Phụ huynh Trung Quốc “chạy đua vũ trang” cho con
Cha mẹ của Duan Wei chẳng tiếc một đồng nào để chắc chắn rằng con gái họ được chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào quãng đời sinh viên.
Phụ huynh và những người họ hàng “hộ tống” một tân sinh viên Đại học Liêu Ninh ở Thẩm Dương. Cô tân sinh viên đang ôm một con thú bông và cầm trên tay chiếc điện thoại iPhone. Ảnh: China Daily
“Đồ điện tử là thứ phải có trong thời đại này, đặc biệt là laptop”, Duan, tân sinh viên cao đẳng 18 tuổi nói. Gia đình Duan đã chi ra 3.000 Nhân dân tệ (khoảng 4.730 USD) để mua một máy tính Macbook, một máy ảnh kỹ thuật số và nhiều vật dụng công nghệ cao khác, để giúp cô có phương tiện học tập.
“Đây không phải là chuyện có đồ dùng sang trọng, mà là việc sở hữu những vật dụng có chất lượng tốt”, Duan nói. Cô sẽ bắt đầu học kỳ mùa thu tại Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc ở Cáp Nhĩ Tân, thành phố thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc.
Người ta đã thấy một cuộc chạy đua tới các cửa hiệu trên khắp Trung Quốc để mua hàng điện tử nhằm chuẩn bị cho năm học mới. Đặc biệt, các tân sinh viên là những người hào hứng nhất khi tham gia cuộc đua này.
“Doanh số của chúng tôi tăng mạnh trong tháng 8″, Mao Shaoqing, phát ngôn viên chi nhánh của nhà bán lẻ hàng điện tử Mỹ, Newegg Inc., tại Trung Quốc, nói. Doanh số laptop tăng mạnh nhất và các mẫu hàng bán chạy nhất có giá từ 2.500 tới 4.000 Nhân dân tệ. “Các điện thoại bán chạy nhất có giá thấp hơn 2.000 Nhân dân tệ, nhưng doanh số của những chiếc iPhone cũng có mức tăng khá”, Mao cho biết thêm.
Video đang HOT
Cha mẹ của Duan còn chi mạnh tay để mua quần áo mới, một chiếc smartphone, chăn, ga trải gường, gối, nệm, đồ mỹ phẩm và thuốc men cho cô con gái rượu. Duan Xudong, người cha 49 tuổi của Duan, nói: “Đây là lần đầu tiên con gái tôi sống xa nhà, vì vậy tôi muốn dành cho nó tất cả những gì tốt nhất mà tôi có thể”.
Duan Xudong nói mọi thứ đã khác rất nhiều so với thời ông đi học đại học vào những năm 80 thế kỷ trước. “Tôi đã rất hạnh phúc nếu tôi có thể đủ ăn (tại trường đại học), vì tôi phải sống với chỉ 10 tệ mỗi tháng”, ông nhớ lại. Duan Xudong nói ông dự định cho con gái 1.500 tệ để chi tiêu hàng tháng.
Tuy nhiên, cách chi tiêu mạnh tay của gia đình Duan cũng khắc họa rõ nét khoảng cách giàu nghèo đang tồn tại trong các sinh viên đại học ở Trung Quốc. Sự ganh tỵ và đố kỵ cũng nảy sinh từ đây.
Wuhan Evening News mới đây cho biết một tân sinh viên ở Đại học Sư phạm Hoa Trung đã dọa bỏ học nếu bố mẹ không mua cho cô một chiếc iPhone 4S. Yangtze Evening Post ở tỉnh Giang Tô cũng đưa tin 70% tân sinh viên chi ra từ 10.000 tới 20.000 Nhân dân tệ (khoảng 1.600 tới 3.200 USD) để mua sắm đồ điện từ trước khi nhập học.
