Phụ huynh choáng vì “thư mời”… đóng tiền mua ti vi
Ngay sau buổi họp phụ huynh đầu năm, phụ huynh lớp 1/3, Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q. Thủ Đức, TPHCM) nhận được thư ngỏ “mời” đóng 500.000 đồng mua ti vi và đầu máy. Biết vô lý nhưng họ vẫn phải đóng tiền vì sợ con bị đì.
Một phụ huynh (PH) có con có học lớp 1/3, Trường tiểu học Lương Thế Vinh đề nghị giấu tên cho biết, trong buổi họp PH đầu năm diễn ra vào ngày 9/9 vừa qua, 48 PH của lớp đã đóng gần 500.000 đồng khoản thu mua dụng cụ học tập cho con.
Ngay ngày hôm sau, tất cả các PH nhận thêm được thông báo từ chi hội trưởng PH HS đề nghị mỗi PH đóng 500.000 đồng để mua ti vi và đầu máy phục vụ cho việc học tập của trẻ với nội dung: “Hiện tại lớp 1/3 chưa có tivi, đầu máy để phục vụ học tập. Kính đề nghị quý PH đóng góp để mua. Việc này hoàn toàn do PH tự nguyện đóng góp để phục vụ việc học của con em mình… Các lớp khác đã hoàn tất việc đóng góp này. Dự trù kinh phí là 25 triệu đồng, đóng góp là 500 ngàn/PH. Mọi việc mua sắm luôn có sự có mặt của cô chủ nhiệm. Chi phí sẽ được báo cáo cuối học kỳ 1″.
Đầu năm học, nhiều khoản thu “bên lề” ở trường học khiến phụ huynh bức xúc (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Theo PH này đây là “sáng kiến” của cô Oanh, giáo viên chủ nhiệm áp đặt lên PH. Thế nên PH đều… sợ, không dám thắc mắc vì lo con mình bị đì, nhiều người đã đóng khoản tiền này.
“Tại sao khi họp có đầy đủ mọi người lại không nói rõ ràng, hôm sau lại gửi thư áp đặt PH như vậy và lại gán là “do PH tự nguyện”? Hơn nữa mua ti vi gì mà đến gần 25 triệu đồng? Tôi cho rằng việc mua ti vi và đầu máy với khoản chi phí này là do cô Oanh GV chủ nhiệm áp đặt”, PH này bức xúc.
Ông Nguyễn Văn Cứng – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Thế Vinh cho biết, nhà trường không biết kế hoạch này của PH lớp 1/3 và cũng rất bất ngờ khi nghe PH phản ánh. Hiện giờ ở trường chỉ còn lớp 1/3 chưa có tivi nên PH muốn sắm để các em học. Thực ra, vận động PH giúp nhà trường chỉ giống như xã hội hóa giáo dục nhưng do cách thực hiện không “khéo” nên gây hiểu nhầm cho những PH khác.
Tuy mới về trường năm nay nhưng theo ông Cứng, cách làm này đã diễn ra tại trường khoảng 5 năm nay, được thực hiện chủ yếu ở lớp một vào đầu năm học và sử dụng suốt cấp học.
“Để xảy ra sự việc thế này là sai, nhà trường xin nhận trách nhiệm. Thấy nội dung thư ngỏ ít nhiều có tiêu cực nên nhà trường đã yêu cầu hội PH lớp này xin lỗi và gửi lại tất cả những số tiền đã vận động được trong thời gian qua. Đồng thời cũng sẽ xác minh rõ để báo cáo lên phòng” – ông Cứng nói.
Công trình nhà vệ sinh do phụ huynh đóng góp tại Trường THCS Hồng Bàng (Q.5, TPHCM).
Về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Phước, đại diện hội PH lớp 1/3 – người trực tiếp đề nghị vận động và soạn gửi thư ngỏ đến các PH cho biết vì thấy các lớp khác đều có đầu máy học, đến các trung tâm tiếng Anh thấy HS học máy chiếu rất hiệu quả nên ông nghĩ đến việc sắm cho lớp.
