Phụ huynh Hà Nội sốt ruột vì học sinh ở “vùng xanh” chưa trở lại trường
Không chỉ phụ huynh, mà cả giáo viên, trường học ở “vùng xanh” của Hà Nội cũng sốt ruột việc học sinh chưa được trở lại trường.
Sẵn sàng chờ “lệnh” trở lại trường
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay 21/10, ông Hoàng Nguyên Ưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết, ngày 1/10, địa phương này phát hiện một ca F0 liên quan đến chùm bệnh ở Bệnh viện Việt Đức.
Ca lây nhiễm này được rà soát phát hiện ngay nên từ đó đến nay, địa phương này là “vùng xanh” vì chưa có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo ông Ưng, địa phương rất mong muốn được cho học sinh trở lại trường, bởi việc học trực tuyến đương nhiên không được chất lượng như học trực tiếp, nhất là với cấp tiểu học.
“Chúng tôi đã sẵn sàng cơ sở vật chất, vệ sinh trường lớp sạch sẽ thường xuyên, chỉ cần chờ ‘lệnh’ là học sinh có thể đến trường”, ông Ưng nói.
Tại huyện Ba Vì, đợt dịch thứ 4 địa phương này có 8 ca F0, trong đó ca mắc gần nhất vào ngày 13/8, nghĩa là hơn hai tháng, huyện này chưa có thêm ca mắc mới.
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì, cho biết địa phương này có hơn 60.000 học sinh ở cả 3 cấp. Học sinh ở xã nào chủ yếu học tập trung ở xã đó, không phải đi chéo xã.
Nhiều trường học ở “vùng xanh” chuẩn bị cơ sở vật chất, phun khử khuẩn sạch sẽ, sẵn sàng cho học sinh trở lại trường bất cứ lúc nào (Ảnh: Toàn Vũ).
Do đó, với tình hình kiểm soát dịch như thế, mong muốn của ông có thể cho học sinh, ít nhất là lớp 6, lớp 9 và lớp 12 đi học trực tiếp. Đối tượng học sinh trung học có ý thức cao hơn về phòng dịch, và các nhà trường đã chuẩn bị kỹ các biện pháp giãn cách, phòng dịch.
Địa bàn Sóc Sơn hiện có 85.000 học sinh. Ngày 2/10, địa phương này phát hiện 2 ca F0 liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Việt Đức. Sau khi rà soát và xét nghiệm, 22/22 trường hợp liên quan đến ca mắc này đều âm tính.
Từ đó đến nay, gần 20 ngày địa phương này không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các nhà trường thường xuyên vệ sinh đảm bảo cơ sở vật chất có thể trở lại trường học bất cứ lúc nào.
Toàn huyện Sóc Sơn đã áp dụng hình thức học trực tuyến. Mặc dù các nhà trường rất cố gắng, nhưng trao đổi với PV Dân trí trước đó, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, việc học trực tuyến chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% so với học trực tiếp, vì còn liên quan đến đường truyền, máy móc.
Video đang HOT
“Học trực tuyến dài ngày ảnh hưởng tác phong, tư thế, ý thức của học sinh. Đặc biệt, với các học sinh đầu cấp như lớp 1, thầy cô phải nắn từng nét bút. Học sinh các lớp 2, lớp 6 phải áp dụng Chương trình SGK mới rất cần hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên”, Trưởng phòng GD-ĐT Sóc Sơn cho hay.
Nghiêng về phương án 1, cho “vùng xanh” trở lại trường
Sở GD-ĐT đã trình 4 phương án đề xuất cho học sinh trở lại trường. Tuy nhiên, ngay sau đó, đơn vị này đã rút phương án đề xuất trên.
Theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, sở dĩ đơn vị này rút văn bản đề xuất vì đợi phương án mới, trong đó phải chờ đánh giá mức độ dịch theo các cấp độ 1,2 của các xã, dựa trên đánh giá đó mới xây dựng phương án cho học sinh đi học như thế nào.
