Phụ huynh nói tôi làm phiền họ khi lập nhóm riêng để trao đổi
Các con lớp một cần được sự hợp tác của phụ huynh thì việc làm của tôi lại khiến họ khó chịu.
Tôi là giáo viên lớp một, lớp có 38 em, các em còn nhỏ, mới chuyển lên từ mầm non nên tôi rất cực trong việc quản lý và dạy bảo. Đầu năm học họp phụ huynh tôi xin số điện thoại và lập thành một nhóm để có gì sẽ thông báo đến các phụ huynh về vấn đề học tập con em mình. Tôi cũng nói rõ nội dung khi nhóm hoạt động là cô giáo thông báo việc học tập của các cháu; cô giáo nói nội dung và phụ huynh đọc, ai không hiểu gì thì hỏi cô giáo trả lời, phụ huynh không cần nhắn cảm ơn hay nhắn bất cứ việc gì cá nhân vào trong nhóm.
Nhóm hoạt động được hai tháng và tôi luôn bị nhắc nhở, thậm chí bị chỉ trích chỉ vì một số phụ huynh không ý thức được việc tham gia nhóm là một hoạt động tập thể, việc gì họ cũng nhắn vào nói bất kể giờ giấc và nội dung không liên quan, có những phụ huynh bị làm phiền họ khó chịu và nói thẳng thừng rằng đưa họ vào nhóm làm gì để suốt ngày nhận tin nhắn rác. Tôi thật sự rất ái ngại, ban đầu 38 thành viên, giờ còn hơn 15 người; nhiều thông báo cần thiết, giờ giấc thay đổi khiến tôi cảm thấy rất áp lực khi chủ nhiệm một lớp như vậy. Mong các bạn cho tôi thêm ý kiến.
Theo vnexpress.net
Nói rất thật về giáo dục
Nếu có một em học sinh nào gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý với cách giáo dục của thầy cô từ nhỏ nhiều nhất thì có lẽ đó là tôi.
Và tôi nghĩ mình nên viết điều gì đó về sự thật - hoặc ít ra là sự thật của riêng tôi, khi vô tình đọc lại bài báo, tại sao lớp có 43 học sinh mà đến 42 học sinh đạt loại giỏi.
1. Năm lớp 4 khi đi học, thầy chủ nhiệm hay có thói quen khẽ tay các bạn bằng thước và ném phấn. Tôi cảm thấy rất khó chịu. Nhưng khó chịu nhất là lúc thầy nhéo tai mình vì viết sai gì đó trong vở. Tôi về nói với mẹ xin cho tôi chuyển lớp. "Con không chịu nổi khi học với một người bạo lực học sinh như vậy". Vì tôi rất kinh hãi với việc ai đụng vào cơ thể mình. Mẹ tôi hiền lắm, bà viết đơn xin cho tôi chuyển lớp, lý do là tôi bị nhéo tai. Sau đó tôi chuyển sang học một lớp mới. Tôi không biết về việc thầy chủ nhiệm cũ bị phê bình.
Sau đó khi đi học ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, một thầy giáo khác gọi tôi đứng dậy và hỏi về lý do vì sao tôi xin chuyển lớp. Tôi suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Dạ, do lý do cá nhân ạ".
Thầy tức giận và nói: "Mới nhỏ mà lý do cá nhân cái gì. Tại sao chỉ bị có một chuyện nhéo tai như vậy mà xin chuyển lớp để thầy chủ nhiệm bị kiểm điểm".
Tôi ngồi xuống và không trả lời nữa, vì tôi đã trả lời rồi. Từ nhỏ, không phải do giáo dục, mà là một thúc đẩy bản năng, tôi có một nhu cầu gì đó về quyền riêng tư của mình. Tôi không trả lời vì tôi không có lý do gì để phải trả lời một câu hỏi như vậy trước lớp, trước bao bạn bè khác, tôi không có nhiệm vụ phải giải trình với thầy. Nếu thầy thật sự có ý muốn biết và muốn khuyên giải gì đó, thầy đã gặp riêng để hỏi tôi về điều này mà không phải là trịch thượng ngồi trên để tôi đứng dưới trả lời.
