Phụ huynh Hà Nội phải tịch thu điện thoại vì con chểnh mảng học tập, hành động sau đó của con khiến chị bế tắc hoàn toàn
Trước hành động của con, người mẹ này đã phải lên mạng “ cầu cứu” ý kiến của các phụ huynh khác.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã mang lại cho trẻ em nhiều cơ hội tiếp cận các thiết bị điện tử hơn bao giờ hết. Từ máy tính bảng, điện thoại thông minh đến các loại máy chơi game, không thể phủ nhận rằng, các thiết bị này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và cả quá trình giáo dục của trẻ em hiện đại. Việc tiếp xúc với thế giới số từ nhỏ giúp trẻ mở rộng kiến thức và kỹ năng sống, nhưng cũng đặt ra những thách thức về việc quản lý thời gian và tác động đến sự phát triển của chúng.
Mới đây, một người mẹ Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện của con mình lên một hội nhóm phụ huynh. Theo đó, vì thấy suốt ngày con chỉ ngồi bấm điện thoại mà chểnh mảng học hành nên người mẹ này đã quyết tịch thu điện thoại. Nhưng hành động của con sau đó mới khiến phụ huynh lo lắng.
Cụ thể, trong suốt 2 tuần trời, con không nói chuyện với mẹ, điều này khiến phụ huynh lo lắng không biết nên xử lý thế nào. “Có nhà anh chị nào như em không cho em chút lời khuyên với ạ, chứ em bế tắc quá”, người mẹ này hỏi ý kiến.
Ảnh minh họa
Bên dưới phần bình luận, netizen thi nhau để lại quan điểm của mình. Nhiều netizen đồng cảm với vị phụ huynh này. Khi thấy con cái chểnh mảng học tập, mà việc chểnh mảng này lại do các thiết bị điện tử, phụ huynh nào cũng sẽ lo lắng.
Song song với đó, không ít người lại cho rằng việc người mẹ này tịch thu con mà không có bất kỳ sự khuyên nhủ nào như vậy sẽ khiến con sinh ra tâm lý phản kháng. Hơn nữa, nếu việc học tập của con có vấn đề thì phụ huynh cần bình tĩnh tìm hiểu nguồn cơn, thay vì đổ hết cho điện thoại.
- Thu điện thoại phải có cớ, chứ độp một cái mà thu luôn thì con chắc chắn sẽ phản kháng. Bởi dù gì đi chăng nữa, ban đầu cha mẹ mua cho dùng mà.
- Nhà mình khi phát điện thoại cho con dùng thì có hẳn nội quy sử dụng điện thoại, con đồng ý thì ký tên vào, dán ở bàn học. Hàng ngày điện thoại bị giới hạn thời gian chỉ được dùng không quá 2 tiếng ngày thường, 4 tiếng ngày nghỉ và giới hạn từng ứng dụng (YouTube và Facebook không quá 1 tiếng), điện thoại có 3G định vị cả ngày nhưng chỉ được mở sau giờ tan học tại trường buổi chiều của con. Khi con hoàn thành xong bài và công việc hàng ngày thì có thể thưởng thêm thời gian. Vì tất cả đã giao hẹn ngay từ đầu, nên đến hiện tại mọi việc vẫn tạm trong tầm kiểm soát, còn hồi sau chưa biết.
Video đang HOT
- Mình nghĩ nên giới hạn thời gian dùng thôi. Cái điện thoại giờ là cả thế giới của các con, tịch thu hay cấm sử dụng chẳng khác gì phá hủy thế giới của con. Mình thấy nhiều bố mẹ cũng bấm điện thoại cả ngày mà, như thế thì làm sao có thể cấm được con.
- Bạn muốn mọi người hướng dẫn , nhưng thật sự giờ rất khó bạn ơi. Giờ chỉ còn cách trả điện thoại lại cho con và nói với con rằng, con cứ sử dụng đi nhưng con phải chịu khó học hành. Nếu con sử dụng điện thoại mà con học tốt hơn thì mẹ sẽ mua cho con điện thoại xịn hơn, nhiều chức năng hơn, còn không thì ngược lại.
Ảnh minh họa
Cha mẹ cần làm gì nếu con chỉ thích dùng điện thoại mà lơ là việc học tập?
