Phụ huynh học sinh Hong Kong ‘vật lộn’ với dịch Covid-19
Khi cô Betty Lai Po-man nghe tin về sự lây lan virus Covid-19 hồi tháng 1/2020, cô đã quyết định rời Hong Kong (Trung Quốc) và đưa hai đứa con của mình tới Anh, nơi chồng cô Marco đang sống.
Sau khi ba mẹ con cô Lai tới Anh vào đầu tháng 2 và tự cách ly trong hai tuần, cô đã quyết định đưa con gái Bea, năm tuổi và Manu, ba tuổi đến trường học tại thành phố Suffolk, quê nhà chồng cô.
“Chúng tôi tới đây khi chẳng có kế hoạch nào cả, chỉ vì muốn tốt cho hai đứa trẻ. Thay vì để chúng ở nhà trong nhiều tháng, chúng tôi quyết định sẽ tới một nơi các con tôi có thể ra ngoài và chúng có thể tới trường. Chúng tôi đang cố cho cuộc sống của mình trở lại bình thường nhất có thể”, SCMP trích lời cô Lai nói.
Trong khi hàng trăm ngàn phụ huynh Hong Kong đang chịu tác động từ việc trường con mình theo học buộc phải đóng cửa khi chính quyền sở tại đang chống lại dịch Covid-19, Lai không phải là người duy nhất đưa con ra nước ngoài.
Nhiều trường học tại Hong Kong đóng cửa vì Covid-19. Ảnh: SCMP
Trong khi các trường học tại Hong Kong tiếp tục cho học sinh nghỉ học, bà mẹ hai con Chincia Harvey đã quyết định kéo dài chuyến du lịch của cô này tới Australia lẽ ra đã kết thúc từ cuối tháng Một, nay kéo dài tới cuối tháng Tư.
Cô Chincia dự định thăm gia đình mình tại Sydney trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên với việc các trường học tại Hong Kong đóng cửa, nên cô đã quyết định ở lại cùng hai con mình Mia và Lochlan. Sau khi hoàn tất việc cách ly trong 14 ngày, cô đã gửi con gái mình tới trường học, và con trai mình tới trường mẫu giáo.
“Nếu các ngôi trường không mở cửa, thì bạn sẽ có ít lựa chọn. Đây sẽ là rào cản lớn cho thời gian và việc học của các con tôi, nhưng chúng tôi đã may mắn khi có nơi để tới để có thể tiếp cận với hệ thống trường học. Tôi vẫn có nhiều lựa chọn khác. Tôi cũng cảm thấy nhiều gia đình không có nhiều lựa chọn, nên họ bắt buộc phải học tại gia”, cô nói.
Video đang HOT
Một số bậc cha mẹ lại chọn cách gửi con mình ra nước ngoài cho người thân, trong khi bản thân họ ở lại Hong Kong làm việc. Chẳng hạn như cặp vợ chồng Sioban và Barry Guilfoyle đã chọn cách này. “Trong lúc mọi người vẫn chưa rõ dịch Covid-19 sẽ giống như bệnh Ebola hay chỉ là cúm, thì chúng tôi đã đặt chuyến bay sớm nhất có thể”, cô Sioban cho biết.
Theo cô, một trong những lợi ích của việc này là hai con của mình tự phát huy tính độc lập. Cùng với công nghệ hiện nay, điều này đồng nghĩa với việc các con cô có thể ở bất kỳ nơi đâu, và vẫn có thể tiếp cận việc học.
Trong khi đó, một số bậc cha mẹ quyết định cho con mình học tại nhà. Chẳng hạn như cô Vergi Chan Wai-sze, làm y tá tại bệnh viện Adventist. Mỗi tối sau khi trở về nhà, cô lại bắt đầu ‘công việc mới’: gia sư.
“Có cảm giác như tôi đang dạy lớp đêm. Khi tôi về nhà lúc 7 giờ tối, tôi luôn cố dành thời gian cho con, nhưng điều này rất khó bởi các con tôi còn nhỏ. Tôi không thể để chúng với chiếc Ipad cả ngày được. Tôi cần ở bên để giúp chúng và giám sát việc học”, cô cho biết.
Cô Chan còn nói rằng, cô hiểu các giáo viên Hong Kong đã làm hết sức mình trong hoàn cảnh bắt buộc, nhưng tình thế đang đặt ra nhiều áp lực lên các bậc phụ huynh. Và điều này có thể sẽ là khó khăn với nhiều bậc phụ huynh, bởi một số người không có trình độ học vấn tốt để có thể dạy con họ các môn như vật lý hay khoa học.
