Phụ huynh cần biết các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em
Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em rất phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, cân nặng, giới tính, độ tuổi… Chẩn đoán chính xác cao huyết áp ở trẻ em giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.
Cao huyết áp ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm. Nó là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch ngay từ khi còn nhỏ cho đến tuổi trưởng thành. Vì vậy cao huyết áp ở trẻ em rất được quan tâm trong nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Kết quả nghiên cứu đã nêu ra các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em. Thông qua đó đưa ra các phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em được bác sĩ áp dụng.
1. Tỷ lệ cao huyết áp ở trẻ em
Một nghiên cứu sàng lọc tại trường học cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ em thường nhỏ hơn 1%. Các trường hợp bị tăng huyết áp thường chỉ điểm bệnh lý tiềm ẩn. Hầu hết các triệu chứng do cao huyết áp ở trẻ đa số là tăng huyết áp thứ phát gây nên.
Bên cạnh đó tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em có xu hướng tăng lên. Số trường hợp bệnh nhi tăng huyết áp tỉ lệ thuận với số trẻ em bị thừa cân, béo phì. Kết quả nghiên cứu mới nhất tại các trường học ở Mỹ cho biết, có tới gần 10% thanh thiếu niên bị tiền cao huyết áp và 2.5% trường hợp bị cao huyết áp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em dựa vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ – Ảnh: Internet
Béo phì gây ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp từ khi trẻ được 2 – 5 tuổi. Và hầu hết những người bị béo phì có dấu hiệu tăng huyết áp khi bước sang độ tuổi thanh thiếu niên. Vậy làm thế nào để biết con em bạn có bị cao huyết áp hay không? Hãy tham khảo các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em được chuyên gia áp dụng.
2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em
Theo các chuyên gia, do các biến cố tim mạch gây ra bởi cao huyết áp như nhồi máu cơ tim, đột quỵ thường ít khi xảy ra với trẻ em. Vì thế, định nghĩa cao huyết áp ở trẻ em thường mang tính thống kê hơn là chức năng.
Đồng thời tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em cũng khác biệt so với người lớn. Nó phức tạp hơn nhiều. Bởi chúng ta không thể dựa vào các thông số của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để chẩn đoán. Việc chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ.
Năm 2004, kết quả chương trình Quốc Gia về tăng huyết áp của Hoa Kỳ (NHBPEP – National High Blood Pressure Education Program) đã đưa ra báo cáo cập nhật định nghĩa, chẩn đoán và điều trị cao huyết áp ở trẻ em. Cùng với đó là bảng trị số huyết áp trẻ em theo độ tuổi, giới tính và các mức bách phân vị của trị số tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.
- Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu trung bình 90th nhưng
- Chẩn đoán tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình 95th bách phân vị theo tuổi, giới tính, chiều cao ở ít nhất 3 lần đo khác nhau.
- Chẩn đoán tăng huyết áp áo choàng trắng khi: Trị số huyết áp 95th bách phân vị ở bệnh viện và
Bảng phân vị huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương – Ảnh: Internet
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em dựa trên chỉ số huyết áp trung bình
Chính vì tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em khác với chúng ta, nên các bác sĩ khuyến cáo phải đưa trẻ đi đo huyết áp định kỳ bắt đầu từ năm 3 tuổi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em theo độ tuổi được căn cứ dựa trên các thông số huyết áp bình thường như sau:
- Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi: Huyết áp bình thường có chỉ số 75/50 mmHg đến 100/70 mmHg.
Video đang HOT
- Trẻ từ 1 – 4 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thương là 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
- Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
- Trẻ từ 6 – 13 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 85/55 mmHg đến 120/80 mmHg.
- Trẻ từ 13 – 18 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 95/60 mmHg đến 140/90 mmHg.
Khi chỉ số huyết áp cao hơn các chỉ số bình thường trong 3 lần đo liên tiếp, trẻ sẽ được chẩn đoán cao huyết áp.
2.2. Chẩn đoán cao huyết áp dựa trên nguyên nhân gây bệnh
Sau khi trẻ được chẩn đoán cao huyết áp, các bậc phụ huynh cần thông tin đầy đủ đến bác sĩ về tiền sử sức khoẻ của trẻ. Bao gồm, chế độ ăn uống, hoạt động hàng ngày. Mức độ hoạt động thể chất và các tác nhân gây căng thẳng ở trẻ. Các bác sĩ sẽ dựa vào thông tin đó và tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây cao huyết áp ở trẻ.
Một số xét nghiệm được tiến hành bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra lượng đường trong máu, chức năng thận và tỷ lệ tế bào máu.
- Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu còn được thực hiện để kiểm tra nhiều bệnh lý khác, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu. Vậy Đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu như thế nào?
- Siêu âm tim: Để kiểm tra lưu lượng máu qua tim khi nghi ngờ cấu trúc tim có vấn đề gây cao huyết áp.
- Siêu âm thận.
