đánh lừa bởi chính họ khi nghĩ rằng mua tập vở cho học trò, nói chuyện ngọt ngào với các em là tâm huyết, là việc làm đúng. Nhưng thật ra, tìm hiểu học trò, lắng nghe và hiểu các em đang muốn gì, cần gì thì mới là việc cần thiết nhất.
Liệu có phải cách trừng phạt học sinh của giáo viên thời nay có phần quá nặng nề so vói ngày xưa hay không?
Hình thức phạt bây giờ so với ngày xưa không phải là quá đáng mà là không có tâm. Ngày xưa phạt rất nặng nhưng là do thời điểm đó phải như vậy và tâm hồn của thầy cô rất trong sáng, phạt chỉ vì dạy học trò chứ không có thù hận. Còn bây giờ, đôi khi không cần phạt nặng nề nhưng đuổi học trò ra khỏi lớp đã thể hiện sự xa lánh học trò. Thầy cô bây giờ dạy dỗ học trò không phải vì đạo đức mà vì "chất lượng" học sinh.
Một đứa trẻ không thuộc bài, không phải vì nó không muốn thuộc bài. Chúng ta cũng từng đi học, đứa trẻ nào cũng muốn học giỏi nhưng có những đứa gặp khó khăn hơn những đứa khác. Như vậy, giữa chuyện nhớ hay không nhớ, đứa trẻ không được lựa chọn.
Giáo viên phải nhìn ra được điều đó và xem lại cách dạy của mình và chọn giải pháp khác. Khi mình đã quan tâm dạy dỗ thì những phụ huynh sẽ không bao giờ giận hờn. Còn nếu vì đứa trẻ không thuộc bài mà bắt nó đọc đi đọc lại 100 lần, 1000 lần thì sẽ trở thành một nỗi ám ảnh với học trò.
Những giáo viên tâm huyết trong việc lắng nghe, thấu hiểu học trò ngày càng ít đi, theo cô thì vì sao lại như thế?
Từ lãnh đạo, họ không đánh giá cao và chú trọng những người có tâm huyết. Họ chỉ đánh giá trên tiết dạy, giáo viên có "diễn giỏi" hay không, các báo cáo có "đẹp" hay không? Cứ răm rắp những báo cáo, sổ sách đó thì sẽ được đánh giá cao.
Có những giáo viên làm báo cáo rất dở nhưng họ tâm huyết với học trò lắm. Chỉ cần một em học sinh có biểu hiện thất thường là hôm đó giáo viên đã nắm bắt được. Họ sẽ tìm hiểu, lắng nghe các em.
Nhưng những giáo viên như vậy thì ít khi được đánh giá cao. Cứ đánh giá theo kiểu "án tại hồ sơ", mọi thứ đều thể hiệu qua số liệu báo cáo mà không chú trọng các kỹ năng mềm của giáo viên thì không phải là cách quản lý giáo dục tốt.
Nhà văn Võ Diệu Thanh đang là giáo viên của trường tiểu học B Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Vậy còn mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh thì sao. Có phải những áp lực bên ngoài cũng khiến giáo viên dần mất đi vị thế trong quá trình dạy học của mình?
Giáo viên thường ngại đụng chạm, nhưng nếu có tấm lòng thì mình hướng dẫn được cho phụ huynh cách dạy con thì họ sẽ biết ơn mình rất nhiều, không bao giờ giận mình. Bản thân tôi đã làm điều đó rất nhiều. Bất cứ phụ huynh nào tôi cũng có thể nói thẳng và họ cảm thấy rất xúc động vì cô giáo đã hiểu con của họ hơn cả bản thân họ. Muốn được như vậy phải có kinh nghiệm tìm hiểu học trò.
Đối với những phụ huynh bênh con là do bước đầu giáo viên làm mất niềm tin của họ. Chứ khi giáo viên đã xây dựng được niềm tin cho phụ huynh thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Với những khi phụ huynh bênh con là do hiểu lầm thì mình cũng nên nhẹ nhàng, để từ từ họ hiểu. Chứ đừng vì chuyện đó mà nghĩ rằng phụ huynh là kẻ thù của mình.
Những áp lực từ bên ngoài tác động đến mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh cũng có. Nhưng điều đó đòi hỏi người giáo viên không được sợ mà phải tự tin mình có đủ khả năng, đủ tình thương để hóa giải nỗi sợ.
Còn nếu mình không vượt qua được, lúc nào cùng run rẩy thì dần dần sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng rồi dẫn đến ghét học sinh, ghét phụ huynh. Từ đó, cách xử sự sẽ tầm bậy, chỉ cần cái liếc mắt hay một câu nói sẵng giọng thì học sinh cũng truyền về cho phụ huynh, cứ như thế thì niềm tin sẽ mất dần.
Cảm ơn cô đã chia sẻ!
Theo nguoiduatin
Mô hình trồng cây trên chậu tái chế Góp phần bảo vệ môi trường, năm học qua, Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1, TPHCM đã tổ chức cho học sinh trong toàn trường tái chế các bình nhựa để làm chậu trồng cây, đồng thời dạy các em trồng các chậu cây đặt quanh khu vực tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du. Sáng kiến trồng cây trong chậu tái chế...