Video đang HOT
Nhưng, tôi chưa từng cất giọng nói của mình lớn hơn bình thường, hoặc thiếu đi từ "dạ", hay những kính ngữ khác về vai vế trong đời sống hằng ngày, trong đời sống học đường.
2.Với tính cách như vậy, tôi tiếp tục đi học cấp 2 và gặp phải một loạt vấn đề khác.
Lớp 7, tôi có bạn trai. Anh lớn hơn tôi mấy tuổi và đang học trường chuyên cấp 3. Bạn trai lúc đó cũng chỉ là gặp nhau trên mạng và thỉnh thoảng offline chơi chung trong một diễn đàn mà thôi. Cô giáo chủ nhiệm biết chuyện này và cô rất thất vọng về tôi.
Hôm đó tôi đi học không mang phù hiệu. Tính tôi lãng đãng từ nhỏ, suốt ngày chạy tới chạy lui vì quên mang cái này cái kia, đến giờ vẫn đau khổ như vậy. Là lớp phó học tập trong lớp, cô gọi tôi đi lấy sổ đầu bài. Khi thấy tôi không mang phù hiệu thì cô dừng lại và tát cho tôi một bạt tai.
Đúng vậy, nó là một bạt tai. Ngay trước lớp. Mặt tui nóng ran, tui đứng đó được vài giây thì cúi đầu bước ra ngoài. Tôi ngồi ngoài ghế đá, ôm cuốn sổ và khóc nấc, nước mắt nước mũi tèm lem. Tôi có lỗi, nhưng vì sao cô trừng phạt tôi mạnh tay như thế?
Cảm giác đầu tiên không phải là tức giận, mà là thất vọng. Tôi rất thương cô, và tôi biết, cô tát tôi không phải vì chuyện không mang phù hiệu, mà vì chuyện yêu đương. Chính xác là giận cá chém thớt, vì trước đó có một tin tức về chuyện cô chủ nhiệm biết nên tôi có suy luận vậy. Và tôi thất vọng vì cô đã không coi tôi là một đứa trẻ biết điều để nói chuyện riêng hay khuyên giải tôi, mà cô lại làm một hành động giận cá chém thớt, và, ngay trước mặt tất cả bạn bè.
Khi đó trường cấp hai thường có màn chào cờ và gọi tên các bạn học sinh ngỗ nghịch ra trước trường. Thầy hiệu phó còn đứng ngay trước bục chào cờ và tát các bạn ngay trước mặt mấy trăm học sinh khác, để các bạn khác noi gương mà không làm điều bậy. Nhưng màn trừng trị bêu rếu nêu tên đó trước bàn dân thiên hạ thực sự là dày vò với một đứa nhỏ như tôi.
Và cái tát của cô giáo cũng vậy. Tôi ngồi trên ghế đá và suy nghĩ thật kỹ về mối quan hệ giữa tôi và cô. Tôi quyết định không học cô nữa. Không học và không nhìn mặt, tức là, tôi vẫn đến lớp, vẫn làm bài tập, vẫn thi, nhưng sẽ không nhìn mặt cô, và cũng không cần nghe cô giảng, tôi có thể tự học trong sách giáo khoa.
Sau buổi học, cô gọi tôi ra và xin lỗi. Cô nói cô buồn vì tôi, một học sinh giỏi lại có những hành xử nông cạn như thế. Tôi nghe hết từng chữ một. Tôi hiểu, và tôi nói với cô rằng: "Em hiểu, em là một đứa nhỏ có khả năng lắng nghe, nhưng em xin lỗi, lẽ ra cô phải nói chuyện riêng với em sớm hơn, bây giờ đã quá muộn rồi. Em không thể tha thứ".
