Phụ huynh hối hận vì chi 300 triệu đồng ‘chạy điểm’
Tự bào chữa tại TAND tỉnh Sơn La trong chiều 25/5, bị cáo Lò Thị Trường thừa nhận hành vi đưa hối lộ và không thắc mắc gì về cáo buộc của VKS. Bà mong được giảm nhẹ mức hình phạt như đề nghị của VKS bởi là nông dân, kém hiểu biết pháp luật.
Bà khai phạm tội nhờ nâng điểm vì thương con, muốn được “ học hành đến nơi, đến chốn”. Nói rằng đã hiểu được hành vi sai phạm, bà mong HĐXX cho hưởng án treo để sớm được về nhà chăm sóc mẹ già và các con.
Cũng bị cáo buộc đưa hối lộ nhờ nâng điểm cho con trai, bị cáo Hoàng Thị Thành (cựu Chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai) khai: “Bị cáo rất ăn năn, hối hận nên thành khẩn khai báo”. Bà bị tạm giam, đang nằm viện do đau chân nên mong được cho hưởng án treo.
Bị cáo Trường tại phiên toà chiều 25/5. Ảnh: Phạm Dự.
Theo cáo trạng, trước kỳ thi THPT 2018, bà Trường đến gặp ông Lò Văn Huynh (cựu trưởng phòng khảo thí) nhờ giúp cho con trai đạt 24 điểm ba môn Toán, Văn, Lịch sử để đỗ vào trường công an. Khi được đồng ý, bà Trường đưa cho Huynh 300 triệu đồng và sẽ cảm ơn thêm. Kết quả, con trai bà Trường được nâng 11,3 điểm cho môn Toán và Lịch sử.
Tương tự bà Trường, trước kỳ thi THPT 2018, bà Thành đến gặp bà Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La) để nhờ nâng điểm cho con trai đủ đỗ vào trường công an. Khi con trai được nâng 13,65 điểm ba môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, bà Thành đã cảm ơn bà Sọn 400 triệu đồng. Bà Thành sau đó còn đưa thêm 40 triệu đồng cho bà Sọn để nhờ nâng thêm điểm môn Ngữ văn tự luận cho con trai bà. Toàn bộ 440 triệu đồng nhận hối lộ, bà Sọn đã nộp cơ quan điều tra.
Trong phần luận tội, VKS cho rằng có đủ căn cứ cáo buộc nên đề nghị TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt bà Trường và bà Thành mỗi người 2-3 năm tù về tội Đưa hối lộ.
Cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khai bị ‘ép cung’
Tự bào chữa chiều nay, cựu phó giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Sơn La Trần Xuân Yến phản bác mọi cáo buộc của VKS với ông về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Yến cho rằng cơ quan công tố không chứng minh được ai đã nhờ ông nâng điểm và ông cũng không có động cơ vụ lợi.
Video đang HOT
Ông nói VKS không có cơ sở cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm chính giám sát thành viên Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm và kết quả bài thi. Nội quy kỳ thi THPT 2018 đã quy định quá trình chấm thi phải bố trí bộ phận giám sát gồm công an và thanh tra. Bởi vậy, ông không phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi với vai trò người giám sát.
Ông Yến cũng phản bác cáo buộc đồng thuận cho các bị cáo khác rút bài thi trắc nghiệm mang về sửa nâng điểm. Bởi quá trình điều tra và lời khai của các bị cáo khác đều khẳng định ông không chỉ đạo việc này. Hơn nữa, ông cũng không chỉ đạo cấp dưới Nguyễn Thị Hồng Nga xoá dữ liệu trên máy tính khi có đoàn kiểm tra như cáo buộc. Ông lo sợ bị mất dữ liệu nên chỉ đạo bà Nga sao chép ra các đĩa CD. Khi đoàn công tác của Bộ lên kiểm tra, mọi dữ liệu ở máy tính cơ quan còn nguyên nên ông đem đĩa CD đi tiêu huỷ.
Ông Yến còn cho rằng quá trình điều tra đã bị ép cung, mớm cung. Ngày 20/7/2018, ông được mời sang Công an tỉnh Sơn La làm việc nhưng bị giữ lại đến 4h sáng 23/7 mà không có lệnh. Thời gian này ông không được bố trí chỗ ăn ngủ nghỉ và trước khi được cho về, điều tra viên yêu cầu ông chép một bản cam kết.
Bị cáo Trần Xuân Yến. Ảnh: Phạm Dự.