Cụ thể 4 phương án mà Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất như sau:
Phương án 1: Đối với 18 huyện và thị xã, học tại trường gồm toàn bộ học sinh các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Học sinh 12 quận học tại trường: học sinh các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Học trực tuyến tại nhà: các khối lớp 1, 2, 3, 4, 7, 8 (địa bàn 12 quận); Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.
Tiếp tục nghỉ tại nhà: cấp học mầm non.
Thời gian thực hiện: từ ngày 25/10/2021.
Thành phố Hà Nội “lừng chừng” công bố cấp độ dịch và chưa quyết định phương án để học sinh trở lại trường khiến người dân có nhiều băn khoăn (Ảnh: Việt Hà).
Phương án 2: Học sinh đi học tại trường: học sinh các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp 11 lớp 12 của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên toàn Thành phố.
Học trực tuyến tại nhà: các khối lớp 1, 2, 3, 4, 7, 8; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.
Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ tại nhà.
Thời gian thực hiện từ 25/10.
Phương án 3: Hà Nội đề xuất học tại trường gồm toàn bộ học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn Thành phố; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.
Tiếp tục nghỉ tại nhà: Cấp học mầm non.
Thời gian thực hiện: từ ngày 25/10/2021.
Phương án 4: Tất cả học sinh các cấp toàn Thành phố gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn sẽ bắt đầu học từ kỳ II năm học 2021- 2022; Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy. Thời gian thực hiện: từ ngày 17/01/2022.
Chia sẻ với PV, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện nay khoảng 96,7% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã được tiêm một mũi vắc xin ngừa Covid-19, trên 60% được tiêm mũi 2.
Trong số các phương án trên đây, Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội đang nghiêng về phương án 1, tạm thời cho 100% học sinh mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên của 18 huyện, thị xã “vùng xanh” trở lại trường học trực tiếp. 12 quận còn lại kết hợp học trực tiếp và trực tuyến.
Trong đó các lớp 5, 6, 9, 10, 11, 12 sẽ học trực tiếp, các lớp còn lại và cấp mầm non tiếp tục học trực tuyến, qua truyền hình. Sau một tuần trở lại trường, căn cứ vào cấp độ dịch do ngành y tế quy định và tình hình dịch trên địa bàn, sẽ quyết định việc cho học sinh các lớp đang học trực tuyến, qua truyền hình và cấp mầm non trở lại trường học trực tiếp.
Trong điều kiện dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, việc Thủ đô Hà Nội cẩn trọng từng bước nới lỏng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, Thành phố Hà Nội “lừng chừng” công bố cấp độ dịch và chưa quyết định phương án để học sinh trở lại trường khiến người dân có nhiều băn khoăn.
Hà Nội có nên mở cửa trường học vùng xanh?
Sau thời gian dài học trực tuyến, được quay lại trường là mong mỏi của cả nhà trường, phụ huynh và học sinh, nhất là tại các vùng xanh của Hà Nội.
Trường ở vùng xanh... dạy "chui"
Về sự việc trường học vùng xanh đón học sinh quay lại trường "chui" gây xôn xao dư luận, ông Hồ Việt Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cho biết ngay khi nhận được thông tin phản ánh có trường học trên địa bàn tự ý mở cửa đón học sinh, huyện đã yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra, xác minh vi phạm và đưa ra các quyết định xử lý.
"Huyện đã đình chỉ ngay hoạt động của trường ngay khi phát hiện sai phạm, yêu cầu phụ huynh đến đón học sinh. Đồng thời, rà soát các trường hợp di chuyển từ vùng dịch, khử khuẩn khu vực trường, lớp học và khuyến cáo phụ huynh, giáo viên hạn chế tiếp xúc đông người, tự cách ly theo dõi tại nhà", Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn thông tin.
Thông tin về mức xử phạt đối với Trường Liên cấp Mầm non - Tiểu học - THCS Capitole, UBND huyện Sóc Sơn cho biết đã phạt 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của nhà trường.
Nhiều người thừa nhận học trực tuyến chỉ với một chiếc điện thoại tồn tại nhiều hạn chế - Ảnh: Đại Minh
Thừa nhận sai phạm trong việc tự ý mở cửa đón học sinh trở lại trường học, đại diện ban giám hiệu trường Liên cấp Mầm non - Tiểu học - THCS Capitole cho biết, đã tuân thủ và chấp nhận hình thức xử phạt theo quy định.
