Phủ nhận việc cảnh sát đánh người, bắt quỳ xin lỗi
Công an thành phố Thái Nguyên đã vào cuộc điều tra, xác minh và kết luận không có chuyện hai cảnh sát cơ động đánh, tát, túm cổ áo người vi phạm giao thông.
Đoạn clip được cho là CSCĐ đánh, bắt người vi phạm giao thông quỳ xuống đường. Ảnh cắt từ clip.
Loạt clip có tiêu đề “ Cơ động Thái Nguyên đánh người vi phạm giao thông và bắt quỳ xuống đường?” đang được cư dân trên nhiều diễn đàn và trang mạng xã hội truyền tay nhau một cách chóng mặt.
Clip được một thành viên đăng tải lên Youtube với chú thích: “Sáng ngày 07/4/2013, 2 đồng chí cảnh sát cơ động (CSCĐ) tỉnh Thái Nguyên xử lý 1 thanh niên đi xe gắn máy biển kiểm soát (BKS) 20-H1 066.05 vi phạm lỗi kẹp 3 không đội mũ bảo hiểm. Theo nội dung trong clip, 2 đồng chí trên video đã đánh, tát, túm cổ áo người vi phạm, và bắt quỳ xuống xin lỗi. Sau khi phát hiện bị ghi hình, 1 đồng chí CSCĐ đã ra xin lại đoạn clip do người dân nghi lại nhưng không được sự đồng ý. Bị người dân phản ứng quyết liệt, 1 đồng chí đã nhắn tin cho tổ tuần tra khác đến trợ giúp…”.
Đoạn clip được cho là CSCĐ đánh, bắt người vi phạm giao thông quỳ xuống đường. Ảnh cắt từ clip.
Trong đoạn clip đầu tiên, hai thanh niên, một áo xanh một áo đen, không đội mũ bảo hiểm quỳ dưới chân hai chiến sĩ mặc đồng phục cảnh sát cơ động. Một nam thanh niên mặc áo xanh khác ngồi bệt xuống đường ngay cạnh đó.
Video đang HOT
Đoạn clip thứ hai được một người đàn ông ghi hình lại liên tục buông những lời lẽ thô tục, chửi bới hai CSCĐ có hành vi không đúng mực, mặc cho một chiến sĩ cố gắng giải thích rằng “nhóm thanh niên này vi phạm giao thông nghiêm trọng và không ai bắt quỳ cả”.
Vụ việc gây “ồn ào” này đã thu hút rất đông người dân tới xem và lao vào can ngăn vì cho rằng hành động bắt người vi phạm giao thông quỳ xuống đường là không thể chấp nhận được.
Sau khi clip này được đưa lên mạng, công an thành phố Thái Nguyên đã tiến hành xác minh. Theo trình bày của hai cán bộ CSCĐ và 3 thanh niên vi phạm vụ việc được xác định như sau: Sau khi phát hiện 3 thanh niên trên vi phạm không đội mũ bảo hiểm, không có gương chiếu hậu, đèo ba người nên Tổ công tác CSCĐ đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, lái xe không chấp hành, cả 3 người ngồi trên xe có hành vi trêu chọc, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ, đồng thời lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Chính vì vậy, Tổ công tác đã kiên quyết đuổi theo và ép xe, yêu cầu các đối tượng dừng lại.
Vì đang là sinh viên, sợ ảnh hưởng đến học tập; xe máy họ sử dụng là xe thuê nên số thanh niên đã tự ngồi xuống để xin. Tổ công tác yêu cầu đứng dậy, nhưng các thanh niên trên không đứng lên. Tại cơ quan điều tra, ba thanh niên đã nhận không bị CSCĐ đánh, bắt quỳ xin lỗi. Việc các thanh niên này quỳ là vì sợ việc vi phạm ảnh hưởng đến việc học tập, nên xin được bỏ qua vi phạm. Ba thanh niên này cũng đã nhận các lỗi: không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không có gương chiếu hậu, người điều khiển giao thông không có giấy phép lái xe, xin nộp phạt.
Được biết, hai CSCĐ trong clip thuộc Phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động- Công an tỉnh Thái Nguyên tăng cường xuống công an thành phố Thái Nguyên làm công tác đảm bảo an ninh, trật tự.
