Phụ huynh Hà Nội chán nản “cầu cứu” khi con trai mới 15 tuổi đã đua đòi, cả ngày chỉ lo làm việc này thay vì học hành
Người mẹ này tỏ rõ sự bất lực trước những biểu hiện của con.
Trong hành trình nuôi dạy con cái, mỗi bậc phụ huynh đều mang trong mình khát khao rằng con mình sẽ phát triển một cách toàn diện, vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ và tâm hồn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự kỳ vọng lớn lao ấy cũng đi đôi với những kết quả như ý.
Mới đây, một phụ huynh Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện của con mình trên một hội nhóm có hơn 300 nghìn người theo dõi. Theo đó, ngay từ đầu, vị này đã bày tỏ sự thất vọng của bản thân khi con trai sinh năm 2009 ngày càng trở nên vô cảm, bàng quan với mọi thứ. Đặc biệt, con chỉ thích lướt TikTok mỗi ngày mà không chịu học tập. Đã thế, lúc nào con cũng nằng nặc đòi bố mẹ mua xe máy, điện thoại để phục vụ nhu cầu cá nhân. Điều này khiến người mẹ này vô cùng “đau đầu”.
“Mình thật sự bất lực với con và không biết làm thế nào để con thay đổi”, người mẹ thở dài chia sẻ.
Bên dưới phần bình luận, nhiều netizen để lại lời khuyên cho người mẹ này. Nhiều quan điểm được đưa ra nhưng đa phần khuyên gia đình nên đồng hành, định hướng con cái như những người bạn. Ngoài ra, bố mẹ cần có biện pháp phù hợp nếu như con vẫn không chịu thay đổi.
- Cô cho bạn ấy tự ra ngoài kiếm việc làm để mua xe máy và điện thoại. Cháu nghĩ dần dần khi đi làm, bạn sẽ hiểu được rằng việc học tập là quan trọng, giúp có cuộc sống và kinh tế ổn định hơn. Còn nếu không chịu học hành thì kiếm ít tiền thực sự vất vả, chứ chưa nói đến là không chịu đi làm.
- Con đã như thế này rồi, phụ huynh mà nuông chiều cho con mua điện thoại, xe máy nữa là không ổn đâu. Theo mình, phụ huynh nên là gần gũi chia sẻ thuyết phục con, cho con ra ngoài làm và va chạm với việc nhỏ nhỏ trước. Hy vọng con suy nghĩ trưởng thành thay đổi.
- Xe máy con chưa đủ tuổi để đi, còn điện thoại có lẽ bạn nên mua cho con vì bây giờ các bạn đều dùng cả. Tuy nhiên, trước khi mua bạn đưa ra 1 số điều kiện như không mang điện thoại khi đi học, mỗi ngày dùng 1,5 – 2 tiếng. Đi chơi thì cho mang đi và phải cố gắng học tập tiến bộ. Nếu không thì tịch thu lại điện thoại. Tất nhiên, con sẽ đồng ý và sau cứ dựa vào đó rồi rèn cho con cố gắng từng chút một vươn lên trong học tập. Còn xe máy thì hẹn con khi con đủ 16 tuổi thì mua nếu sau khi mua điện thoại con học hành tiến bộ.
- Mình nghĩ phụ huynh nên thay đổi. Thử hỏi với vai trò là phụ huynh, các bạn đã đồng hành cùng con mình chưa? Bản thân các bạn đã là những ông bố bà mẹ tốt chưa? Trong công việc, bản thân các bạn đã làm việc thành công chưa? Trong cuộc sống bản thân các bạn đã làm gì để sống tốt chưa? Toàn “mùi” đòi hỏi con phải thế này thế kia trong khi bản thân mình còn nhiều khuyết điểm. Hãy đặt mình ở vị trí của con cái, để thấu hiểu mà tìm cách đồng hành cùng con thay vì chỉ ra lệnh và yêu cầu, đòi hỏi con phải làm theo ý mình.
Cha mẹ nên dành thời gian để học cùng con, giúp con tìm thấy niềm vui và động lực trong việc học tập.
Video đang HOT
Cha mẹ cần làm gì nếu con lười học, chỉ thích sử dụng mạng xã hội?
Trước thực trạng này, điều quan trọng là cha mẹ cần nhận thức được rằng, thay vì la mắng, cần phải tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Đầu tiên, cha mẹ cần thấu hiểu và quan tâm đến sở thích của con. Thay vì ngay lập tức cấm đoán, cha mẹ có thể dành thời gian để tìm hiểu về những trò chơi mà con yêu thích, những sở thích mà con thường làm trên mạng xã hội. Điều này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn mở ra khả năng điều chỉnh thời gian chơi sao cho phù hợp.
Cha mẹ cần thiết lập rõ ràng các quy tắc và hạn chế thời gian lướt điện thoại của con. Ví dụ, có thể đề ra quy định là chỉ được chơi điện tử sau khi hoàn thành bài tập về nhà hoặc các công việc nhà. Điều này giúp trẻ phát triển thói quen tự giác và trách nhiệm.