Mới đầu, ông bàn với một số PH mua giống lớp khác trong trường nhưng lại sợ nhanh hỏng hoặc chạy chậm nên cân nhắc việc mua màn hình lớn và CPU với giá khoảng 25 triệu đồng. Sau đó, sẽ cài đặt toàn bộ nội dung lớp một vào để GV chiếu lên cho HS học trực tiếp luôn cho tiện.
Video đang HOT
“Do tính nóng vội, thẳng thắn nên tôi soạn thư ngỏ để lấy ý kiến mọi người trước chứ không nghĩ đúng hay sai khiến nhiều PH hiểu nhầm. Tôi tính ai có bao nhiêu góp bấy nhiêu chứ không quy chung mức 500 ngàn nhưng mọi người không hiểu. Con mới vào lớp 1, tôi chưa có tiếng nói nên để tên cô chủ nhiệm vào nghĩ mọi người sẽ nghe hơn chứ GV không biết việc này”, người này giãi bày.
Về việc sao trong ngày họp PH không đề cập mà sau đó lại gửi thư ngỏ, ông Phước giải thích dự định đã nói trong buổi hợp nhưng do hôm đó thời gian họp ngắn, nhiều PH vội về nên ông đành tự soạn thư gửi đến mọi người.
Vị đại điện Hội phụ huynh này thở dài: “Ngay khi sự việc xảy ra, tôi đã trả lại tiền hết cho những PH đã đóng, thậm chí tôi xin số điện thoại của tất cả PH để gửi tin nhắn xin lỗi. Cái sai của tôi là chỉ nghĩ sao cho em học tốt chứ lại không để ý mọi người nghĩ thế nào”.
Theo quy định thực hiện các khoản thu chi năm học 2012 -2013 của Sở GD-ĐT TPHCM, đối với các khoản thu mang tính chất thu hộ – chi hộ để mua sắm phục vụ trực tiếp cho HS học tập, sinh hoạt… ngay từ đầu năm học các đơn vị cần thống nhất chủ trương với phụ huynh HS để có cơ sở lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thích hợp.Các khoản này đảm bảo thu đủ bù chi và sử dụng đúng mục đích thu, thực hiện công khai từng khoản thu hộ – chi hộ đến phụ huynh HS trước khi thực hiện thu.Ngoài ra, Sở còn yêu cầu tất cả các khoản thu phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh (nêu rõ những khoản thu theo quy định, theo thoả thuận, thu hộ – chi hộ) khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng HS đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.
Hoài Nam
Theo dân trí
Người đàn ông mê đài cổ
Vợ tôi vẫn bảo tôi không chết vì gái nhưng có bao nhiêu tiền đem dồn hết cho mấy bà đồng nát. Quả thật có bao nhiêu tiền tôi đều đưa hết cho mấy bà ấy thật" - cặm cụi lau lau chùi chùi, rồi chấm lại những mối hàn, chỉnh từng chiếc bóng bán dẫn của cái đài cổ cũ mèm, ông Bình - chủ quán cafe Nhạc xưa nói.
Những gia tài còn sót lại
Nằm ngay trên góc đường Yên Phụ là một căn phòng nhỏ, xung quanh là những chiếc đài băng cối, những chiếc đài đĩa than từ thời "ơ kìa", hay chiếc ti vi Sanyo cửa lùa có giá trị bằng vài căn nhà mặt phố thời những năm 1960, rồi hàng đống loa thùng xếp vòng quanh cao tới tận nóc và hàng trăm những thứ "hầm bà làng" khác mà chắc chỉ có những người sống ở thời bố tôi mới nhận ra nổi.
Ông Bình ngày nào cũng cặm cụi lau lau chùi chùi những món đồ cổ yêu thích
Ấy thế mà nó lại là một quán café. Quán cafe của ông Bình khá đơn giản, chỉ vài cái bàn kê dưới mái hiên, chừa ra một góc nhỏ làm nơi pha chế, thế là thành cái quán. Tuy vậy, khách ngồi đây có thể phóng tầm mắt ra ngắm được cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên hồ Tây và đặc biệt là được thưởng thức thứ âm nhạc từ mấy cái đài băng cối hay đĩa than cổ lỗ sĩ của ông chủ.
