Phù mặt, nổi ban vì… chữa vô sinh
Trong quá trình làm thụ tinh trong ống nghiệm, chị Ng. bị nổi ban đỏ rải rác toàn thân kèm phù mặt, môi, chảy nước mũi và các triệu chứng dị ứng nặng khác.
Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (BV Bạch Mai) vừa điều trị thành công một trường hợp bị dị ứng nặng do dùng thuốc trong quá trình điều trị vô sinh. Bệnh nhân Nguyễn Minh Ng., 30 tuổi, đã lập gia đình được 8 năm mà chưa có con.
Sau khi đến khám tại BV Phụ sản Trung ương và được chẩn đoán bị tắc vòi trứng hai bên, các bác sĩ chỉ định chữa vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Ảnh minh họa – Internet.
Trong quá trình chuyển phôi, chị Ng. được dùng aspirin và progesteron. Sau dùng thuốc khoảng hai giờ, chị Ng. thấy người khó chịu và xuất hiện ban đỏ rải rác toàn thân kèm phù mặt, môi, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi nên phải ngừng việc chuyển phôi để chuyển sang Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (BV Bạch Mai) điều trị dị ứng.
Các bác sĩ phải dùng phương pháp đặc biệt đó là điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm. Sau hai ngày điều trị, chị Ng. đã dung nạp tốt với aspirin và progesteron.
Video đang HOT
Theo đất việt
Cháo, canh thuốc dùng khi bị cảm
Cháo, canh thuốc chữa bệnh là một phần quan trọng trong liệu pháp ẩm thực của y học phương Đông qua hàng ngàn năm. Hiệu quả lớn nhất của nó là bổi bổ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, thúc đẩy cơ thể phát triển, kéo dài tuổi thọ đặc biệt là hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bằng thuốc. Sau đây xin giới thiệu một số món cháo - canh thuốc hỗ trợ điều trị chứng ho sốt do cảm ở trẻ em để bạn đọc tham khảo.
Cháo hành củ: hành 20 củ, gạo lức 60g. Tất cả vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành vào. Chia nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 bát. Tác dụng: làm ra mồ hôi, giảm sốt, ho. Trị cảm phong hàn, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau bụng đi ngoài.
Cháo hành, gừng: gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g. Tất cả rửa sạch, đổ nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho gừng, hành rồi đun tiếp một lúc nữa, cho đường vào là được. Ăn nóng ngày 1 bát. Công dụng: làm ra mồ hôi, giải ho cảm lạnh sổ mũi.
Cháo lá tía tô: lá tía tô 12g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã vo sạch vào, thêm 500ml nước nữa nấu thành cháo đặc. Công dụng: chữa ho, cảm phong hàn, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần sáng và tối.
Cháo hành gừng trị cảm ho, sổ mũi.
Cháo gừng, đường mạnh nha: gừng tươi 25g, đường mạch nha 150g. Gừng cạo vỏ rửa sạch thái nhỏ để sẵn. Gạo đãi sạch cho vào nồi với gừng tươi, đổ vào 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cháo chín cho đường vào. Ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 bát, ăn nóng. Công hiệu: giải cảm, tán hàn, trừ ho.
Cháo bách hợp, chuối: bách hợp 12g, chuối 2 quả, đường phèn vừa đủ. Nghiền bách hợp thành bột, chuối bóc vỏ thái thành miếng. Đổ chung các thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm nhỏ lửa cho đến lúc cháo chín đặc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát, ăn liền 7 ngày.
Cháo bối mẫu, đường phèn: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 50g. Giã nhỏ bối mẫu, gạo vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, nấu thành cháo, múc cháo vào bát to, cho đường phèn và bột bối mẫu vào, đảo đều là ăn được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, ăn lúc nóng. Bệnh khỏi vẫn ăn tiếp 3 ngày nữa. Công dụng: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị trẻ em ho khò khè.
Cháo táo đỏ, bí ngô: bí ngô 1 quả, táo đỏ 500g, đường đỏ 200g. Bí ngô, táo rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với đường đỏ, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát. Tác dụng: thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng. Trị trẻ ho lâu ngày.
Cháo táo đỏ bí ngô bổ phế, trừ ho hen, chống dị ứng.
Cháo nhị bì, cam thảo:
tang bạch bì (vỏ rễ dâu) 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lức 50g. Tất cả vị thuốc rửa sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 bát con. Ăn liền 4 -5 ngày. Tác dụng: thanh phế nhiệt, mát máu, lợi tiểu, trị trẻ em ho kéo dài, ho đờm có máu, mặt phù nề.
Canh mộc nhĩ, nước quýt: mộc nhĩ trắng 100g, nước quýt 200g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch mộc nhĩ, bổ cuống, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến chín nhừ mộc nhĩ thì cho nước quýt vào đun tiếp đến khi sôi là được. Dùng ăn điểm tâm. Tác dụng: bổ khí, ích thận, hóa đờm, trừ ho, trị trẻ em ho khan, ho đờm có máu.
Canh cá diếc nấu hạnh nhân: cá diếc 1 con, hạnh nhân ngọt 10g, đường đỏ vừa đủ. Làm cá sạch, cho vào nồi với hạnh nhân. Đổ nước vừa đủ đun to lửa, khi sôi đun nhỏ lửa tới chín nhừ. Ăn cá uống canh trong ngày. Tác dụng: kiện tỳ, ích khi, hoạt lạc, lý phế, trị viêm phế quản mạn tính, khí âm bất túc, ho có đờm lâu ngày.
Canh cải gừng: rau cải tươi 500g, gừng tươi 10g, muối vừa đủ. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi, đổ nước 1200ml, nấu cạn còn 700ml, cho muối vào là được. Ngày ăn uống 2 lần. Tác dụng: trừ ho cảm phong hàn, đờm trắng khó ra, gân cốt đau nhức.
Lương y Minh Chánh
Theo SKK&ĐS
Nhận biết và điều trị các bệnh viêm xoang Ngat mui, chay nươc mui, nhưc đâu, kho chiu ơ tran... đươc goi chung chung la viêm xoang nhưng ban co biêt, viêm mui di ưng cung đươc xêp vao viêm xoang? Vi tri cua cac xoang Cac loai viêm xoang Viêm xoang câp: Virus hay vi khuân xâm nhâp vao ô xoang, gây viêm. Tăng tiêt chât nhây, tăc mui tran va...