Đồng thời, cha mẹ cũng cần khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa và vận động, như thể thao, nghệ thuật, hoặc tham gia các câu lạc bộ. Điều này không chỉ giúp cân bằng giữa học tập và giải trí mà còn phát triển kỹ năng xã hội và thể chất cho trẻ.
Cha mẹ nên dành thời gian để học cùng con, giúp con tìm thấy niềm vui và động lực trong việc học tập. Khen ngợi con khi con cố gắng, kể cả khi kết quả không như mong đợi, để tạo động lực và sự tự tin.
Ngoài ra, việc thiết lập một môi trường học tập thuận lợi cũng rất quan trọng. Cha mẹ cần đảm bảo rằng tại nhà có một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, và được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập để con có thể tập trung học hành.
Đôi khi, việc sử dụng các ứng dụng và công nghệ giáo dục cũng có thể giúp trẻ học tập hiệu quả hơn. Có thể tìm kiếm các ứng dụng giáo dục thú vị, phù hợp với lứa tuổi để kích thích sự tò mò và ham học hỏi của con.
Cuối cùng, việc hợp tác với nhà trường để cùng nhau theo dõi và hỗ trợ con trong hành trình học tập là điều cần thiết. Cha mẹ có thể tham dự phụ huynh học sinh, trò chuyện với giáo viên và tham gia vào cuộc sống học đường của con.
Nhưng trên tất cả, cha mẹ cần nhớ rằng, mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng và sở thích riêng. Sự kiên nhẫn, yêu thương và hướng dẫn đúng đắn từ cha mẹ sẽ giúp con phát triển toàn diện, từ đó có thể tự giác học tập và giảm bớt thời gian chơi điện tử.
Phát hiện con trai lớp 10 "suốt ngày nhắn tin với bạn nữ ngồi cùng", phụ huynh Hà Nội làm một điều khiến nhiều người nổi đóa: Chị quá dở rồi!
Nếu rơi vào tình huống này, bạn sẽ hành xử thế nào?
Thời đi học, chắc hẳn ai cũng từng cảm thấy rung động trước một ai đó và một số còn có hẳn mối tình "gà bông" đầu đời. Về phần cha mẹ, phần lớn đều cảm thấy lo lắng khi con yêu sớm. Họ lo ngại rằng liệu con mình có đủ chín chắn để đối diện với những cảm xúc phức tạp này hay không, và làm thế nào để bảo vệ con trước những ảnh hưởng dù là tích cực hay tiêu cực, đến từ những mối quan hệ này.
Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ về con trai mình. Toàn bộ câu chuyện như sau:
"Nhờ các bố mẹ hướng dẫn giúp em ạ, con em năm nay vào lớp 10, vất vả trầy trật lắm mới trúng tuyển vào một trường top đầu. Mới nhận lớp vào học chưa đầy 1 tháng, em phát hiện con suốt ngày nhắn tin chat chit với 1 bạn nữ ngồi cùng. Em khuyên nhủ rồi thậm chí mắng mỏ con không được, em gọi điện nhờ cô chủ nhiệm đổi chỗ cho con sang ngồi cạnh 1 bạn nam khác rồi nhưng con vẫn cứ nhắn tin qua lại với bạn gái kia. Em lo lắng con cứ dấn sâu vào thì học hành chểnh mảng và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Em đang rối bời, các mẹ ai đã ở hoàn cảnh này khuyên em phải làm thế nào ạ, em chân thành cảm ơn!".
Ảnh minh họa
Bên dưới phần bình luận, các bậc phụ huynh khác chia ra 2 phe tranh cãi. Một bên là đồng ý, một bên là phản đối. Đầu tiên là bên đồng ý chuyện yêu đương của con, netizen cho rằng chuyện "thầm thương trộm nhớ" một bạn khác giới ở độ tuổi cấp 3 là một chuyện hết sức bình thường, điều quan trọng là phải định hướng con yêu sao cho phù hợp để cả 2 cùng phấn đấu và phát triển.
- Nếu là mình, mình sẽ ủng hộ con, chia sẻ với con chuyện tình cảm thời bé của mình, thậm chí là "gia sư" tình cảm cho con luôn. Ngoài ra, mình cũng không quên nhắc nhở con những giới hạn nên và không nên làm. Đặc biệt, mình sẽ thủ thỉ với con rằng con gái thường thích con trai giỏi, kiểu ngưỡng mộ ấy, nên con hãy làm sao trở thành điểm dựa tốt cho bạn ấy bằng cách học tập nâng cao thực lực. Như thế có phải thuận cả đôi đường không?
- Lớp 10 yêu đương là chuyện bình thường mà, quan trọng là phụ huynh phải nhắc nhở con không được sao nhãng việc học hành, không vượt quá giới hạn về giới là ổn hết.
- Khuyến khích và chia sẻ với con chứ lại cấm là dở rồi. Hãy "vẽ đường cho hươu chạy" đúng "line" chứ đừng cấm nó sẽ vượt rào chạy đó.
