Phụ huynh tìm cách bảo vệ con trước đồ chơi thiếu an toàn
Một số phụ huynh không cho con tiền mua đồ ăn ngoài cổng trường, trong khi số khác hướng dẫn cách nhận diện đồ chơi thiếu an toàn.
Đã bốn năm kể từ ngày con trai đến bệnh viện quận 2 để gắp mẩu bút màu sáp chừng một cm ở mũi, chị Ngọc (phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, TP HCM) vẫn chưa hết ám ảnh. Lần ấy, con trai chị Ngọc chơi hộp màu rồi vô tình nhét vào mũi, dẫn đến khó thở.
Lúc đưa con đến bệnh viện, bé liên tục khóc và phải mất hơn 30 phút các bác sĩ mới gắp được dị vật ra ngoài. Chị Ngọc từng mua cho con cả thùng đồ chơi, hễ con thích là mua, có khi mua vì bắt mắt, nhưng chỉ đến khi tai nạn mới biết trong mớ đồ chơi đó có nhiều món rất nguy hiểm.
Chị Thuý khuyến khích con chơi với môi trường thiên nhiên, các bạn nhỏ trong xóm, thay vì dán mắt vào điện thoại và tivi. Ảnh: NVCC.
Theo chị Ngọc, đồ chơi hiện có nhiều chi tiết nhỏ, dễ dàng tháo lắp, dễ vỡ, có nhiều chất, hình dạng khác nhau. Ngoài hóc dị vật, trẻ còn có thể nhiễm độc từ một số đồ chơi có chứa chì, axit, nước sơn… Có hai con nhỏ, việc ngăn con chơi không đơn giản, chị chỉ cố gắng giải thích cho con hiểu về tác hại của những đồ chơi không rõ nguồn gốc.
Công việc bận rộn nhưng chị Ngọc luôn cố gắng gần con nhất có thể. Chị mở một số video trên mạng cho con xem để bé hiểu và cảnh báo có nhiều em nhỏ từng bị ngộ độc như vậy. Chị cũng không cho con tự ý sử dụng điện thoại, iPad vì sợ học theo video dạy cách chế tạo đồ chơi trên YouTube.
“Nếu con thích, tôi sẽ dẫn đến cửa hàng lớn, hoặc nhà sách để tìm mua những món đồ có nguồn gốc rõ ràng thay vì cho bé tiền tự mua”, chị Ngọc chia sẻ.
Bà mẹ hai con cũng cố gắng chuẩn bị bữa sáng cho bé trước khi đến trường, hoặc nếu phải mua đồ ăn ở căng tin thì dẫn con vào mua. Theo chị Ngọc, khi bố mẹ cho tiền ăn sáng, trẻ thường chỉ ăn một nửa, dành phần còn lại để mua đồ chơi, đồ ăn bày bán trước cổng trường, có thể gặp nguy hiểm.
Khác với các thành phố lớn, việc kiểm soát đồ chơi không rõ nguồn gốc ở vùng quê không đơn giản. Chị Thúy ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, cho biết trước cổng trường con chị bày bán đủ loại đồ chơi, slime, trứng khủng long, bánh kẹo không nhãn mác, hoặc bao bì Trung Quốc.
Chị dạy con không được đòi hỏi và thường xuyên nhắc nhở mỗi lần đi ngang qua cổng trường. Sống ở quê nên chị Thúy khuyến khích con hòa mình vào môi trường tự nhiên xung quanh, chơi với các bạn nhỏ trong xóm. Chị cũng dạy con làm đồ chơi từ những vật dụng có sẵn như gỗ, chai nhựa, bìa giấy… thay vì đi mua. “Thậm chí tôi còn cho con nghịch đất cát thoải mái, thay vì để chúng với điện thoại và xem chương trình không phù hợp trên mạng xã hội”, chị Thúy nói.
Video đang HOT
Đồ chơi bằng nhựa với giá vài chục nghìn đồng chị Hạnh từng mua cho con. Ảnh: NVCC .
