Phụ huynh Hà Nội đăng tải bài kiểm tra cùng lời phê giáo viên “thiếu chuẩn mực”, ai ngờ hội cha mẹ vào khen nức nở
Hẳn phụ huynh này cũng không ngờ phản ứng của cha mẹ học sinh khác lại như thế.
“Bất ngờ với lời phê bài kiểm tra của giáo viên hiện nay (kèm sticker lạ) thiếu chuẩn mực” – một phụ huynh ở Hà Nội mới đây đăng tải 1 bài kiểm tra cùng lời phê giáo viên có phần khác lạ.
Theo đó, học sinh này được điểm kiểm tra 5.75. Cô giáo nhận xét: “Em đã bóp chết sự hy vọng của cô ở em” cùng hình vẽ minh hoạ hài hước. Theo người này, đây là cách viết lời phê không nên có ở môi trường giáo dục.
Chia sẻ này nhận được hàng trăm lượt thích và bình luận. Tuy nhiên, bất ngờ là hầu hết phụ huynh đều cho rằng, cách cô nhận xét khiến học trò không bị áp lực điểm số, cô đang chọn cách truyền đạt nhẹ nhàng nhất. Ngày xưa đi học, thầy cô nào gần gũi, nói chuyện, dạy dỗ mình như con cháu trong nhà thế này là học sinh rất thích và trân trọng.
“Cô làm được điều hiếm thầy cô dám làm, gần gũi và yêu thương con. Bố mẹ không nên quá khắt khe với chuyện nhỏ này. Cô như vậy mới dễ chia sẻ, đồng cảm với các con, kiểu như những người bạn vậy. Tạo sự tò mò, khiến học sinh thêm thích thú với những bài thi sắp tới”, một người nhận xét.
Người khác đồng tình: “Tùy vào suy nghĩ tiêu cực hay tích cực của mỗi người thôi, nhưng cá nhân tôi là 1 phụ huynh thì thấy vui khi những hành động, từ ngữ đó cô dành cho con. Điều ấy chứng minh con cũng được cô yêu thương, gần gũi như người mẹ với con của mình. Các phụ huynh đừng quá khắt khe, vì sau đó các thày cô cũng không dám đồng hành vô tư cùng với con mình như những người bạn đâu. Hãy đặt vị trí của mình vào mà nghĩ”.
Video đang HOT
Một số ý kiến cũng cho rằng, hiện giờ giáo viên là Gen Z trẻ trung năng động và học sinh cũng rất nhiều “ngôn ngữ” mới. Cách làm như vậy là bình thường và phù hợp xu thế. “‘Chuẩn mực’ bây giờ thay đổi rồi, không thể áp chuẩn mực của những năm 2000 lên 25 năm sau đâu bác. Xã hội thay đổi, con người và suy nghĩ cũng thay đổi, không nhố nhăng, phản giáo dục thì chả có lý do gì để chê trách cái lời phê để giúp con mình cố gắng hơn cả”, phụ huynh M.T nêu ý kiến.
Dù vậy, cũng có người cho rằng lời phê của cô có thể hơi nhạy cảm với phụ huynh và học sinh nghiêm túc, nên viết “tem tém” lại một chút. Việc dùng những từ ngữ như “bóp chết” cũng không nên.
Cũng có vài ý kiến nghi ngờ đây là bài viết “câu like” bởi không có giáo viên nào ứng xử với học sinh như vậy.
Theo bạn, lời phê này gần gũi hay thiếu chuẩn mực?
Một bảng danh sách Học sinh Giỏi ở Hà Nội khiến phụ huynh xôn xao: Nhìn qua rất bình thường, nhưng 1 chi tiết khiến ai nấy thắc mắc
Phải chăng danh sách này có sự nhầm lẫn?
