Phu nhân kín tiếng của các tỷ phú Việt
Đằng sau thành công của các đại gia nghìn tỉ, là sự hiện diện của những người vợ, người mẹ vô cùng xinh đẹp và giỏi giang. Với những đặc điểm nổi bật thuộc dòng “vượng phu ích tử”, có thể nói họ đã góp phần lớn tạo dựng và giữ gìn quyền lực cũng như tài sản của chồng.
Bà Huỳnh Bích Ngọc – vợ đại gia Đặng Văn Thành
Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, gốc Hoa, tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh rồi khởi nghiệp với cở sở sản xuất cồn, CO2 và mật rỉ đường từ cuối thập niên 1980. Vợ ông, bà Huỳnh Bích Ngọc kém chồng 2 tuổi, lúc bấy giờ làm thủ quỹ và lo việc tề gia nội trợ. 11 năm sau, ông Thành dấn thân sang lĩnh vực tài chính, giữ vị trí Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công, sau được cải tổ thành Ngân hàng Sacombank. Cũng từ đó, bà Ngọc thay chồng quản lý cơ sở kinh doanh cồn – tiền thân của Thành Thành Công sau này.
Bà Ngọc đi lên từ kinh doanh hàng nông sản ở Tây Ninh rồi được coi như nữ hoàng của ngành mía đường khi quản lý, điều hành những doanh nghiệp đường quy mô lớn.
Bận rộn thương trường nhưng vợ chồng doanh nhân này luôn chăm lo cho gia đình riêng. Để giữ lửa trong nhà, nguyên tắc của ông Thành là làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau. Còn bà Ngọc quan niệm dù thành công đến đâu, giữ vị trí gì trong xã hội nhưng về nhà, vợ bao giờ cũng “thấp” hơn chồng một bậc.
“Chuyện tình của chúng tôi như một câu chuyện cổ tích giữa người đẹp với anh chàng vừa nghèo vừa xấu trai”, Đặng Thành Tâm tự nhận mình như thế ở thời điểm 20 năm về trước.
Bà Kim Thanh – vợ ông Đặng Thành Tâm
“Một trong những thành công lớn nhất trong cuộc đời tôi là yêu và lấy được Kim Thanh. Chúng tôi đã có sáu năm yêu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Tôi đi suốt, không chăm sóc được con cái, mọi việc điều giao phó cho vợ”, ông Đặng Thành Tâm từng chia sẻ.
Ông kể lại, năm 2007, số vốn một triệu USD của ông và chị gái Đặng Thị Hoàng Yến chỉ đủ chi đền bù giải tỏa cho dự án Khu công nghiệp Tân Tạo. Gặp đúng thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới, công ty hoạt động ba tháng là hết tiền trả lương. Lúc đó, bà Kim Thanh đã phải vay tiền người chị gái. Hai tháng đầu, bà vay được mỗi tháng 10.000 USD, đưa chồng trả lương cho nhân viên, đến tháng thứ ba, chỉ còn 5.000 USD, những người quản lý công ty đã tình nguyện chỉ lấy một nữa lương. May sao liền sau đó, một loạt doanh nghiệp người Hoa đã quyết định vào Khu công nghiệp Tân Tạo, nguy cơ phá sản mới hết!
Sau này bà Thanh mới thổ lộ, tháng thứ ba bà vẫn vay được 10.000 USD, nhưng không dám đưa hết cho chồng, bà tính nếu lỡ chồng phá sản thì còn có cái mà xoay xở cho gia đình.
Bà Thủy Tiên – vợ doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn
Nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên là vợ sau của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, mẹ kế của chồng Tăng Thanh Hà, Louis Nguyễn. Bà không chỉ rất tài năng mà còn rất quyền lực. Hiện bà đang quản lý 25 công ty gắn liền với các thương hiệu thời trang cao cấp. Sau khi lập gia đình, bà rút lui khỏi màn ảnh và trở thành tổng giám đốc Tập đoàn IPP.
Tập đoàn IPP hiện là nhà phân phối độc quyền cho các thương hiệu hạng sang như Burberry, Ferragamo và Rolex và nhiều thương hiệu cao cấp khác. “Tham vọng của tôi là đạt tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD. Tôi đã sắp đạt được tới đích”, bà nói một cách tự tin.
Bà Nguyễn Phương Hằng – vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng
Bà Nguyễn Phương Hằng là vợ 2 của “đại gia nghìn tỉ” Huỳnh Uy Dũng – ông chủ khu du lịch Đại Nam, là mẹ của cậu quý tử vừa được cha trao trọn khối tài sản trong ngày sinh nhật 1 tuổi.
“Phải nói tôi vô cùng may mắn đã tìm thấy một tri kỷ, tri âm, một người rất thông minh và bản lĩnh, chính là vợ tôi hiện nay (Nguyễn Phương Hằng), đã sát cánh cùng tôi trong những lúc khốn cùng nhất của cuộc đời”, ông Dũng từng chia sẻ về vợ mình.