- Mình thấy mẹ đang kiểm soát con quá ấy, chị định cấm con mãi được chắc? Có khi lại phản tác dụng, thúc đẩy tính phản kháng...
- 30 năm trước học cấp 3 mình cũng thích một bạn. Mẹ mình biết cũng chỉ cười và bảo, mẹ thấy bạn đó trông mặt giống con, không thấy mẹ cấm cản gì cả. Vì quý nhau nên cứ thấy bạn điểm cao hơn là phải cố gắng đạt cao hơn "nó". Dần dần 2 đứa đều học giỏi hơn và thi đỗ đại học top, cả quãng đời sinh viên lại động viên nhau học hành để có công việc tốt sau này. Bạn chờ mình 10 năm mới cưới do ngành mình học lâu và giờ là... bố của 3 con mình. Mình nghĩ nếu động viên cháu đúng hướng thì không có gì phải lo cả.
- Giai đoạn này con có tình cảm rung động cũng là điều bình thường mẹ ạ. Mẹ con trước hết thả lỏng ra, đừng khắt khe quá. Vì càng cấm đoán càng đẩy con ra xa. Mẹ thỉnh thoảng nói chuyện với con về giáo dục giới tính, ngày xưa mẹ cũng có mối tình như thế nào nhưng mẹ không để ảnh hưởng tới việc học... Tuy nhiên, vẫn cần có sự để ý để nếu kết quả học tập giảm, các nguyên tắc kỉ luật hay các hành vi vượt ngưỡng thì mẹ sẽ cần vào cuộc để định hướng lại cho con sau mẹ nhé.
Ngược lại, một vài người bày tỏ đang ở độ tuổi học sinh, thì việc quan trọng nhất là học hành. Không ít người "đâm đầu" vào tình yêu là chểnh mảng học hành, tương lai vì thế mà ảnh hưởng ít nhiều. Tốt nhất là cứ động viên con tập trung học hành, chuyện yêu đương tính sau cũng chưa muộn.
- Tuổi này tốt nhất không yêu đương gì, cứ tập trung học hành cho tử tế. Cứ "vẽ đường cho hươu chạy" đến lúc nhận "hậu quả" lại sốc.
- Mình thấy cứ cấm cản được tí nào hay tí đấy dù biết rằng mình không thể có mặt 100% trong mọi hoàn cảnh. Lo lắng cho con mình chứ có cho ai đâu.
Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện con có "tình yêu bọ xít"?
Khi phát hiện con mình yêu sớm, cha mẹ thường cảm thấy lo lắng và bất ngờ. Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên bình tĩnh và tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng, tránh phản ứng tiêu cực có thể làm tổn thương tình cảm và lòng tự trọng của con. Cha mẹ cần thể hiện sự quan tâm, lắng nghe và cố gắng hiểu con từ góc nhìn của chúng, đồng thời giải thích những lo lắng của mình một cách rõ ràng và không áp đặt.
Thay vì cấm đoán, cha mẹ nên thiết lập một cuộc đối thoại cởi mở để con có thể chia sẻ về mối quan hệ của mình, những cảm xúc và suy nghĩ. Qua đó, cha mẹ có thể hướng dẫn con về cách yêu đương lành mạnh, trách nhiệm và sự tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời, việc giáo dục giới tính đúng đắn ở nhà và trường học cũng cần được đề cao nhằm trang bị cho con kiến thức về sức khỏe sinh sản, giúp con tự bảo vệ bản thân trước những rủi ro có thể xảy ra.
Ảnh minh họa
Cha mẹ cũng nên đánh giá xem liệu đây có phải là một mối quan hệ nghiêm túc hay chỉ là một sự hứng nhất thời của tuổi mới lớn. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ chín chắn của con, cha mẹ có thể đặt ra những quy tắc hợp lý và phù hợp để giám sát mối quan hệ, như giới hạn thời gian gặp gỡ hoặc yêu cầu gặp mặt người yêu cùng gia đình.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội, phát triển sở thích cá nhân và học tập cũng giúp con có những trải nghiệm phong phú hơn, đồng thời giúp con tập trung vào những mục tiêu dài hạn thay vì chỉ chú tâm vào mối quan hệ yêu đương.
Cuối cùng, điều quan trọng là cha mẹ luôn tạo dựng một môi trường gia đình đầy yêu thương và hỗ trợ, nơi con có thể cảm thấy an toàn để chia sẻ, học hỏi và phát triển. Cha mẹ nên là tấm gương cho con về cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực trong cuộc sống.
Đăng ảnh so sánh tiền học nhà mình và "nhà người ta", bà mẹ Hà Nội khiến hội phụ huynh tranh luận rôm rả "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", việc chi tiền học cho con không nhà nào giống nhà nào. Một phụ huynh ở Hà Nội mới đây thu hút sự chú ý khi chia sẻ hình ảnh tiền học của con mình và một gia đình khác. Chị cho biết, nhìn "nhà người ta" mà bản thân mình "áp lực ngang", bởi...