Và từ đó đến hết năm học cấp hai, tôi đã làm như lời mình nói, không nhìn mặt. Trong câu chuyện đó, cả tôi và cô đều tổn thương, nhưng tôi muốn như thế, tôi không tha thứ vì tôi muốn cô phải dằn vặt. Và khi thấy cô dằn vặt, tôi cũng không thể vui vẻ. Nhưng tôi đã cắn răng chịu cảm giác ấy như là sự trừng trị cho con người.
Tiếp nối những năm cấp 2, là muôn vàn những lời nhận xét, dè bỉu của các thầy cô giáo khác, thỉnh thoảng qua miệng bạn bè, đến tai tôi. Tôi đều cười bình tĩnh, nhưng thực sự, từ cái tát hôm ấy và từ sự bình thản của bạn bè. Khi đó trong lòng tôi đã tự nhủ. Mình cô độc hoàn toàn. Và được, mình sẽ sống mà không cần đến bầy đàn.
Tôi đã không chết, đã không làm gì tự huỷ hoại mình, nhưng tôi đã tiếp tục sống mà không hề có niềm tin vào bất cứ ai ngoài chính mình và gia đình. Điều đó là thật, mặc dù bạn bè có thể nói, họ thấy tôi lớn lên vui vẻ bình thường như bao đứa trẻ khác.
3. Những buổi họp phụ huynh công khai bàn tán công bố về học lực hạnh kiểm của con mình và con người khác, là tội ác.
Lớp 10 tôi lại tiếp tục có bạn trai. Bạn lớp toán, tôi lớp cận chuyên. Chúng tôi đi học cùng nhau, buổi sáng hẹn nhau ăn sáng sớm, ra về đi chung, học hành gì cũng rủ nhau đi cùng. Với tôi, những tình cảm lúc ấy luôn đẹp đẽ.
Thầy chủ nhiệm, một lần nữa cảm thấy không hài lòng về việc này. Trong buổi họp phụ huynh giữa năm, đã xảy ra một biến cố lớn giữa tôi với thầy.
Mẹ tôi đi họp trễ, khi vào tới phòng họp, bà ngồi cùng với mẹ của một người bạn tôi. Mẹ của bạn tôi kể lại rằng, thầy nhắc nhở các phụ huynh khác trông chừng con em mình đàng hoàng, đừng để như cô Thanh Tâm yêu đương với cậu lớp Toán suốt ngày dung dăng dung dẻ đi ăn sáng trong sân trường, rồi học hành sa sút.
Đại loại thế, nhưng từ lúc mẹ tôi ngồi ở phòng họp, thầy không bao giờ nhắc lại việc ấy nữa. Sau buổi họp, mẹ xin gặp riêng thầy để nói chuyện. Nói chuyện với thầy xong, về nhà, mẹ tôi khóc. Bà bảo sao tôi lại làm như vậy và đẩy bà vào trong một tình trạng tệ hại như thế. Ai cũng nói ra nói vào.
Điều đầu tiên tôi làm là tìm gặp thầy để nói chuyện. Tôi xin phép gặp thầy, nhưng thầy vẫn ngồi trong phòng giáo viên và bảo rằng "Tôi không có chuyện gì cần nói với cô". Tôi đứng lì ngoài hành lang và nhìn vào chỗ thầy ngồi. Mắt tôi rớm nước mắt.
Khi thầy bước ra khỏi phòng, tôi đã đi nhanh đến chỗ thầy và nhắc đi nhắc lại một câu cho đến khi thầy chịu dừng lại: "Em có chuyện muốn nói với thầy".
Và tôi nói, thầy đã hành xử sai lầm khi nói chuyện yêu đương của em trong buổi họp lớp. Một lần nữa, nếu thầy quan tâm đến em thật và muốn em tốt hơn, thầy đã nói chuyện riêng với em hoặc mẹ em. Và đó cũng là cơ hội để em bày tỏ với thầy những gì mà em nghĩ. Và lại nữa, trong buổi họp đó, thầy nói với tất cả phụ huynh khác và im lặng khi mẹ em đến, chứng tỏ, thầy không hề có ý định nói gì với bà. Thầy chỉ nói để thỏa sự tức giận và đem ra như một màn bêu rếu làm gương với các phụ huynh khác. Thầy không nghĩ gì đến một đứa trẻ đang lớn.
