Phụ huynh, học sinh khóc ròng vì rớt mạng
Ba mẹ con chị Thu Thảo loay hoay vào Zoom, nhìn màn hình lúc quay tròn, lúc tối om. 4 tiết học online buổi sáng của con bị kéo dài thành 5 do rớt mạng.
7h30 ngày 6/9, hai con gái lớp 5 và 7 của chị Đặng Thu Thảo, 39 tuổi, ở phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, ngồi trước màn hình máy tính, bắt đầu buổi học Zoom đầu tiên của năm học mới. Cả hai dậy sớm, háo hức được gặp lại cô và các bạn, sắp sẵn đồ dùng cùng sách vở lên bàn, chờ được vào phòng Zoom.
Bận chăm đứa con nhỏ mới sinh, nhưng chị Thảo khá yên tâm sau khi sắp xếp cho mỗi con một phòng, với một máy tính riêng cùng tai nghe. Tối hôm trước, cả nhà cùng nhau chuẩn bị máy móc, xem lại đường truyền Internet.
Buổi học bắt đầu được vài phút, con lớn của chị Thảo chạy vào kêu “con bị out, không vào lại được”. Vài phút sau, đứa thứ hai cáu gắt vì mạng chập chờn, thoát ra liên tục, không nghe được cô nói gì. Vào group của lớp thông báo tình hình với cô giáo, chị Thảo thấy phụ huynh cũng kêu mạng lỗi, out ra liên tục.
Nhìn hai con căng thẳng, sợ không vào được sẽ bị cô điểm danh, chị Thảo chỉ biết động viên chờ đợi. Một lúc sau, cả hai mới vào được, vì còn phải chờ cô duyệt. Mạng trục trặc nên 4 tiết buổi sáng của hai con chị Thảo kéo dài thành 5 và kết thúc lúc hơn 11h.
“Có thể sáng nay các trường đồng loạt cho học sinh học Zoom nên quá tải. Lớp con tôi chỉ duy trì được 2/3 sĩ số, có bạn cả buổi không vào nổi”, chị Thảo nói. Phụ huynh lo học sinh khó nắm bắt được bài học, còn các con mất đi hứng thú học tập, ngồi học với tâm trạng nơm nớp sợ bị out.
Bà mẹ ba con cho biết các bố mẹ lớp con đang tính bỏ tiền mua riêng tài khoản thay vì dùng của nhà trường để đảm bảo lớp học được ổn định. Chị cũng đề xuất trường nên sắp xếp lịch học xen kẽ và cho học sinh học trên các phần mềm khác, ngoài Zoom, để tránh quá tải.
Con gái anh Quyền trong buổi học online sáng 6/9. Ảnh: Thanh Hằng
Cũng có con học trực tuyến, chị Nguyễn Thị Hoài, 32 tuổi, ở quận Thanh Xuân, sốt ruột vì mất gần một tiết đầu cả cô và trò bị thoát ra, vào lại. Con chị Hoài năm nay học lớp 2 một trường tiểu học công lập, được xếp học buổi sáng. Lịch học sáng nay của con gồm Tiếng Việt, Toán và Đạo đức. Môn Đạo đức phải học trên bản điện tử do nhà xuất bản chưa in đủ sách.
7h45 các con vào phòng, nhưng hơn 8h mới bắt đầu lớp học vì nhiều bạn vào muộn. Học được vài phút, tài khoản của con chị Hoài cùng nhiều bạn trong lớp bị thoát ra. Khi vào lại phòng, các con không xem được màn hình cô giáo. Tiết học buộc phải dừng lại một lúc để cô giáo sửa lỗi.
Video đang HOT
“Trong lúc học, thỉnh thoảng màn hình bị giật, âm thanh rè. May buổi đầu đều là kiến thức ôn lại nên các con đỡ sợ. Nhưng nếu học kiến thức mới, tôi e là con sẽ lơ mơ nếu không nghe rõ”, chị Hoài nói.
Chị Hoài thấy may mắn vì hiện làm việc tại nhà, có thể hỗ trợ con học trực tuyến, trong khi nhiều gia đình khó khăn hơn vì bố mẹ phải đi làm cả ngày.