Video đang HOT
Trước khi về làm vợ ông Dũng, bà Hằng (tên cũ là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Việt kiều Canada) là vợ của ông Trần Văn Thìn. Hai người đã đăng ký kết hôn tháng 10/2006 và có một con gái chung. Tuy nhiên ngày 10/1/2008 TAND Q.Tân Bình có quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Thìn và bà Tuyền, giao bà Tuyền được trực tiếp nuôi con chung, về tài sản chung hai bên tự thỏa thuận.
Năm 2010, bà Tuyền (lúc này đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng) được ông Huỳnh Uy Dũng cưới về làm vợ. Từ đó, bà Tuyền bắt đầu tranh chấp tài sản với ông Thìn. Bà cũng chính là người đứng ra tố cáo chồng cũ vu khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của bà và ông Huỳnh Uy Dũng.
Bà Hằng được biết đến là một doanh nhân giỏi trên thương trường. Bà tự nhận mình may mắn chưa từng gặp thất bại trong kinh doanh. Với bà, ông Huỳnh Uy Dũng là một một đấng trượng phu, một nửa của bà, một người tri kỷ mà bà khẳng định chỉ có cái chết mới chia lìa.
Mai Mai – vợ đại gia Lê Ân
Cô gái trẻ Mai Mai chỉ mới 20 tuổi khi kết hôn với lão doanh nhân Lê Ân. Tâm sự về người vợ trẻ của mình, lão đại gia Lê Ân cho biết: “Nhiều người không hiểu, xì xầm tôi thì hám sắc, còn Mai Mai hám tiền mới chịu lấy tôi… Chỉ người trong cuộc mới hiểu thôi. Chúng tôi đang rất hạnh phúc”
Vị đại gia cho biết thêm, Mai Mai trẻ người nhưng rất chu đáo, biết chăm sóc cho chồng và cũng rất đảm đang. Cô thay ông gánh vác công việc quản lý khu du lịch Chí Linh, được nhân viên cũng như bạn bè ông yêu quý và nể phục. Nhiều khi công việc gặp rắc rối cô là người nhẹ nhàng góp ý giúp ông giải quyết mọi chuyện.
“Có khi vợ thức đến sáng để giúp tôi soạn thảo giấy tờ, tài liệu nọ kia. Thấy vợ vất vả quá, tôi bảo nghỉ ngơi nhưng cô ấy không chịu. Vợ tôi bảo cô ấy còn trẻ, tôi thì không còn nhiều thời gian nên sẽ có gắng giúp tôi làm hết những việc gì có thể. Vui vì có người vợ tâm đầu ý hợp tôi như trẻ thêm được mấy tuổi, tăng liền mấy ký”, ông Ân không giấu được niềm vui.
Theo Người Đưa Tin
Những 'cục gỗ' tiền tỷ của đại gia Việt
Nhiều đại gia Việt thể hiện đẳng cấp bằng việc sở hữu những đồ nội thất bằng gỗ siêu đắt đỏ. Những bộ bàn ghế, sập, phản, giường... của họ có khi lên đến hàng tỷ đồng.
Bàn ghế bằng gỗ ngọc am, giá "khủng"
Gỗ ngọc am là thứ gỗ xưa kia chỉ dành cho các bậc vua chúa. Ngày nay loại gỗ này gần như không còn nữa nên giá trị của bộ bàn ghế càng cao hơn. Bộ bàn ghế có giá đắt nhất (10 tỷ đồng) là bộ bàn ghế làm bằng gỗ ngọc am ở Tuyên Quang, thuộc sở hữu của một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản.
Bộ bàn ghế bằng gỗ ngọc am có giá 10 tỷ đồng thuộc sở hữu của một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản Tuyên Quang.
Bộ bàn ghế thứ 2 có giá 4 tỷ đồng của một doanh nhân Tuyên Quang tên Nguyễn Quang Vịnh. Bộ bàn ghế được làm bằng gỗ ngọc am này có hình dáng rất kỳ dị. 4 chiếc ghế được chạm trổ rồng phượng một cách cực kỳ tinh xảo. Mỗi con rồng khổng lồ với những dáng uốn lượn, trạng thái hoàn toàn khác nhau. Những hoa văn họa tiết của tứ linh gồm "long - ly - quy - phượng" cũng được sắp đặt một cách tự nhiên, hài hoà và đầy sang trọng.
Bộ bàn ghế hình rồng bằng gỗ ngọc am từng được chào mua với giá 4 tỷ đồng.
Bộ bàn ghế tứ linh "độc"
Bộ bàn ghế gồm đầy đủ hình dáng long, lân, quy, phụng, được làm từ gốc cây cẩm lai (chi gỗ quý còn có tên khác là sưa, trắc, là loài quý hiếm, thể hiện màu sắc lạ kỳ tạo nên bởi các vân thớ) thuộc sở hữu của một đại gia ở Nghệ An... Theo vị chủ nhân thì gốc rễ gỗ quý khổng lồ để làm bộ bàn ghế này được mua về từ Campuchia vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Ước tính, lượng gỗ để tạo ra những sản phẩm độc đáo này lên tới 7 khối.
