Phụ huynh hành xử bạo lực – nhà trường cần làm gì?
Gần đây, vài câu chuyện về ứng xử thiếu tính giáo dục của một số phụ huynh trong môi trường giáo dục khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Chỉ vì mâu thuẫn giữa các con mà phụ huynh sẵn sàng vào tận lớp đánh trẻ.
Bảo vệ nhà trường phải là những “rào chắn” quan trọng đối với học sinh. Ảnh minh hoạ: IT
Vậy, nhà trường cần làm gì khi có phụ huynh hành xử bạo lực?
Những câu chuyện gây nhức nhối
Cách đây không lâu, dư luận ở Lào Cai nổi sóng vì mộthọc sinh mầm non mới 2 tuổi, hoàn toàn không có khả năng phản kháng, bị phụ huynh “dằn mặt” chỉ vì… cắn bạn. Mới nhất là tại Điện Biên, chỉ vì mâu thuẫn giữa 2 học sinh lớp 6 mà một phụ huynh đã đến tận lớp đánh bạn của con mình. Nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo vệ học sinh. Tuy nhiên, điều khiến dư luận phẫn nộ và quan tâm hơn là vấn đề đạo đức của những phụ huynh “đặc biệt” này.
Ngày nay, do các quy định có phần cởi mở hơn nên vai trò đồng hành giáo dục học sinh của phụ huynh ngày càng tăng. Cũng bởi vậy, nhiều hành xử thái quá của một bộ phận phụ huynh đã gây tác dụng ngược.
Phụ huynh ngày càng quan tâm đến vấn đề học tập, rèn luyện của con tại trường. Việc họ can thiệp vào các hoạt động của giáo viên và nhà trường đã không còn quá xa lạ. Từ việc con học bài gì, cô chữa bài ra sao đến việc cô có chăm sóc con không, con có bị bạn bè bắt nạt không… đều được phụ huynh “để mắt” và cho đó là những hành động cần thiết để bảo vệ con em mình.
Theo TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sự can thiệp quá sâu của phụ huynh vào các hoạt động của con tại trường ở góc độ nào đó là đẩy con vào vòng nguy hiểm. Lý do là khi chúng ta liên tục can thiệp, nhà trường sẽ không thể hoạt động đúng như các nội quy đã công bố. Đôi khi, nhà trường cũng e ngại sẽ trở thành nạn nhân của một vụ ném đá “sáng nhất Facebook” nên nhiều lúc phải chấp nhận cả những đòi hỏi vô lý của phụ huynh.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ: IT
Cấp thiết vấn đề an ninh trường học
Bà Hứa Thu Huyền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Biên (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: Câu chuyện về hành xử thiếu kiềm chế của một số phụ huynh thực sự khiến những người làm giáo dục thấy đau lòng và bất an. Hàng ngày, chúng tôi dạy con cái họ về kiến thức, đạo đức, kỹ năng sống và cách ứng xử văn hoá.
Tuổi học trò có thể có những hành xử bồng bột, nhưng nếu biết cách hoá giải, cùng với can thiệp kịp thời thấu tình đạt lý của các thầy cô giáo, mọi cơn bực giận của trẻ sẽ qua đi nhanh chóng, nhường chỗ cho đoàn kết và tiến bộ.
“Hành động đến trường giúp con giải quyết mâu thuẫn với bạn học bằng vũ lực thực sự là câu chuyện buồn. Mong phụ huynh hiểu và tôn trọng, khi học sinh vi phạm khuyết điểm tại trường, GV, nhà trường có trách nhiệm giải quyết. Việc phụ huynh bênh con, xông vào trường, bất chấp nội quy, quy định, hành xử côn đồ, hành hung học sinh thậm chí hành hung cả giáo viên là tấm gương xấu cho lớp trẻ. Hành động này có thể gây vết hằn tâm lý cho các em khi phải chứng kiến vụ việc và dĩ nhiên không thể tốt cho đứa con mà họ mong muốn bảo vệ. Chuyện xảy ra ngoài sự kiểm soát của bảo vệ và nhà trường, nhưng hiệu trưởng lại là người chịu trách nhiệm. Chúng tôi mong có những quy định, hỗ trợ tăng cường an ninh trường học, để ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi phản giáo dục này trong môi trường giáo dục.”, bà Hứa Thu Huyền nói.
Hiện nay, vị trí nhân viên bảo vệ trường học thường là hợp đồng, với mức lương khiêm tốn. Đa phần họ không có nghiệp vụ an ninh mà chủ yếu chỉ đánh trống, mở cửa, phát hiện hành vi sai trái, trông giữ tài sản và can thiệp các xung đột đơn giản trong phạm vi trường. Việc xử lý và ứng phó với các tình huống bất thường của phụ huynh học sinh là quá sức và quá thẩm quyền đối với họ.