Công tác tại một cơ quan nhà nước, anh Lê Quyền, 39 tuổi, ở quận Hoàng Mai, vẫn phải đi làm cách nhật. Tuy nhiên, vì vợ đang phải chăm con nhỏ và muốn hỗ trợ hai con lớn thật tốt trong buổi học đầu tiên, anh xin ở nhà hôm nay. Dù sẵn sàng máy móc trước buổi học gần 20 phút, anh Quyền không thể truy cập vào lớp học cho các con.
Trên nhóm chat Zalo chung của lớp, nhiều phụ huynh cũng cho biết “mạng yếu và rất chập chờn”. Thay vì bắt đầu lúc 8h như kế hoạch, lớp học online của các con anh Quyền đều bị muộn 15-20 phút. Nhiều em đến 8h30 chưa thể truy cập.
Suốt thời gian học, con anh Quyền nhiều lần bị mất kết nối. Những bạn khác bị thoát khỏi lớp liên tục, mỗi lần truy cập lại cần có sự phê duyệt của cô giáo nên buổi học nhiều lần gián đoạn, kết thúc muộn. Anh Quyền lo lắng nếu tình trạng này kéo dài, trong những ngày anh phải đi làm, vợ sẽ không thể cùng lúc giúp ba đứa trẻ. “Tôi sẽ theo dõi thêm 1-2 ngày tới, nếu đường truyền Internet của gia đình vẫn chậm thì sẽ chuyển sang 4G cho con học”, anh nói.
Đang làm việc tại một siêu thị, chị Việt Hoa, 45 tuổi, ở quận Hà Đông, liên tục nhận được tin nhắn “con không vào học được” của hai con lớp 4 và 9. Nơi làm việc chỉ cách nhà khoảng 3 km nhưng chị không thể về giữa chừng. Người mẹ sốt ruột, gọi điện nhờ hàng xóm sang xem giúp, nhưng người này cũng đang loay hoay với lớp học Zoom của con mình.
“Chồng làm xa, tôi cũng vẫn phải đến chỗ làm khi giãn cách nên các con ở nhà tự hỗ trợ nhau. Tôi khá lo lắng nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nhất là con lớn năm nay cuối cấp”, chị Hoa bày tỏ.
Chị cho rằng để tránh việc quá nhiều học sinh cùng học vào một khung giờ, các trường có thể chia giãn lịch sáng, chiều, tối với từng khối lớp. Việc này cũng tiện cho phụ huynh giúp các bạn nhỏ để giờ học hiệu quả hơn.
Hôm nay, khoảng 2 triệu học sinh Hà Nội cùng học trực tuyến do thành phố giãn cách, trường học đóng cửa. Hầu hết nhà trường sử dụng Zoom dạy học. Ghi nhận từ một số trường, buổi học đầu tiên nhiều học sinh bị thoát khỏi lớp. Thầy cô khắc phục bằng cách gửi tài liệu, đề nghị phụ huynh nâng cấp gói mạng.
Sĩ tử chia sẻ 'bát cháo hành' trong mùa thi tốt nghiệp THPT
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, nhiều sĩ tử bắt gặp những câu chuyện cảm động và chia sẻ lên mạng xã hội.
"Cháo hành" - ngôn ngữ mạng - được cộng đồng mạng dùng để nói về những câu chuyện nhân văn, cảm động, mang ý nghĩa truyền cảm hứng hoặc có ảnh hưởng đến cá nhân, cộng đồng.
Thuật ngữ "cháo hành" được sử dụng rộng rãi từ năm 2019, bắt nguồn từ một hội nhóm tên là "Cháo hành miễn phí" trên Facebook, dùng để chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa, giản dị ngoài đời thực.
Kể về câu chuyện hỏng xe giữa đường khi chở bạn đi thi, Nguyễn Phú Xuân (quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ, đây là trải nghiệm đáng nhớ của cả hai.
Bạn của Xuân năm nay dự thi tốt nghiệp THPT. Sáng 8/7, khi cả hai cùng nhau đến điểm thi trường THCS Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), xe máy bị hỏng giữa đường.
Lo lắng xe hết xăng, Xuân cùng bạn dắt xe đến cây xăng gần đó trong tâm trạng lo lắng, sợ muộn thi. Đổ xăng xong, xe của nữ sinh vẫn không thể nổ máy
Nhận thấy hai bạn trẻ lo lắng, sợ muộn thi, một nhân viên cây xăng đã cho Xuân mượn xe để chở bạn cho kịp giờ. Sau khi hoàn thành "nhiệm vụ" quan trọng, Xuân đem xe về trả lại nhân viên cây xăng và gửi tặng người đó một ổ bánh mì, cùng ly cà phê để cảm ơn.