Trong thời đại công nghệ số, việc trẻ em mải mê với điện thoại thông minh và lơ là học tập đã trở thành một thách thức lớn đối với cha mẹ. Để đối phó với tình trạng này, bước đầu tiên và quan trọng nhất là cha mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân khiến con mình bị lôi cuốn bởi thiết bị di động. Có thể con đang tìm kiếm sự thư giãn, kết nối với bạn bè, hoặc đơn giản là tránh áp lực từ việc học hành. Thấu hiểu điều này, cha mẹ có thể bắt đầu thiết lập các quy tắc sử dụng điện thoại hợp lý, đồng thời tạo cơ hội để con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thể thao, hoặc nghệ thuật.
Cha mẹ cần phải trở thành tấm gương về việc cân bằng giữa công việc và giải trí, hạn chế sử dụng điện thoại trong những khoảnh khắc quan trọng như khi ăn cơm, trò chuyện với con cái. Ngoài ra, cha mẹ có thể cùng con thiết lập thời gian biểu học tập và thời gian giải trí rõ ràng, khuyến khích con tự quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả.
Nếu con cái vẫn chưa cải thiện tình hình, cha mẹ có thể cần tới sự hỗ trợ của các chuyên gia để tìm ra các giải pháp phù hợp với tính cách và nhu cầu của con. Đôi khi, việc sử dụng phần mềm giám sát và hạn chế thời gian trên màn hình có thể cần thiết, nhưng luôn nhớ rằng sự đối thoại và hiểu biết lẫn nhau là chìa khóa để tạo ra sự thay đổi lâu dài.
Cuối cùng, không bao giờ quên ca ngợi và khen ngợi con khi chúng có những hành động tích cực như dành thời gian cho việc học hoặc tham gia vào các hoạt động gia đình. Sự công nhận và tình yêu thương sẽ khích lệ con phát triển những thói quen tốt và cảm thấy được hỗ trợ trong mọi tình huống.
Phụ huynh Hà Nội chán nản "cầu cứu" khi con trai mới 15 tuổi đã đua đòi, cả ngày chỉ lo làm việc này thay vì học hành
Người mẹ này tỏ rõ sự bất lực trước những biểu hiện của con.
Trong hành trình nuôi dạy con cái, mỗi bậc phụ huynh đều mang trong mình khát khao rằng con mình sẽ phát triển một cách toàn diện, vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ và tâm hồn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự kỳ vọng lớn lao ấy cũng đi đôi với những kết quả như ý.
Mới đây, một phụ huynh Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện của con mình trên một hội nhóm có hơn 300 nghìn người theo dõi. Theo đó, ngay từ đầu, vị này đã bày tỏ sự thất vọng của bản thân khi con trai sinh năm 2009 ngày càng trở nên vô cảm, bàng quan với mọi thứ. Đặc biệt, con chỉ thích lướt TikTok mỗi ngày mà không chịu học tập. Đã thế, lúc nào con cũng nằng nặc đòi bố mẹ mua xe máy, điện thoại để phục vụ nhu cầu cá nhân. Điều này khiến người mẹ này vô cùng "đau đầu".
"Mình thật sự bất lực với con và không biết làm thế nào để con thay đổi", người mẹ thở dài chia sẻ.
Bên dưới phần bình luận, nhiều netizen để lại lời khuyên cho người mẹ này. Nhiều quan điểm được đưa ra nhưng đa phần khuyên gia đình nên đồng hành, định hướng con cái như những người bạn. Ngoài ra, bố mẹ cần có biện pháp phù hợp nếu như con vẫn không chịu thay đổi.
- Cô cho bạn ấy tự ra ngoài kiếm việc làm để mua xe máy và điện thoại. Cháu nghĩ dần dần khi đi làm, bạn sẽ hiểu được rằng việc học tập là quan trọng, giúp có cuộc sống và kinh tế ổn định hơn. Còn nếu không chịu học hành thì kiếm ít tiền thực sự vất vả, chứ chưa nói đến là không chịu đi làm.
- Con đã như thế này rồi, phụ huynh mà nuông chiều cho con mua điện thoại, xe máy nữa là không ổn đâu. Theo mình, phụ huynh nên là gần gũi chia sẻ thuyết phục con, cho con ra ngoài làm và va chạm với việc nhỏ nhỏ trước. Hy vọng con suy nghĩ trưởng thành thay đổi.