Đối đáp sau đó, đại diện VKS vẫn khẳng định, với vai trò là tổ trưởng xử lý bài thi trắc nghiệm tại kỳ thi THPT 2018, ông Yến có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong tổ theo quy chế. Ông phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi trắc nghiệm của tổ.
Ông đã làm trái với nhiệm vụ được giao, nhận thông tin của 13 thí sinh sau đó chuyển cho cấp dưới Nga sửa bài thi nâng điểm. Ông không trực tiếp sửa bài thi nhưng đã không chỉ đạo “quét” bài thi xong phải niêm phong lại ngay. Việc này bị cho là cố tình tạo điều kiện để cấp dưới dễ dàng thực hiện việc rút, sửa bài thi nâng điểm. Ông Yến còn chỉ đạo Nga xoá dữ liệu trên máy tính và khi biết hành vi xóa dữ liệu đã bại lộ nên mang đĩa CD ra nghĩa trang đốt.
Một ngày trước, ông Yến bị VKS đề nghị TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt 7-8 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Ngày mai phiên toà xét xử 12 bị cáo về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ trong vụ án sửa điểm thi ở Sơn La tiếp tục phần tranh luận.
Cựu Giám đốc Sở GDĐT Hoàng Tiến Đức vắng mặt do đang chữa bệnh
Được triệu tập với tư cách người làm chứng nhưng ông Hoàng Tiến Đức - cựu Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La tiếp tục vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 5 người, do thẩm phán Quản Hữu Chiến làm chủ tọa. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 1 tuần.
Bước vào phần thủ tục, HĐXX thông báo chỉ có 4/49 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và 14/38 người làm chứng có mặt. Một số người có đơn xin xét xử vắng mặt, số còn lại vắng không lý do.
Bị cáo Trần Xuân Yến.
Đáng chú ý, cũng như phiên tòa tháng 10/2019, ông Hoàng Tiến Đức - cựu Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La được triệu tập tới tòa với tư cách người làm chứng tiếp tục có đơn xin xét xử vắng mặt với lý do đang trị bệnh.
Bị cáo Cầm Thị Bun Sọn.
Đại diện Viện kiểm sát cho rằng, sự vắng mặt của rất nhiều người được triệu tập không ảnh hưởng tới quá trình xét xử, vì những người này đã có lời khai trong hồ sơ vụ án và đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Bị cáo Đặng Hữu Thủy.
Bị cáo Nguyễn Minh Khoa
Bị cáo Nguyễn Khắc Hưng.
Bị cáo Lò Thị Trường.
Theo cáo trạng 12 bị cáo được đưa ra xét xử lần này gồm: 8 bị cáo bị truy tố về "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 356 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, gồm: Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La); Lò Văn Huynh (cựu Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GDDT tỉnh Sơn La); Cầm Thị Bun Sọn (cựu Phó Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GDĐT tỉnh Sơn La); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GDĐT tỉnh Sơn La); Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT tỉnh Sơn La), Đặng Hữu Thủy (cựu Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu); Đỗ Khắc Hưng (cựu cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La); Đinh Hải Sơn (cựu cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).
4 bị cáo bị truy tố về "Tội đưa hối lộ" theo Điểm e, Khoản 2 và Khoản 4 của Điều 364 Bộ Luật Hình sự năm 2015, gồm: Hoàng Thị Thành (cựu Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La); Lò Thị Trường (lao động tự do, tổ 4, phường Chiềng An, TP Sơn La); Trần Văn Điện (cựu cán bộ Trường Tiểu học và THCS Chiềng Cơi, TP Sơn La); Nguyễn Minh Khoa (cựu Phó Trưởng Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).
3 bị cáo bị truy tố về "Tội nhận hối lộ" theo Điểm c, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 4 của Điều 354 Bộ Luật Hình sự năm 2015, gồm: Cầm Thị Bun Sọn, Nguyễn Thị Hồng Nga và Lò Văn Huynh.
Trưởng phòng nâng điểm thi ở Sơn La bị đề nghị 25 năm tù Với cáo buộc nâng điểm cho hàng chục thí sinh và nhận hối lộ 1,3 tỷ đồng, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD&ĐT Sơn La bị đề nghị mức án 23-25 năm tù. Sau 4 ngày tranh tụng, chiều 24/5, đại diện VKSND Sơn La luận tội 12 bị cáo trong vụ nâng điểm thi THPT quốc gia năm 2018 cho 44 thí...