Dựa vào các chỉ số huyết áp đo được, bác sĩ tiến hành so sánh với bảng trị số huyết áp của trẻ, từ đó xác định trẻ bị cao huyết áp nguyên phát hay cao huyết áp thứ phát.
Cholesterol cao, ăn mặn, bị tiểu đường, lười vận động và tiếp xúc với khói thuốc đều là nguyên nhân làm tăng huyết áp – Ảnh Internet
2.3. Chẩn đoán nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát
Cao huyết áp nguyên phát không có nguyên nhân xác định. Bệnh lý thường xuyên xảy ra ở trẻ lớn, cụ thể là từ 6 tuổi trở lên.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp nguyên phát bao gồm: Thừa cân, béo phí. Có tiền sử gia đình bị cao huyết áp. Cholesterol cao, ăn mặn, bị tiểu đường, lười vận động và tiếp xúc với khói thuốc. Cao huyết áp nguyên phát ở bé nam có tỉ lệ cao hơn so với bé nữ.
Thừa cân, béo phì ở trẻ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống thậm chí còn gây nhiều bệnh cho trẻ. Vậy Thừa cân béo phì ở trẻ: Nguyên nhân, phòng ngừa bằng cách nào?
2.4. Chẩn đoán nguyên nhân cao huyết áp thứ phát
Nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát thường do tổn thương thận, tổn thương tim mạch, rối loạn thần kinh, sử dụng thuốc chứa cocain, thuốc chống giao cảm…
Phần lớn trường hợp trẻ bị cao huyết áp là do các bệnh lý về thận và tim mạch như: Viêm thận, viêm cầu mạn thận, loạn thận bẩm sinh, thận đa nang, thận đơn nang…
Trẻ bị eo hẹp động mạch chủ, tim bẩm sinh, hội chứng William – Beuren, tắc tĩnh mạch thận, viêm mạch, Shunt động – tĩnh mạch…
Và các nguyên nhân gây tăng huyết áp khác như: Tăng calci máu, sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ, truyền bạch cầu, tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính…Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp ở trẻ.
Trên đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ bạn cần biết. Hãy theo dõi tình trạng huyết áp thường xuyên để đảm bảo rằng cơ thể luôn khoẻ mạnh. Đồng thời giúp bạn có biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt và điều trị sớm khi có dấu hiệu bất thường.
Cao huyết áp ở trẻ em: Điều trị đúng cách bằng phương pháp nào?
Trẻ em và trẻ vị thành niên khi bị cao huyết áp, tình trạng bệnh lý sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trưởng thành và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát sớm.
Điều trị cao huyết áp ở trẻ em ngay khi phát hiện để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Cao huyết áp ở trẻ em được xác định là một trong những yếu tố nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khi trưởng thành. Các biến chứng do cao huyết áp ở trẻ em bao gồm đại phì tim, có thể tiến triển thành suy tim, đột quỵ, đau tim và bệnh thận. Thừa cân, béo phì và lối sống thụ động là nguyên nhân khiến cao huyết áp ở trẻ em ngày một gia tăng.
Tìm hiểu nguyên nhân trước khi điều trị cao huyết áp ở trẻ em là vô cùng cần thiết. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ xác định đó là cao huyết áp nguyên phát hay cao huyết áp thứ phát để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị cao huyết áp ở trẻ em sớm nhất có thể để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trưởng thành. Tuỳ thuộc vào mức độ tăng huyết áp ở trẻ để áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp. Trong đó xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc là các phương pháp được chuyên gia áp dụng rộng rãi trong điều trị.
Tìm hiểu các phương pháp điều trị cao huyết áp ở trẻ em - Ảnh: Internet
1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh, khoa học không chỉ giúp cơ thể khoẻ hơn. Nó còn là liệu phát hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có cao huyết áp.
Để điều trị cao huyết áp ở trẻ em thì việc thay đổi lối sống là điều cần thiết. Phương pháp này giúp cải thiện và ổn định tình trạng huyết áp của trẻ được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
Muốn sống chung với cao huyết áp, đặc biệt khi trẻ em mắc cao huyết áp, phụ huynh cần biết tới 6 lời khuyên hữu ích để sống chung với bệnh cao huyết áp này.
1.1. Duy trì cân nặng hợp lý
Nếu nguyên nhân gây cao huyết áp là béo phì, các bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch giảm cân khoa học cho trẻ.
Dự phòng thừa cân giúp hạn chế nguy cơ phát triển thành cao huyết áp mãn tính. Các chuyên gia cho biết, với người béo phì, trung bình cứ giảm 10kg thì huyết áp tâm thu sẽ giảm xuống từ 5 - 10 đơn vị.
Một chế độ tập luyện thể lực đều đặn, khoa học với các hoạt động vui chơi, thể dục ngoài trời là biện pháp tốt giúp cải thiện cân nặng ở trẻ. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ luyện tập một môn thể thao nào đó. Hạn chế việc để trẻ ngồi xem ti vi, chơi game,...