Trước đó, vào giữa tháng 3/2013, cộng đồng mạng cũng được dịp xôn xao khi xem clip cảnh sát giao thông (CSGT) lớn tiếng xưng mày tao với người vi phạm. Theo diễn biến trong video, CSGT cho rằng chiếc xe ô tô Innova (Biển số Hà Nội) vi phạm luật giao thông nên tổ CSGT đã yêu cầu xe dừng lại để kiểm tra hành chính. Cho rằng mình không vi phạm, người điểu khiển chiếc Innova thắc mắc.
Khi đó, một CSGT có tên Đ.T, mang hàm trung tá có giải thích rằng, đây là đường 2 chiều, đáng lẽ xe phải đi bên phải đường nhưng anh ta đi sai sang phần đường bên trái. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện không thắt dây an toàn. Tuy nhiên, lái xe không đồng tình bởi anh cho rằng, mình đã đi đúng phần đường, lúc xuống xe mới tháo dây an toàn và không chịu xuất trình giấy tờ.
Lái xe đưa ra đủ các lý lẽ, thậm chí “phê bình” CSGT về tác phong, cách xưng hô, thậm chí trích dẫn luật “ theo thông tư 27. Mới nhất là thông tư 65….”.
Theo anh này, người CSGT khi dừng xe để kiểm tra hành chính đã không chào người điều khiển phương tiện. Trước sự việc trên, một CSGT mặt mũi đỏ gay đã tỏ ra hơi thiếu kiềm chế và xưng hô mày tao với lái xe.
Trong cuộc tranh luận, người lái chiếc Innova thắc mắc về việc CSGT khi dừng xe kiểm tra đã không chào anh ta, một CSGT hàm đại úy đến và nói: “Mày thích chào, bây giờ tao chào lại được chưa?”
Tuy nhiên, người lái xe cũng không chịu, anh này còn đe dọa lực lượng CSGT rằng “ đã ghi âm, quay phim và sẵn sàng gọi nhà báo đến giải quyết”.
Cuộc cãi lý giữa CSGT và lái xe tạo nên khung cảnh khá hỗn loạn trên đường làm nhiều người đi qua phải chú ý. Theo xác minh, sự việc trên đã xảy ra khá lâu tại một huyện của TP.Hà Nội. Với những hình ảnh trong clip, rất khó có thể xác định được lỗi của người điểu khiển chiếc xe Innova.
Theo xahoi
Hà Nội: Nữ sinh quây đánh bạn, lột áo bắt quỳ xin lỗi
Đoạn video dài 4 phút quay lại cảnh hai nữ sinh đánh bạn, bắt quỳ xuống đất và lột áo bạn giữa ban ngày.
Đoạn video cho thấy cảnh hai nữ sinh đánh một nữ sinh khác vì bị nạn nhân này "chửi" . Nữ sinh đánh bạn chỉ tay yêu cầu ngẩng mặt cao lên để bạn đi cùng quay lại hình ảnh. Sau đó lớn tiếng hỏi: "sao mày hỏi tao? Nói." Kèm theo những lời lẽ thô tục, rồi nữ sinh này thẳng tay tát rất mạnh vào mặt "đối phương".
Nạn nhân bị các bạn lao vào lột áo. (Ảnh cắt từ video)
Tiếp theo đó, nữ sinh này lao vào túm áo "quật ngã" đối phương, dùng chân đạp và cùng "đồng đội" lột áo nạn nhân. Không dừng lại ở đây, nạn nhân tiếp tục bị bạn lao vào đánh, chửi, lột áo lót. Nạn nhân chỉ biết nằm co ro, cố dùng tay ôm ngực tránh bị quay video.
Đoạn video cũng cho thấy, có rất đông cả nữ sinh, nam sinh đứng xem, hò reo, cổ vũ và dùng điện thoại ghi lại cảnh đánh bạn, lột áo làm nhục bạn.
Theo thông tin riêng mà PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có được, đây là đoạn vido mới được up lên mạng xã hội vài ngày. Sự việc xảy ra tại một huyện ngoại thành Hà Nội vào đầu tháng 11 vừa qua.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh thông tin về sự việc này.
Theo Giáo Dục VN