Chị Hồng Hạnh ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội, có hai con gái, trong đó bé lớn học lớp 1. Thấy các anh chị lớp trên, trong lúc đợi bố mẹ đón về, ra ngoài cổng mua kem bông, bỏng, bim bim hoặc đồ xiên ở các xe hàng rong, bé thèm và đòi mẹ mua cho ăn. “Thấy con nhìn bạn khác ăn, nghĩ cũng tội nên thi thoảng tôi chiều theo ý thích của con”, chị Hạnh nói.
Hai bé nhà chị Hạnh thích chơi đồ hàng, búp bê và đất nặn. Đón các con đi học về, chị hay ghé mấy cửa hàng gần trường, mua cho chúng những túi đồ chơi bằng nhựa, đủ màu sắc, với giá khoảng vài chục nghìn. Đồ chơi nhiều tới nỗi chị Hạnh phải cất bớt nhưng lần sau thấy con đòi, chị lại mua. Chị tính mua những loại giá rẻ, có thể thay đổi và mất hay hỏng cũng không tiếc. Tuy nhiên, sau vài lần chơi, các món đồ, được làm từ loại nhựa kém chất lượng méo mó, bong hoặc phai màu, đất nặn khô cứng, mủn ra.
Đọc thông tin về đồ chơi độc hại, các vụ ngộ độc thực phẩm, chị Hạnh nhận ra bấy lâu đã dễ dãi cho con ăn và chơi đồ thiếu an toàn, không đảm bảo vệ sinh. Vào các nhóm phụ huynh học hỏi, chị Hạnh tự sáng tạo đồ chơi thủ công cho con bằng giấy màu hoặc đồ tái chế. Hàng tối, mẹ con chị cùng nhau tô màu, cắt giấy hoặc nghĩ ra các trò chơi để rèn luyện kỹ năng và trí tưởng tượng.
“Tôi vẫn mua đồ chơi cho bé nhưng có kiểm soát hơn và xem xét kỹ món đồ đó an toàn không, giúp ích gì cho sự phát triển của con”, chị Hạnh nói.
Thay vì đáp ứng đòi hỏi của con, chị treo thưởng, buộc con ý thức hơn để nhận được quà của mẹ. Theo chị Hạnh, đồ chơi an toàn là những loại có nguồn gốc rõ ràng, của nhà sản xuất uy tín, có thể làm từ gỗ hoặc nhựa. Đồ chơi không cần nhiều để trẻ phải tự nghĩ ra các trò và tình huống từ những thứ mình có.
Chị Hạnh cũng chịu khó chuẩn bị đồ ăn sáng ở nhà hoặc mua ở những hàng đảm bảo. Chị để vào cặp con hộp sữa, chiếc bánh và dặn chiều đói có thể lấy ra ăn.
Chị Hạnh hướng dẫn con làm con cá thủ công từ giấy màu. Ảnh: NVCC.
Giống chị Hạnh, chị Nguyễn Thu ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, luôn chuẩn bị một chai nước ép hoặc sinh tố cùng bánh hoặc hoa quả từ tối hôm trước để con mang tới trường. Quanh trường không có hàng rong nên bé không có thói quen đòi mẹ mua quà vặt.
Để bảo vệ con khỏi các đồ ăn, đồ chơi độc hại, chị thường hướng dẫn con nhận diện đồ chơi hay thực phẩm không an toàn qua màu sắc, chất liệu và nguồn gốc. Chị Thu ít mua đồ chơi cho con và nếu có sẽ trực tiếp mua hoặc đưa bé đi cùng rồi định hướng đồ gì phù hợp. Các món đồ thường bằng gỗ hoặc nhựa cao cấp và có thể dùng nhiều lần.
Nếu muốn có món đồ yêu thích, con sẽ phải được điểm tốt, cô khen hay giúp mẹ làm việc nhà. Hiện chị không cho con tiền tiêu vặt nhưng tính khi con lên cấp hai sẽ thưởng tiền, mỗi lần 1.000-2.000 đồng.
“Tôi sẽ ghi ra những việc con cần làm và nếu làm tốt sẽ được thưởng tiền. Tiền này sẽ cho vào lợn và con có thể đóng học hoặc mua đồ chơi”, chị Thu nói.
Bé trai 5 tuổi ho khò khè suốt 2 tháng trời, suýt chết vì nuốt phải móc khóa dây kéo sắc nhọn