Zhang Dawei, nhà tư vấn sinh viên ở Đại học Thẩm Dương, cho hay mức chi tiêu trung bình của các tân sinh viên đã tăng từ chỉ vài nghìn lên tới ít nhất 10.000 Nhân dân tệ trong 3 năm qua. “Một vài khoản tiêu xài thực ra không cần thiết, ví dụ như những chiếc điện thoại thông minh đắt tiền. Hầu hết sinh viên mua những thứ này không phải để phục vụ cho việc học mà chỉ để giải trí”, Zhang nói. Nhà tư vấn này cũng cho rằng các sinh viên đang nhận những khoản tiền lớn từ các phụ huynh.
Theo Xinhua, một cuộc điều tra đối với 1.700 sinh viên đã chi ra rằng một sinh viên chi ra trung bình từ 800 tới 1.200 Nhân dân tệ mỗi tháng trong năm ngoái. “Tôi đã bị sốc khi tôi đọc thông tin về những khoản tiêu xài của các sinh viên”, Zhu Jinchang, giám đốc nghiên cứu chính sách xã hội của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói. “Tôi thấy lo lắng trước xu thế xã hội không lành mạnh này”.
Zhu cho rằng có nhiều nguyên nhân đằng sau xu thế kể trên, trong đó có cả những vấn đề giáo dục và một môi trường xã hội không tốt. “Các phụ huynh đang làm hư con cái họ”, Zhu nói.
Theo ông Zhu, người dân Trung Quốc cần nhận ra rằng giới trẻ là tương lai của đất nước, và một bầu không khí tiêu cực nên được điều chỉnh với những nỗ lực từ cộng đồng và hệ thống giáo dục.
Theo VNE
Mỹ vượt Nga để cung cấp trực thăng tấn công cho Ấn Độ
Ngày 21.8, tờ The Time of India cho biết Công ty công nghiệp vũ trụ không gian Boeing của Mỹ đã vượt qua Nga để giành hợp đồng trị giá 1,4 tỉ USD cung cấp 22 trực thăng chiến đấu AH-64 Apache cho Ấn Độ.
Sở dĩ công ty Mỹ giành được hợp đồng này là do trực thăng Apache đáp ứng mọi yêu cầu chất lượng mà quân đội Ấn Độ đòi hỏi, hơn hẳn trực thăng Mil Mi-28 mà Nga chào hàng.
Hợp đồng mua bán sẽ sớm được kí kết, một quan chức quốc phòng Ấn Độ khẳng định.
Trực thăng AH-64 Apache - Ảnh: RIA Novosti
Bản hợp đồng này còn bao gồm cả việc cung cấp 12 radar kiểm soát hỏa lực tiên tiến AN/APG-78 dành cho các trực thăng Apache, 245 tên lửa phòng không Stinger và 1.345 tên lửa chống tăng Hellfire các loại.
Cũng trong hôm nay 21.8, RIA Novosti đưa tin Nga cũng đang cạnh tranh với Mỹ để cung cấp 15 trực thăng vận tải hạng nặng cho Ấn Độ.
Theo đó, Nga tung ra Mil Mi-26, loại trực thăng lớn nhất thế giới, trong khi hãng Boeing của Mỹ chào hàng bằng trực thăng CH-47 Chinook.
Ấn Độ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga.
Tuy nhiên, trong năm nay, Ấn Độ đã đặt vài đơn hàng quốc phòng với Mỹ, bao gồm một đơn hàng trị giá 4,1 tỉ USD cho 10 chiếc máy bay vận tải chiến lược Boeing C-17 Globemaster-III, một đơn hàng 2,1 tỉ USD cho 8 máy bay tuần dương P-8I Poseidon và 962 triệu USD cho 6 máy bay vận tải C-130J.
Theo Thanh niên
Lá chắn tên lửa Mỹ làm kinh tế Trung Quốc yếu đi? Kế hoạch của Mỹ nhằm phát triển hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Á được xem là hồi chuông cảnh báo với Bắc Kinh. Theo ước tính, với 250 triệu người đang sống ở mức nghèo, việc chi tiêu hàng tỷ USD để thách thức quân đội Mỹ có thể kìm hãm nền kinh tế của Trung Quốc. Ngân sách đầu...