1.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Trẻ bị cao huyết áp thường được các chuyên gia khuyến cáo điều trị bằng cách áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, thực đơn của trẻ cần được tăng cường các loại thực phẩm bao gồm: Rau, củ, quả, các loại trái cây, sữa ít béo và chế phẩm từ sữa ít béo.
Khẩu phần ăn hàng ngày cần được tính toán đủ dinh dưỡng, cân bằng và khoa học. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,... Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường chất xơ cho cơ thể.
1.3. Sử dụng tối đa 1,5g muối mỗi ngày
Hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ từ 4 - 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 1 - 2g muối/ ngày. Đối với trẻ lớn hơn có thể tiêu thụ 1.5g/ ngày. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm đóng gói. Bởi đồ chế biến sẵn thường chứa một lượng muối dư thừa rất lớn gây ảnh hưởng đến huyết áp của trẻ.
1.4. Tránh Stress, căng thẳng
Ngoài ra hãy cảnh giác với stress ở trẻ em. Bởi nó cũng là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Giữ cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Tránh những căng thẳng, mệt mỏi từ học tập, cha mẹ, gia đình, bạn bè...
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp điều trị cao huyết áp ở trẻ em - Ảnh: Internet
1.5. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá
Gián tiếp hít phải khói thuốc lá cũng có thể gây cao huyết áp ở trẻ. Đồng thời trực tiếp làm tổn thương tim và mạch máu của người bệnh. Do đó, bảo vệ con bạn tránh xa khói thuốc là điều cần thiết để điều trị cao hiệu quả.
2. Điều trị cao huyết áp ở trẻ em bằng thuốc
Nếu trẻ bị cao huyết áp nặng, không thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống. Vậy thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng liệu pháp sử dụng thuốc hạ huyết áp. Để tìm được loại thuốc phù hợp và ít tác dụng phụ có thể sẽ mất một thời gian.
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc được chấp nhận sử dụng cho trẻ em bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm lượng chất lỏng trong máu. Từ đó giúp loại bỏ lượng natri ra khỏi cơ thể.
- Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn alpha, chẹn canxi giúp giữ mạch máu từ thắt chặt.
- Thuốc Beta-blockers ngăn chặn cơ thể tạo Hormone adrenaline gây căng thẳng, khiến tim đập nhanh, làm co thắt mạch máu dẫn đến cao huyết áp.
Điều trị cao huyết áp ở trẻ em bằng thuốc nên bắt đầu với liều thấp nhất. Sau đó sẽ tăng dần lên đến khi đạt huyết áp mục tiêu. Trong quá trình điều trị thuốc đầu tiên với liều tốt đa, nếu trẻ bị tác dụng phụ sẽ được chỉ định sử dụng thêm loại thuốc thứ hai.
Việc phối hợp thuốc phải dựa trên cơ chế bổ trợ tác dụng giữa các nhóm như: UCMC lợi tiểu, thuốc giãn mạch lợi tiểu hoặc chẹn Beta.
Trong quá trình điều trị, phải theo dõi sát sao chỉ số huyết áp của trẻ. Biến chứng cơ quan đích, tác dụng phụ của thuốc, điện giải đồ dùng ở trẻ và các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch cần được kiểm soát liên tục.
Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ - Ảnh: Internet
Thực tế, các dấu hiệu cap huyết áp ở trẻ em thường không rõ ràng. Khám và đo huyết áp định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh. Đối với các trường hợp có nguy cơ cao, cha mẹ nên kiểm tra huyết áp liên tục và thay đổi lối sống cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ bị cao huyết áp thứ phát, cần theo dõi liên tục tình trạng sức khoẻ và tiến trình phát triển của bệnh tiềm ẩn. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình trạng huyết áp an toàn và hiệu quả nhất.
3. Một số khuyến cao khi điều trị cao huyết áp ở trẻ em
Cao huyết áp ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt với cao huyết áp ở người lớn. Phần lớn trường hợp cao huyết áp ở trẻ em là cao huyết áp thứ phát. Vì thế, việc tiếp cận bệnh phụ thuộc vào chẩn đoán. Quá trình điều trị cần can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh.
- Các phương pháp điều trị cao huyết áp ở người lớn không thể áp dụng ở trẻ em. Do những điểm khác biệt về sinh lý và bệnh lý.
- Các loại thuốc giảm huyết áp mang lại hiệu quả ở người lớn chưa đủ bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả khi dùng ở trẻ em.
Việc này cho thấy điều trị cao huyết áp ở trẻ em cần áp dụng phác đồ trị liệu riêng biệt. Đồng thời phải tuyệt đối cẩn trọng khi điều trị để mang đến kết quả tốt nhất.
Khi nào trẻ được chẩn đoán cao huyết áp? Những dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em Nhận biết sớm và chính xác dấu hiệu cao huyết áp ở trẻ em là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em? Cao huyết áp ở trẻ em thường không có dấu hiệu cụ thể. Bệnh chỉ được phát hiện khi cơ...