Thầy đứng im nghe tôi nói, và khi tôi nói xong, thầy trả lời: "Cô nói xong hết chưa?". Tôi trả lời: "Dạ rồi, đó là những việc em muốn nói". Thầy tiếp tục nói: "Vậy cô về đi, tôi không có gì phải nói với cô, cô gọi mẹ cô lên đây".
Đó là nỗ lực đối thoại cuối cùng của tôi với thầy. Tôi nói để làm tròn phần mình, còn thầy, từ những thái độ và hành xử đó, đã dập tắt những nỗ lực cuối cùng của tôi.
Qua năm lớp 11, thầy xin chuyển lớp chủ nhiệm. Tôi và thầy cũng không còn gặp nhau. Các bạn bè tôi vẫn hay xôn xao, bàn tán, mỗi khi có đứa nào đó có bồ, và lại bàn tán khi cặp đôi đó bị thầy cô, phụ huynh la mắng.
Tôi cười, từ cấp hai đến cấp ba, đến bây giờ, tôi đã không sống dựa vào sự bênh vực của người khác, tôi không có hy vọng nhiều từ họ, tôi cũng không còn thất vọng.
Tôi luôn cảm thấy nền giáo dục của mình thật tệ hại, mà tệ hại không phải nằm ở chương trình học, chính là ở những ứng xử giữa con người với con người, giữa cách dạy, mà thật ra là trò chuyện, thấu hiểu, và thúc đẩy những hành động đẹp, chứ không phải là áp đặt, chỉ trích, trừng phạt.
Mỗi lần các tin tức về giáo dục nổi lên trên truyền thông, tất cả những tiếng nói đều là từ người lớn. Không ai hỏi trẻ em nghĩ gì, chỉ có người lớn tranh luận về tất cả, điều gì là tốt nhất, điều gì là sai lầm, và trẻ con vẫn luôn được xem là một thực thể bị động và không có tiếng nói.
Lý do ư, tôi không biết, vì thời tôi cách các em cũng lâu quá rồi. Nhưng một phần lý do là vì, nó đã không còn tin tưởng vào "khả năng nghe hiểu" của người lớn nữa rồi. Xin lỗi tôi phải nói thẳng như vậy.
4. Tôi vẫn tiếp tục lớn lên và cố gắng vun đắp cho mình về những giá trị tốt đẹp, nhưng chắc chắn, đó là nỗ lực duy nhất của chính tôi, để cứu mình ra khỏi những đổ nát tồi tệ. Và mẹ, người duy nhất tôi có thể nói hết tất cả mọi thứ và cố gắng hiểu tôi từng chút nhỏ nhất. Bà chưa bao giờ tự hào vì khả năng nghe hiểu của mình, nhưng tôi biết bà là người cố gắng hiểu người khác nhiều nhất, bằng chứng là cả cuộc đời bà phải chịu đựng để hiểu hai người bất thường nhất là bố tôi, và tôi.
Tôi không ghét bỏ, không thù hận, không muốn gieo rắc một xíu xiu uất ức lên những người từng gây ra tổn thương cho mình. Tôi không hề mảy may. Nhưng hành trình đó, không hề đơn giản.
Thanh Tâm
Theo antgct.cand.com.vn
Những đứa trẻ 'cừu đen' bị cha mẹ hắt hủi, cô đơn trong chính nhà mình Hầu như bậc phụ huynh nào cũng khẳng định tình yêu được chia đều cho các con song không ít đứa trẻ chịu cảnh bị cha mẹ phân biệt đối xử, không được yêu thương bằng anh chị em. Zing.vn trích dịch bài đăng trên The Guardian, đề cập câu chuyện cha mẹ phân biệt đối xử giữa các con trong nhà, tạo...