Phụ huynh ’sốc nặng’ vì mức phí để xem con có bị bạo hành ở trường
Các phụ huynh Hàn Quốc bị sốc trước số tiền 100 triệu won (95.000 USD) mà cảnh sát thông báo để xem lại video nhằm kiểm chứng nghi ngờ con em bị bạo hành ở trường.
Cảnh sát thành phố Busan của Hàn Quốc yêu cầu những phụ huynh muốn xem lại hình ảnh camera tại một nhà trẻ để kiểm chứng xem con có bị bạo hành hay không phải nộp số tiền hơn 100 triệu won (95.000 USD). Dư luận nước này đang đặt câu hỏi liệu đây có phải là hành động đúng đắn.
Trước đó, các phụ huynh có con theo học tại một nhà trẻ công lập đã báo cáo tới Đồn Cảnh sát Gijang của thành phố Busan về nghi vấn con em của họ bị bạo hành tại cơ sở này. Các phụ huynh yêu cầu được xem lại camera giám sát trong vòng 2 tuần tại phòng học để tìm hiểu sự thật.
Giáo viên mặc áo hồng tại một nhà trẻ ở Ulsan được cho có hành động dùng chân dẫm lên chân bé ngồi dưới sàn để bắt ăn. (Ảnh: JTBC)
Tuy nhiên, các sĩ quan tại Đồn Cảnh sát Gijang lại thông báo cho các bậc phụ huynh vào ngày 20/1 rằng, nếu muốn xem lại camera, họ phải nộp khoản phí 100 triệu won.
Theo lời giải thích của Đồn Cảnh sát Gijang, số tiền này bao gồm chi phí kiểm duyệt để ngăn không phải ai cũng xem được video, mà thay vào đó chỉ có các bậc phụ huynh mới xem được nhằm bảo vệ quyền riêng tư theo Đạo luật về quyền riêng tư của Hàn Quốc. Ngoài ra, đoạn video tại phòng học sẽ được gửi bản gốc, nếu như các bậc phụ huynh và những người có mặt trong đoạn video đều đồng thuận.
Video đang HOT
“Nhận được yêu cầu từ các bậc phụ huynh liên quan tới việc công bố thông tin (mật), chúng tôi đã yêu cầu công ty lắp đặt camera đánh giá chi phí kiểm duyệt video này. Theo công ty, dữ liệu là 174 gigabyte và chi phí là hơn 100 triệu won. Đây cũng là số tiền mà chúng tôi đã trao đổi với các phụ huynh”, một sĩ quan Đồn Cảnh sát Gijang nói.
Còn theo tờ Kookmin Daily, ước tính chi phí mà các bậc phụ huynh phải chi trả là khoảng 120 triệu won. Theo đó, chi phí cho mỗi phút xem video là 25.000 won. Trong khi nhà trẻ thường hoạt động 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần.
Song số tiền này là quá lớn đối với các phụ huynh. Thay vào đó, họ chọn xem video giám sát được nhà trẻ cung cấp. Tuy nhiên, những video này đã qua khâu kiểm duyệt chặt chẽ mà theo đó các phụ huynh chỉ thấy rõ mỗi hình ảnh con mình, trong khi những thứ xung quanh đã bị làm mờ. Với những video như thế này, phụ huynh sẽ rất khó để xác định những người xung quanh con mình đang làm gì.
Theo nhật báo Financial News, chi phí kiểm duyệt các video tùy thuộc vào từng mức độ như đoạn video được ghi hình trong 1 giờ đồng hồ thường có giá từ 400.000 – 700.000 won. Đối với các video quay trong nhiều ngày, con số này có thể tăng lên thành hàng chục triệu won.
Đối với vụ việc trên, do các phụ huynh không thể biết chính xác con mình bị bạo hành vào thời gian nào, nên họ cần phải xem lại toàn bộ quá trình quay trong 2 tuần. Do đó, chi phí bị đội lên rất cao.
Vào năm 2015, chính phủ Hàn Quốc yêu cầu tất cả nhà trẻ phải lắp camera chiểu theo Đạo luật Chăm sóc Trẻ em.
Luật sửa đổi cũng yêu cầu các cơ sở trông nom trẻ chia sẻ video với phụ huynh hoặc người giám hộ với mục đích bảo vệ trẻ.
Động thái của Hàn Quốc được đưa ra, sau khi nước này chứng kiến số vụ bạo hành trẻ em gia tăng nhanh từ 213 vụ vào năm 2013 lên thành 427 vụ vào năm 2015, 840 vụ vào năm 2017 và 1.384 vụ năm 2019.
Song luật sửa đổi không nói về việc kiểm duyệt các video. Do đó, các bậc phụ huynh đã chỉ trích lực lượng cánh sát “hiểu sai Đạo luật về quyền riêng tư”. Điều này đã làm ngăn cản những người giám hộ có quyền xem camera theo dõi ở lớp học chỉ vì lực lượng chức năng đưa ra mức phí quá đắt đỏ cho phụ huynh để xem lại video.
Động đất mạnh ở Croatia, nhiều toà nhà đổ sập
Một trận động đất mạnh 6,3 độ vừa tấn công miền trung Croatia, làm nhiều toà nhà đổ sập. Hai nước láng giềng của Croatia là Serbia và Bosnia cũng cảm nhận được dư chấn.
Theo Al Jazeera và RT, trận động đất đã làm một số người bị thương, phá huỷ các toà nhà ở phía đông nam của thủ đô nước này.
Hàng chục người dùng Twitter đã chia sẻ các bức ảnh cho thấy hậu quả của động đất. Các bức ảnh cho thấy mái của nhiều toà nhà đã sập hoàn toàn, một phần các bức tường bị phá huỷ.
Trận động đất cũng tấn công một số khu vực ở Slovenia, buộc nước này phải dừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân để đề phòng.
Thành phố Petrinja là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất. Báo chí địa phương cho hay, có một em nhỏ tại đây đã thiệt mang.
Thị trưởng Petrinja Darinko Dumbovic cho biết, có hai nhà trẻ ở thành phố này bị sập nhưng may mắn là một trong hai nhà trẻ không có người, còn các em bé ở nhà trẻ thứ hai đã được sơ tán.
Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic thông báo, ông sẽ đích thân tới Petrinja để đánh giá tình hình. Hôm qua, một trận động đất 5,2 độ cũng tấn công Croatia.
Động đất mạnh làm rung chuyển Croatia. Ảnh: Al Jazeera
Ảnh: Twitter
Ảnh: Twitter
Nạn nhân bị 'bắt cóc' trở về sau 22 ngày biệt tích Ba tuần sau khi mất tích, Sherri Papini bất ngờ trở về bên gia đình với câu chuyện mình bị bắt cóc. Chiều 2/11/2016, bà mẹ hai con Sherri Papini, 34 tuổi, được chồng Keith báo mất tích khỏi nhà riêng tại thành phố Redding, bang California. Keith kể Sherri trước đó nói sẽ đón con từ nhà trẻ sau khi đi chạy...