Thấy bé trai 5 tuổi liên tục ho khò khè nhưng uống thuốc liên tục 2 tháng trời không thuyên giảm, gia đình đưa bé vào bệnh viện thăm khám thì tá hỏa khi phát hiện con hóc dị vật rất nguy hiểm phải phẫu thuật khẩn.
Ngày 23/4 bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, nơi đây vừa phẫu thuật cứu thành công một trường hợp trẻ nuốt dị vật rất nguy hiểm.
Trước đó, bé trai 5 tuổi được gia đình đưa vào nhập viện ngày 13/4/2021 vì khò khè kéo dài suốt 2 tháng nay nhưng điều trị thuốc không giảm.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết không ghi nhận gì về việc nuốt dị vật hay hội chứng xâm nhập trước đó.
Thời điểm vào viện, các bác sĩ thăm khám và xác định bé tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn, cân nặng chiều cao bình thường, mũi thoáng, họng sạch.
Ảnh chụp X-quang ghi nhận dị vật bỏ quên dài ở đường thở bên phải.
Tiến hành chụp X-quang ngực, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi có dị vật bỏ quên dài ở đường thở bên phải.
Ảnh chụp CT-Scan ngực cản quang cho thấy dị vật kim loại trong phế quản trung gian phải. Bệnh nhi bị ứ khí phổi phải, đông đặc phế nang phân thùy phổi.
Ban đầu, ekip điều trị định nội soi phế quản lấy dị vật. Tuy nhiên việc lấy dị vật gặp khó khăn, việc điều trị được chuyển hướng sang phẫu thuật lấy dị vật.
Sau khi mở ngực, các bác sĩ nội soi đường thở, thấy dị vật nằm ở phế quản giữa dưới phải nên dùng kềm gắp ra. Dị vật là móc khóa dây kéo kim loại đường kính 20x4mm.
Sau khi gắp dị vật, đường thở được khai thông. Bé chảy ít máu, được cầm máu bằng gạc và dau đó đóng ngực từng lớp.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, vết mổ trước ngực đã khô.
Bé trai 5 tuổi sau khi lấy dị vật sức khỏe đã ổn định.
Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em. Trẻ nhỏ thường hay khám phá thế giới xung quanh, đôi khi lại cho mọi thứ vào miệng.
Trong nhiều trường hợp, các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây tử vong nếu không cấp cứu đúng cách kịp thời.
Làm gì khi trẻ nuốt phải dị vật? Trẻ nuốt dị vật cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám, xử trí và gắp dị vật ra ngoài.
Nhiều trẻ bị học dị vật, bác sĩ chỉ ra điều cha mẹ cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm nhưng vẫn có những bậc cha mẹ không chú ý đến sự an toàn trong việc ăn uống của con em mình, cũng như không tìm hiểu các phương pháp sơ cứu cần thiết. Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường

Cách phòng, chống say nắng, say nóng đơn giản mà hiệu quả trong mùa hè

4 loại rau hỗ trợ giải độc gan

Những biến chứng thường gặp do táo bón

Chuối có tốt cho việc giảm cân?

8 bí quyết tăng cường miễn dịch hiệu quả khi thời tiết thay đổi

Đau cổ vai gáy có nguy hiểm, khi nào là bệnh lý phải nhập viện?

Ngoài 50 tuổi, nên uống 4 tách cà phê mỗi ngày

Gan 'ngập mỡ' vì những thói quen không ngờ tới
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025