Những chiếc đài băng cối với tivi Sanyo với ông là cả một gia tài lớn
"Đừng có thấy mấy cái đài cũ rích mà coi thường nó, âm thanh tuyệt hảo đấy". Đang lọ mọ rờ rẫm cái đài băng cối, tôi giật mình khi anh chàng ngồi góc phòng bỗng nhiên lên tiếng. Ngồi nói chuyện một lúc tôi mới biết bạn tên Long, là một tín đồ của mấy cái đài băng cối kia, mặc dù chưa bao giờ gom được đủ tiền để sắm lấy một bộ cho riêng mình.
Những chiếc băng cối ông lưu giữ cẩn thận từ trước những năm 1975
"Riêng cái đài không đã hơn chục triệu rồi, lại còn phải sắm thêm cả âm ly và loa cho đồng bộ nữa nên dù thích lắm mình cũng chưa dám chơi, mỗi buổi chiều đành mò ra đây nghe cho đỡ cơn nghiền vậy".
Có nhiều vị khách chung đam mê vẫn lui tới cho đỡ "thèm"
Sau một hồi ngồi nghe ông bạn mới quen giảng giải về mấy thứ đồ cổ này tôi cũng thấy dường như nó cũng độc đáo thật. Tiếng loa không được trong như những dàn loa đài hiện đại, thậm chí nếu nghe kỹ thì thấy tiếng nện còn hơi xì xì nhưng có cảm giác rất mộc, mộc đến mức còn nghe rõ hơi thở của ca sĩ.
Thích "soi" mấy bà đồng nát
Vợ tôi vẫn bảo tôi không chết vì gái nhưng có bao nhiêu tiền đem dồn hết cho mấy bà đồng nát. Quả thật có bao nhiêu tiền tôi đều đưa hết cho mấy bà ấy thật. Mà từ ngày chơi đài cổ tôi lại thích "soi" mấy bà đồng nát mới chết chứ.
Chiếc đài băng cối cùng bộ loa cũ kĩ vẫn làm mê mẩn biết bao vị khách
Thích "soi" mấy bà đồng nát thì cũng đúng thôi vì đã nhiều lần ông mua được cả một "gia tài" từ đôi quang gánh của mấy bà đồng nát đó. Mấy cái đài cổ ngày xưa quý lắm, giá trị bằng cả ngôi nhà mặt phố nhưng bây giờ thì chẳng mấy ai còn coi trọng nữa nên nó bị vứt xó, bị bán cùng những đồ đồng nát là chuyện thường.
Cặm cụi sửa chữa lại để mang lại âm thanh cho những đồ đồng nát
Mỗi lần nhìn thấy những "gia tài" trên gánh đồng nát là ông lại chạnh lòng, tiếc quá lại mua về rồi chất đầy cả nhà. Thậm chí có những lần đến kỳ lương, vợ đang chờ ở nhà để lấy tiền đi chợ thì thấy ông khuân cả một đống loa đài cũ hỏng về.
Vẫn tiếp sống với đam mê...
Mấy mẹ con ngồi "đần mặt ra" còn ông thì vội vội vàng vàng chạy đi giật tạm của người bạn ít tiền về đưa cho vợ. Rồi hôm sau lại lóc cóc lôi một cái gì đó đi bán để trả nợ.
như từ bao năm qua
"Vợ con tôi cũng ghét cái niềm đam mê của tôi lắm vì khổ với nó nhiều lần rồi mà. Nể lắm mới không đuổi tôi ra khỏi nhà mà thôi", ông vừa chỉnh cái âm ly vừa cười khà khà ra vẻ đắc chí lắm.
Theo 24h
Hà Nội: Các trường không được thu quá 150.000 đồng với khoản thỏa thuận Lần đầu tiên Hà Nội đưa mức trần với các khoản thu thỏa thuận. Các khoản thu tự nguyện cũng được quy định phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý trước khi vận động đóng góp. Chiều 11-9, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố hướng dẫn tạm hời thực hiện các khoản thu ngoài học phí trong các cơ...