Mới đây, một bảng danh sách đội tuyển tham dự kỳ thi chọn Học sinh Giỏi lớp 9 cấp thành phố của một Phòng giáo dục & đào tạo ở Hà Nội thu hút sự chú ý. Nhiều người tinh ý nhận ra, dù là đội tuyển lớp 9, nhưng trong danh sách được liệt kê có nhiều học sinh đến từ các khối lớp thấp hơn như lớp 7, 8 thậm chí cả lớp 6.
Ngoài những lời khen ngợi, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc: Tại sao lớp 6 lại được tham dự kỳ thi Học sinh Giỏi của lớp 9? Liệu điều này có vi phạm quy chế hay không?
Kì thi Học sinh Giỏi các môn văn hóa và khoa học là kì thi do Sở GDĐT tổ chức thường niên. Đây cũng là kì thi chính thống và uy tín bậc nhất để đánh đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS, THPT trên toàn thành phố.
Theo Kế hoạch số 3348/KH-SGDĐT ngày 30/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố các môn văn hóa lớp 9 cấp trung học cơ sở năm học 2024-2025, nội dung thi sẽ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (toàn cấp học, riêng lớp 9 tính đến hết học kỳ I).
Các môn thi bao gồm: Ngữ văn, Toán, Tin học, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên. Trong đó, môn Ngoại ngữ gồm: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật; môn Khoa học tự nhiên gồm 03 mạch nội dung như: Năng lượng và sự biến đổi; Chất và biến đổi chất; Vật sống. Kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; mỗi môn thi có thời gian làm bài 150 phút.
Về hình thức thi, các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, Toán, Giáo dục công dân thi theo hình thức thi viết (tự luận).
Các môn Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ thi theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan; môn Ngoại ngữ có thêm phần nghe hiểu; môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy tính.
Theo kế hoạch, đối tượng và điều kiện dự thi là học sinh đang học ở cấp trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó, kết quả học tập và rèn luyện cuối năm học 2023-2024 hoặc cuối học kỳ I năm học 2024-2025 đạt mức khá trở lên, kết quả học tập của môn dự thi đạt từ 8,0 trở lên; đã tham gia kỳ thi chọn Học sinh Giỏi cấp trường, huyện, thị xã và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi cấp thành phố.
Mỗi học sinh chỉ được đăng ký dự thi 01 môn hoặc phân môn (đối với môn Lịch sử và Địa lý) hoặc mạch nội dung (đối với môn Khoa học tự nhiên).
Như vậy, việc tham gia kỳ thi chọn Học sinh Giỏi lớp 9 không giới hạn đối tượng dự thi đang học lớp 9. Việc có các em lớp thấp hơn thi cùng và được chọn vào đội tuyển là điều dễ hiểu.
Nhiều phụ huynh nhận xét, việc cho phép học sinh lớp dưới thử sức sẽ tạo cơ hội cho các con tỏa sáng, được bồi dưỡng và phát triển tố chất sớm. Họ rất hoan nghênh các quận tiên phong làm được điều này.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại điều này sẽ dẫn tới việc nhiều em được cha mẹ cho đi "luyện gà" quá sớm.
Mục đích của các kỳ thi thi Học sinh Giỏi từ quy mô cấp trường, quận, huyện đến cấp tỉnh, thành phố tới cấp quốc gia là tuyển chọn, tìm ra các nhân tố tài năng, qua đó đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên, cha mẹ cần nương theo sức học và sức khoẻ của con. Nếu con có năng khiếu, tài năng trong lĩnh vực đó thì có thể đầu tư cho con thi thố thử sức. Còn không, đừng ép trái chín sớm, nên đầu tư cho các hoạt động trí tuệ, các hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng.
Học sinh làm "1+2+2=5" bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh bức xúc đi kiện thì nhận về câu nói gây sốc: "Sao vô lý vậy được?" Bài toán khiến netizen tranh cãi. Đối với các bậc phụ huynh, việc học tập của con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hướng dẫn con học bài, không ít cha mẹ đã có những trải nghiệm đầy thú vị và đôi khi không kém phần "thử thách". Nhiều người thừa nhận từng cảm thấy...