"Mới đầu, chú từ chối nhận quà, em năn nỉ mãi chú mới nhận", Xuân tâm sự.
Câu chuyện cảm động của Nguyễn Phú Xuân thu hút hơn 30.000 lượt thích trên mạng xã hội. Nhiều người dành lời khen trước lòng tốt của nhân viên cây xăng.
Trước đó, chiều 6/7, sau khi làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT, Trần Thị Yến Nhi, học sinh lớp 12 Lý, trường THPT chuyên Bắc Giang, chia sẻ câu chuyện cảm động em bắt gặp tại điểm thi.
"Hôm nay mình đến trường lấy thẻ dự thi. Lúc đang đứng ở cổng trường chờ mẹ đến đón thì thấy cửa xe ô tô đậu gần đó dán một tờ giấy nhắc nhở cực dễ thương của bác bảo vệ. Nhìn ấm lòng quá, mình muốn chia sẻ bát cháo hành này đến mọi người, chúc các bạn 2k3 thi tốt", Yến Nhi viết.
Chỉ sau hơn 1 giờ chia sẻ, bài viết của nữ sinh nhận được hơn 2.300 lượt thích và nhiều bình luận cổ vũ, động viên thi tốt.
Bảo vệ trường THPT chuyên Bắc Giang nhắc nhở phụ huynh không đậu xe ở điểm thi. Ảnh: Yến Nhi.
Yến Nhi chia sẻ với Zing , trường THPT chuyên Bắc Giang, nơi nữ sinh theo học, cũng là nơi em thi tốt nghiệp THPT, có 3 bảo vệ. Nữ sinh không rõ bác bảo vệ nào đã cẩn thận dán tờ giấy nhắc nhở này. Hành động tinh tế này khiến Nhi và nhiều học sinh trường THPT chuyên Bắc Giang cảm động.
"Học sinh trường ai cũng quý các bác bảo vệ. Nhiều thế hệ học sinh trước khi ra trường đều chụp ảnh cùng các bác để làm kỷ niệm", Yến Nhi nói.
Năm nay, điểm thi trường THPT chuyên Bắc Giang có 795 thí sinh tham gia dự thi với tổng cộng 36 phòng thi (34 phòng thi chính và 2 phòng thi dự phòng). Ngoài ra, trường bố trí 1 phòng cách ly và 8 phòng chờ thi nhằm đề phòng trường hợp bất ngờ xảy ra.
Canteen trường THPT Phan Việt Thống tặng bánh cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Cao Phan Khánh Duy.
Cùng ngày, Cao Phan Khánh Duy, học sinh trường THPT Phan Việt Thống (Tiền Giang), chia sẻ câu chuyện cảm động em bắt gặp ở canteen trường. Trước ngày thi, canteen đã làm quầy đồ ăn miễn phí cho các sĩ tử kèm lời nhắn: "Mời các em ăn bánh. Chúc các em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi".
Theo thông tin Khánh Duy chia sẻ, chủ canteen là thầy Bùi Ngọc Việt, giáo viên dạy Vật lý của trường THPT Phan Việt Thống. Vài năm gần đây, khi đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, thầy Việt chuẩn bị quầy đồ ăn miễn phí để cổ vũ thí sinh thi tốt, đạt kết quả cao.
Trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2020, hình ảnh quầy bánh miễn phí của thầy Việt từng được đăng tải lên mạng xã hội và nhận nhiều lời khen của cộng đồng mạng.
Kiên Giang: Buộc cô giáo dùng bạo lực trên bục giảng làm tường trình và xin lỗi học sinh Ngày 15/6, ông Nguyễn Thế Anh - Hiệu trưởng trường THCS Dương Đông 1 (phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, Kiên Giang), cho biết đơn vị đã yêu cầu cô Trần Ngọc Mãi xin lỗi phụ huynh và học sinh bị nữ giáo viên này đánh trước đó. Trước đó, theo phản ánh của phụ huynh lớp 7/8 do cô Trần Ngọc...