"Xuất phát từ nhu cầu thực tế của phụ huynh đi làm không ai trông con nhỏ, học sinh sau khi nghỉ dịch sa sút học tập, giáo viên phải bỏ nghề do không có thu nhập nên chúng tôi mới dám liều mình mở cửa đón học sinh. Chúng tôi nhận sai và chịu mọi hình thức xử phạt nhưng "cực chẳng đã mới phải vậy". Mong các cấp lãnh đạo có phương án để học sinh vùng xanh được trở lại trường học và cũng là tạo điều kiện cho phụ huynh, giáo viên. Bởi lẽ, lâu nay huyện Sóc Sơn không có ca mắc mới nhưng vẫn phải chung cảnh tạm dừng đến trường", đại diện ban giám hiệu nhà trường bày tỏ.
Chị Nguyễn Hà Nhi, một phụ huynh, chia sẻ: "Nhận thấy trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất, số lượng dưới 10 học sinh/lớp nên chúng tôi cho con đến trường".
Mong muốn cho học sinh vùng xanh quay lại trường
Sau thời gian dài học trực tuyến, nhu cầu được trở lại trường không chỉ là mong mỏi của học sinh, mà cả phụ huynh và giáo viên, đặc biệt tại các "vùng xanh" như Mê Linh, Sóc Sơn, Quốc Oai, Đông Anh... Có những địa phương trong vài tháng trở lại không xuất hiện ca nhiễm mới nhưng học sinh vẫn phải chịu chung cảnh tạm dừng đến trường.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, giáo viên Trường THCS Chu Văn An (Thanh Trì, Hà Nội), mong TP sớm có phương án, giải pháp cụ thể để học sinh vùng xanh được đến trường học trực tiếp. Điều này vừa tạo điều kiện cho các con, nhất là với học sinh đầu cấp và đặc thù như học sinh lớp 1 vừa giúp phụ huynh an tâm đi làm.
Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT Hà Đông, với những vùng đã qua 1 tháng không có ca mắc mới, có thể cho học sinh tới trường để cô trò dạy - học đảm bảo chất lượng hơn. Phía các trường học, luôn sẵn sàng tinh thần cũng như chuẩn bị thuốc khử khuẩn, máy đo nhiệt độ... nên khi học sinh được phép quay lại trường học có thể triển khai ngay.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mê Linh, đề xuất TP cân nhắc, tính toán thí điểm cho học sinh ở các vùng xanh đi học trở lại. Ban đầu có thể cho học sinh đầu cấp, cuối cấp như: lớp 1, lớp 6, lớp 9, lớp 12 tới trường. Sau 1-2 tuần đảm bảo an toàn có thể mở rộng ra cho các khối lớp khác.
"Khi học sinh vùng xanh đi học trở lại, trường có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ có thể chia đôi lớp học để đảm bảo giãn cách", ông Hậu nói.
Ở một diễn biến khác, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng hiện tại Hà Nội nên nới lỏng thêm, có thể cho phép nhà hàng được đón khách hay trường học đón học sinh... nhất là khi Hà Nội đang tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 để bao phủ mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1, tiêm vét cho những trường hợp chưa tiêm.
"Nếu học sinh được tiêm vắc xin thì nên cho đi học lại. Tất nhiên lúc này cũng phải chấp nhận rủi ro nhất định. Thời gian qua, học sinh ở nhà đã quá dài, không những bị khuyết kiến thức về văn hóa mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tinh thần, thể chất do trẻ em không được giao tiếp với thầy cô, bạn bè", ông PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nên tính toán sớm việc cho học sinh quay lại trường và đương nhiên khi học sinh đi học cần có quy định chặt chẽ đối với nhà trường, gia đình và học sinh. Bất kỳ gia đình nào có người sốt, ho, khó thở, có triệu chứng nghi ngờ thì học sinh buộc phải nghỉ học, phải khai báo y tế, để nhà trường phối hợp với y tế xử lý. Ở trường học cũng hạn chế việc giao tiếp giữa các lớp với nhau.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...