Bộ bàn ghế tứ linh "độc"
Bộ tứ linh
Bộ tứ linh
Vung tiền tỷ sắm bàn ghế ngọc nghiến
Ngọc nghiến được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, thể hiện đẳng cấp của người sở hữu, đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Vì thế, nhiều nhà giàu đã bỏ ra cả chục, thậm chí vài chục tỷ đồng để săn bằng được món hàng đẳng cấp đó.
Ghế trường kỷ hình rồng.
Theo thời giá thị trường, ngay trên đất nghiến nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai (Sơn La), Tủa Chùa (Điện Biên), thì giá bộ bàn ghế ngọc nghiến bèo nhất cũng phải nửa tỷ đồng. Các bộ sập bằng ngọc nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỷ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, tùy từng chất ngọc.
Tấm phản nửa tỷ
Chủ nhân của tấm phản đắt đỏ này là ông Tân ở quận Tân Bình, TP.HCM. Tâm phản bằng gô gõ màu đỏ lừ, mỗi tấm dài 3m, dày 10cm. Ông Tân đã mua tấm phản này với giá 500 triêu đông qua nhiều mối.
Tấm phản nửa tỷ này là niềm tự hào của một gia chủ ở Q. Tân Bình, TP. HCM.
Theo gia chủ, đây là giá của cách đây 5 năm, còn bây giờ, trị giá của tâm phản phải gâp đôi con sô ây. Đê có tâm phản này, cây gô phải thuôc hàng sư tổ trong rừng, và phải là cây mọc thẳng tắp, thớ vân gô đẹp và dày, không khuyêt điêm, môi cây chỉ ngả ra được 1-2 bô phản.
Bộ sập gỗ bạc tỷ của "tỷ phú chơi ngông"
Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà thành). Anh vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh "tỷ phú chơi ngông", bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc. Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng, anh phải mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc - Nam sưu tầm gỗ quý và thêm ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện.
Bộ sập gỗ bạc tỷ.
Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Nhưng điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Giường ngủ nửa tỷ của ông trùm
Ông trùm ma túy Tàng "Keangnam" không tiếc tiền trang trí các loại gỗ quý với họa tiết tinh xảo như biệt phủ của vua chúa. Riêng chiếc giường ngủ của vợ chồng ông trùm này có giá tới nửa tỷ đồng.
Chiếc giường bằng gỗ sưa giá nửa tỷ của Tàng "Keangnam".
Chiếc giường được cho là đặt tại Trung Quốc. Thân giường được làm bằng gỗ sưa bọc đá quý và nạm bạc với những họa tiết tinh xảo. Giá của chiếc giường này có giá được cho là khoảng 500 triệu đồng.
Bộ trường kỷ cổ bạc tỷ bị trộm
Vị trí bộ trường kỷ được đặt ở giữa căn nhà cổ.
Dư luận đang xôn xao về vụ trộm đột nhập ngôi nhà cổ ở Vĩnh Long lấy đi một bộ bàn nghế trường kỷ trị giá hơn 1 tỷ đồng và nhiều tài sản giá trị khác. Bộ trường kỷ bao gồm 2 chiếc ghế ngồi dài khoảng 1,8m, rộng 60cm và một chiếc bàn dài 1,7 và cao hơn 1m. Bộ trường kỷ mỗi chiếc ghế ngồi một bên cần đến 6 người đàn ông bình thường khiêng mới nổi. Riêng chiếc bàn ở giữa thì cần ít nhất 4 người. Phía trên mặt bộ trường kỷ được ghép bằng đá cẩm thạch, gỗ màu mun đen và có niên đại hơn 100 năm trước.
Hình ảnh bô ghê trường kỷ của ông Thưa.
Năm 2012, bộ trường kỷ được cho là quý hiếm nhất miền Nam trị giá bạc tỷ của gia đình ông Nguyễn Văn Thưa (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cũng bị trộm. Bô trường kỷ được làm toàn bô bằng gô sừng. Trên mặt và lưng dựa của nó bằng câm thạch mát lạnh. Khi nhìn vào môi hướng có môt màu sắc lung linh khác nhau trông rât lạ.
Theo Vietnamnet
Tâm thư Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi) gửi thế giới và đồng bào Việt Sau sự kiện ông Huỳnh Uy Dũng (chủ Khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương) quyết định trao toàn bộ khối tài sản của mình cho cậu quý tử Huỳnh Hằng Hữu chỉ mới 1 tuổi, trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất và là Chủ tịch Hội đồng giám sát Quỹ Thiện nguyện Huỳnh Hằng Hữu, dư luận băn khoăn tính...