- Xe máy con chưa đủ tuổi để đi, còn điện thoại có lẽ bạn nên mua cho con vì bây giờ các bạn đều dùng cả. Tuy nhiên, trước khi mua bạn đưa ra 1 số điều kiện như không mang điện thoại khi đi học, mỗi ngày dùng 1,5 - 2 tiếng. Đi chơi thì cho mang đi và phải cố gắng học tập tiến bộ. Nếu không thì tịch thu lại điện thoại. Tất nhiên, con sẽ đồng ý và sau cứ dựa vào đó rồi rèn cho con cố gắng từng chút một vươn lên trong học tập. Còn xe máy thì hẹn con khi con đủ 16 tuổi thì mua nếu sau khi mua điện thoại con học hành tiến bộ.
- Mình nghĩ phụ huynh nên thay đổi. Thử hỏi với vai trò là phụ huynh, các bạn đã đồng hành cùng con mình chưa? Bản thân các bạn đã là những ông bố bà mẹ tốt chưa? Trong công việc, bản thân các bạn đã làm việc thành công chưa? Trong cuộc sống bản thân các bạn đã làm gì để sống tốt chưa? Toàn "mùi" đòi hỏi con phải thế này thế kia trong khi bản thân mình còn nhiều khuyết điểm. Hãy đặt mình ở vị trí của con cái, để thấu hiểu mà tìm cách đồng hành cùng con thay vì chỉ ra lệnh và yêu cầu, đòi hỏi con phải làm theo ý mình.
Cha mẹ nên dành thời gian để học cùng con, giúp con tìm thấy niềm vui và động lực trong việc học tập.
Cha mẹ cần làm gì nếu con lười học, chỉ thích sử dụng mạng xã hội?
Trước thực trạng này, điều quan trọng là cha mẹ cần nhận thức được rằng, thay vì la mắng, cần phải tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Đầu tiên, cha mẹ cần thấu hiểu và quan tâm đến sở thích của con. Thay vì ngay lập tức cấm đoán, cha mẹ có thể dành thời gian để tìm hiểu về những trò chơi mà con yêu thích, những sở thích mà con thường làm trên mạng xã hội. Điều này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn mở ra khả năng điều chỉnh thời gian chơi sao cho phù hợp.
Cha mẹ cần thiết lập rõ ràng các quy tắc và hạn chế thời gian lướt điện thoại của con. Ví dụ, có thể đề ra quy định là chỉ được chơi điện tử sau khi hoàn thành bài tập về nhà hoặc các công việc nhà. Điều này giúp trẻ phát triển thói quen tự giác và trách nhiệm.
Đồng thời, cha mẹ cũng cần khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa và vận động, như thể thao, nghệ thuật, hoặc tham gia các câu lạc bộ. Điều này không chỉ giúp cân bằng giữa học tập và giải trí mà còn phát triển kỹ năng xã hội và thể chất cho trẻ.
Cha mẹ nên dành thời gian để học cùng con, giúp con tìm thấy niềm vui và động lực trong việc học tập. Khen ngợi con khi con cố gắng, kể cả khi kết quả không như mong đợi, để tạo động lực và sự tự tin.
Ngoài ra, việc thiết lập một môi trường học tập thuận lợi cũng rất quan trọng. Cha mẹ cần đảm bảo rằng tại nhà có một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, và được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập để con có thể tập trung học hành.
Đôi khi, việc sử dụng các ứng dụng và công nghệ giáo dục cũng có thể giúp trẻ học tập hiệu quả hơn. Có thể tìm kiếm các ứng dụng giáo dục thú vị, phù hợp với lứa tuổi để kích thích sự tò mò và ham học hỏi của con.
Cuối cùng, việc hợp tác với nhà trường để cùng nhau theo dõi và hỗ trợ con trong hành trình học tập là điều cần thiết. Cha mẹ có thể tham dự phụ huynh học sinh, trò chuyện với giáo viên và tham gia vào cuộc sống học đường của con.
Nhưng trên tất cả, cha mẹ cần nhớ rằng, mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng và sở thích riêng. Sự kiên nhẫn, yêu thương và hướng dẫn đúng đắn từ cha mẹ sẽ giúp con phát triển toàn diện, từ đó có thể tự giác học tập và giảm bớt thời gian chơi điện tử.
Phụ huynh tranh luận "Nghề nào vất vả nhất?", câu trả lời của 1 bà mẹ ở Hà Nội gây "bão" Bạn có cảm thấy đây là "nghề" khổ nhất hiện nay? Mới đây, trên một hội nhóm dành cho phụ huynh ở Hà Nội xuất hiện quan điểm thu hút sự chú ý: Nghề vất vả nhất. Theo đó, một phụ huynh đã khẳng định: "Để nói nghề gì vất vả nhất, thời điểm này mình 'vote' cho nghề làm học sinh". Lý...