Theo Luật sư Nguyễn Huế (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Để giảm thiểu những trường hợp ứng xử thiếu văn hoá của phụ huynh trong môi trường giáo dục, các trường học cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình và chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần cho nhà giáo và học sinh trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với công an khu vực trong việc giữ an ninh trường học, hạn chế tối đa việc phụ huynh hay người lạ tiếp xúc trực tiếp với khu vực học sinh.
Hành vi chửi bới, xúc phạm, đánh đập học sinh lớp 6 tại trường học của vị phụ huynh ở Điện Biên là hành vi côn đồ, không chỉ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh bị đánh mà còn ảnh hưởng đến các em khác.
Hành vi của vị phụ huynh đã gây thương tích cho em học sinh, dù dưới 11% nhưng có tính chất côn đồ và gây thiệt hại đến sức khỏe của người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt có thể lên đến 3 năm tù. – Luật sư Nguyễn Huế
Trường MN lấy trẻ làm trung tâm: "Cú hích" tổng thể cho giáo dục mầm non
Sau 5 năm triển khai chuyên đề "Xây dựng trường mầm non (MN) lấy trẻ làm trung tâm" tại Lào Cai, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện.
Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp trong quá trình triển khai "xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Cô và trò HS Trường MN Việt Hà (thành phố Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: NTCC
Tăng cả chất và lượng
Từ 3 mô hình điểm được triển khai năm học 2016 - 2017, đến nay 100% cơ sở giáo dục MN đã thực hiện chuyên đề. Có 30 trường, 195 nhóm, lớp thực hiện điểm về chuyên đề. 100% phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố và trường MN đã nhận thức được tầm quan trọng, hiệu quả của việc triển khai chuyên đề để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch gọn các điểm trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập và huy động được sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng trong xây dựng, cải tạo môi trường giáo dục và phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bà Nguyễn Thị Thơm - Trưởng phòng GDMN (Sở GD&ĐT) Lào Cai còn chỉ ra những kết quả đáng kể như: Tạo được phong trào thi đua xây dựng cảnh quan trong các nhà trường, môi trường giáo dục có sự thay đổi rõ nét.
Nhiều đơn vị đã tận dụng được nguyên liệu sẵn có của địa phương để thiết kế đồ chơi tự tạo và tạo môi trường phong phú cho trẻ khám phá, trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN.
Đội ngũ cán bộ quản lý, GV xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung giáo dục theo chương trình giáo dục MN một cách linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương....
Đặc biệt để triển khai "Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm", các trường đã huy động được nguồn xã hội hóa để cải tạo, xây dựng môi trường, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Tăng cường sự phối kết hợp giữa phụ huynh HS với nhà trường trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Thơm, trẻ được trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, hứng thú trong môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống và phát huy được khả năng của mỗi cá nhân...
Cô Trịnh Thị Én - Hiệu trưởng Trường MN Hoa Đào (huyện Sa Pa - Lào Cai) khẳng định: Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ được hoạt động, tự tin trong giao tiếp. Trước đây, GV nói nhiều, HS thụ động tiếp nhận thì nay phương pháp này bị loại bỏ hoàn toàn. Trẻ được đặt vào trung tâm mọi hoạt động giáo dục khiến chất lượng tăng lên đáng kể theo từng năm...
HS được trải nghiệm nhiều mô hình giáo dục mới tại Trường MN Việt Hà (TP Lào Cai - Lào Cai). - Ảnh: NTCC
Tiếp tục phát huy
Bà Nguyễn Thị Thơm cho rằng: Hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và hiệu quả của chuyên đề. Cùng đó, việc triển khai chuyên đề ở một số đơn vị chưa quan tâm nhiều tới các điểm trường lẻ và cơ sở GDMN có điều kiện khó khăn.
Một số trường ở các huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn diện tích sân vườn và lớp học còn hẹp, ảnh hưởng đến việc xây dựng và cải tạo, sắp xếp môi trường giáo dục theo định hướng bộ tiêu chí quy định.
Bên cạnh đó, còn tình trạng cán bộ quản lý triển khai, thực hiện hình thức, chưa vận dụng phù hợp các tiêu chí với thực tiễn; chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho trẻ trải nghiệm và khám phá môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Kỹ năng thực hành tổ chức hoạt động của một số GV trẻ, GV người dân tộc thiểu số trong tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế.
Theo bà Nguyễn Thị Thơm, giai đoạn tới 2021 - 2025, ngành GD-ĐT Lào Cai tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm"; Đổi mới công tác tham mưu, tuyên truyền và phối hợp; Nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng chăm sóc, giáo dục; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, hội nhập và hợp tác quốc tế...
Áp lực dư luận khiến giáo viên buông tay, học sinh, gia đình và xã hội đều thiệt Một sự việc xảy ra dù lỗi thuộc về phụ huynh nhưng nhiều trường học thường giải quyết theo kiểu "dĩ hòa vi quý", buộc giáo viên phải nhận sai và đến nhà xin lỗi Hơn một tháng nay, một trường học nơi chúng tôi giảng dạy đang đối mặt với sự khủng bố của một phụ huynh học sinh mà nguyên nhân...