“Tôi cảm thấy bực bội, bởi tôi không phải là giáo viên nên tôi không chắc mình có thể giải thích kiến thức đúng hay không. Trong tuần đầu tiên, con trai tôi đã khóc. Tôi cảm thấy lo lắng về điều gì đã xảy ra với mối quan hệ giữa mẹ-con chúng tôi”, cô Chan nói thêm.
Theo vietnamnet
Cha mẹ Hong Kong không trả tiền cho trường vì con nghỉ tránh corona
Nhiều trường đứng trước nguy cơ đóng cửa hoàn toàn khi học sinh được nghỉ học dài ngày, phụ huynh không đồng ý đóng tiền học, thầy cô không được trả lương.
Gần 70% trường mẫu giáo ở Hong Kong cho biết phụ huynh từ chối đóng học phí khi các trường học đóng cửa sau sự bùng phát của dịch Covid-19.
Theo kết quả khảo sát từ Hội liên hiệp giáo viên chuyên nghiệp Hong Kong (PTU), hơn 40% trường phải đối mặt với các vấn đề tài chính nghiêm trọng, thậm chí là đóng cửa.
Từ sau Tết Nguyên đán, mọi hoạt động tổ chức lớp học ở các cấp đều bị đình chỉ. Theo thông báo mới nhất của Phòng Giáo dục Hong Kong, tất cả học sinh, sinh viên đều nghỉ học đến hết ngày 16/3 là sớm nhất.
Các thành viên Ban chấp hành của PTU công bố kết quả khảo sát. Ảnh: Chan Ho-him.
Bà Ivy Leung Sau-ting, hiệu trưởng một trường mẫu giáo và thành viên Ban chấp hành của PTU, cho biết đang "vật lộn" để có thể trả lương cho giáo viên. Đặc biệt, trường tư thục và những trường không được nhận trợ cấp của chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động hàng ngày.
"Nếu phụ huynh không chấp nhận trả tiền học thì chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác", bà nói.
Tuần trước, Liên đoàn lao động ngành Giáo dục Hong Kong cũng nêu ra nhiều khó khăn tại các trường mầm non vì hơn một nửa phụ huynh từ chối trả học phí đầy đủ.
Bà Nancy Lam Chui-ling, hiệu trưởng một trường mẫu giáo và Phó Chủ tịch Liên đoàn, dự đoán có tới 200 trường mẫu giáo tư nhân phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa hoàn toàn.
Học sinh Hong Kong đã nghỉ học kể từ đầu tháng 2 đến nay. Ảnh: SCMP.
Trong khi đó, Phòng Giáo dục lại phản hồi rằng họ không nhận được bất cứ yêu cầu giúp đỡ nào. Ngoài ra, Phòng sẽ cung cấp một khoản trợ cấp đặc biệt cho các trường mẫu giáo để giúp đỡ về chi phí vệ sinh lớp học.
Mới nhất, chính quyền Hong Kong công bố gói trợ cấp tài chính 3,2 tỷ USD dành cho các trường mẫu giáo nhưng chưa thấy triển khai.
Không chỉ riêng các trường học, gần 1.000 trung tâm giáo dục và học thêm cũng đang gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh. Liên minh các Trung tâm Giáo dục Hong Kong đã biểu tình bên ngoài Văn phòng Chính phủ nhằm yêu cầu trợ giúp về tài chính.
Buổi biểu tình vừa qua của Liên minh các Trung tâm giáo dục Hong Kong. Ảnh: Felix Wong.
Ông Trevor So Tik-hei, người phát ngôn của tổ chức này, cảm thấy không công bằng khi các trung tâm giáo dục không nhận được bất kỳ hỗ trợ tài chính nào.
"Thật kỳ lạ khi chính phủ trợ cấp tài chính cho nhiều lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ, du lịch... nhưng trừ giáo dục ra", ông nói.
Noriko Serada (57 tuổi), giám đốc một trường múa ba lê ở Vịnh Causeway, cho biết trường múa bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian vừa qua và sắp không thể trụ lại được nữa.
"Trường đã đóng cửa kể từ tháng 2 đến giờ, và có thể là hết tháng 3 nữa. Như vậy, chúng tôi đã mất gần 12.900 USD. Nếu vẫn tiếp tục không có doanh thu, chúng tôi không thể trả tiền thuê nhà cũng như lương giáo viên để duy trì trường múa", bà chia sẻ.
Theo Zing
Hồng Kông: Trường học đóng cửa, phụ huynh muốn hoàn học phí Email chồng chất, phía công ty gọi điện liên tục, công việc ngập đầu nhưng những đứa trẻ của Jackie Yang không chịu ngồi yên học bài để cô tập trung làm việc. Ảnh minh họa Phụ huynh đòi trả lại học phí "Mẹ ơi, con không đăng nhập được máy tính", hay "Mẹ ơi, in bài tập cho con"... Cứ như thế...