Phụ huynh “bất lực” khi con nổi loạn tuổi dậy thì: Cú “sốc liên hoàn”
Có con đang trong độ tuổi dậy thì, nhiều phụ huynh than phiền, thậm chí tỏ ra bất lực vì càng ngày trẻ càng trở nên khó bảo, ương bướng và đua đòi.
Tuổi dậy thì… nổi loạn
“Có lúc tôi từng nghĩ, đứa con trai mà 17 năm trước tôi dứt ruột đẻ ra, giờ không phải là con của mình. Dẫu biết tuổi này con đang ẩm ương, nhưng không ngờ sự ẩm ương lại bước đi quá xa đến như vậy”.
Đó là tâm sự của phụ huynh Hoàng Giang (Hải Phòng). Với chị, thời gian hơn một năm trở lại đây là những tháng ngày phải “đau đầu” với đứa con trai đang ở tuổi ăn, tuổi lớn. Từ hình ảnh một cậu nhóc ngoan ngoãn, sống tình cảm, bố mẹ phàn nàn thì cũng chỉ “cười xòa cho xong”, sau khi bước chân vào cấp 3, con trai chị Giang “lột xác” thành một đứa trẻ ngang bướng, đua đòi.
“Nếu như trước đây, tôi nói gì con đều vâng lời, hoặc có vấn đề gì không đồng tình thì hai mẹ con cũng nói chuyện với nhau rất nhỏ nhẹ. Tuy nhiên, bây giờ thì khác. Mẹ nói một câu, con cãi một câu.
Chưa hết, mặc dù mới bước vào năm học nhưng tôi đã bị “mời” lên nói chuyện vì thầy chủ nhiệm phát hiện con tụ tập cùng một vài người bạn hút trộm thuốc trong nhà vệ sinh. Thầy còn phê bình kết quả học tập của con giảm sút dữ dội, cả ngày chỉ mải mê bày ra những trò chọc phá vô bổ thay vì chuyên tâm vào bài vở” – chị Giang kể lại.
Bước vào tuổi dậy thì, nhiều trẻ trở nên bướng bỉnh, nổi loạn khiến bố mẹ cảm thấy bất lực. (Ảnh minh họa)
Trước sự thay đổi của cậu con trai, gia đình chị thường xuyên xảy ra những trận cãi vã. Bữa cơm đôi khi cũng “chan đầy nước mắt” bởi con phạm lỗi, bố mẹ không kiềm chế được mà la mắng; còn cậu con trai thì tức tối bỏ vào phòng.
Phụ huynh Đỗ Văn Nhất (Thanh Trì, Hà Nội) cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vốn là một đứa trẻ mang cá tính mạnh, do đó, bước vào tuổi dậy thì, con gái anh Nhất càng trở nên ương bướng, nổi loạn tới mức bố mẹ, gia đình phải chịu những cú “sốc liên hoàn”.
“Hai năm trước, khi đang học lớp 7, con bé “mở màn” sự thay đổi của mình bằng việc trở nên ương bướng và chưng diện. Thời gian tiếp theo, tôi và vợ phải khốn khổ khi con yêu đương, thường xuyên trốn học thêm để đi la cà cùng bạn bè”, anh Nhất dẫn chứng.
Phụ huynh này chia sẻ, vợ chồng anh đã rơi vào hết cảm xúc này đến cảm xúc khác, từ bất ngờ, hoang mang rồi đến tuyệt vọng.
“Ngày trước, tôi tự nhủ mình cần bĩnh tĩnh để thuyết phục con. Tuy nhiên, càng ngày con càng trở nên “quá chướng”. Mới đây, khi Hà Nội hết giãn cách, con đi suốt từ sáng tới tối mới chịu về. Khi con bước vào nhà, vợ chồng tôi “chết đứng” khi thấy màu tóc đen của con nay chuyển thành màu xanh biển. Hỏi thì con bảo thế này mới hợp mốt.
Không kiềm chế nổi bản thân, tôi tát con và yêu cầu đi nhuộm lại ngay màu tóc đen ban đầu. Chẳng nói một lời, con lau nước mắt, bỏ về phòng riêng và nhịn ăn. Tôi bất lực vì đẻ con ra mà không thể dạy. Cảm giác như trên hành trình dậy thì của con, cả tôi và con đang dần lạc hướng…”.
Đòn roi khiến con tổn thương và gục ngã
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà – Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và can thiệp tâm lý Việt Nam – VPIT, câu chuyện trẻ trở nên ương bướng, chống đối ở tuổi dậy thì là vấn đề mà nhiều gia đình mắc phải.
Ở độ tuổi này, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, trẻ cũng có sự thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý, cùng với đó là mong muốn được khẳng định cái tôi “Tôi là ai, tôi ở đâu trong cuộc sống, thế giới này”.
Video đang HOT
Có rất nhiều cách để trẻ khẳng định bản thân ở tuổi dậy thì. Có em thì khẳng định bản thân thông qua chiều hướng tích cực, ví dụ như đặt ra mục tiêu và quyết tâm theo đuổi, cũng như có những người bạn và các mối quan hệ kết nối đầy lành mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình đó, có nhiều trẻ sa ngã, khẳng định bản thân thông qua những hành vi mang tính tiêu cực như quậy phá, bướng bỉnh, đua đòi…
Nếu như không có sự chỉ dẫn và đồng hành của người lớn để phân tích sự đúng sai, cũng như đưa ra các giới hạn, thì rất có thể những biểu hiện tiêu cực này sẽ dễ trở thành lối mòn trong tính cách, tác động xấu đến phẩm chất cũng như sự phát triển của trẻ về sau.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ huynh khi thấy con mắc lỗi, bướng bỉnh không nghe lời… thì đã dùng mọi biện pháp hà khắc như la mắng, phạt, thậm chí đánh đập, với mong muốn con đi đúng đường.
Theo nhà tâm lý Vũ Thu Hà, đây là cách làm sai, phản khoa học, không những không giúp trẻ tốt lên mà dễ khiến các em ngày càng lầm đường lạc lối.
“Ở tuổi dậy thì, mang tâm lý mình dần trở thành người lớn, nhiều trẻ có lòng tự tôn rất cao. Kéo theo đó là sự thay đổi tâm lý, buồn vui thất thường, hay cáu giận song cũng dễ tổn thương. Do đó, nếu có hành động nào ảnh hưởng tiêu cực tới lòng tự tôn, các con sẽ gục ngã.
Việc phụ huynh sử dụng đòn roi hay những biện pháp cấm cản hà khắc sẽ khiến trẻ có nguy cơ chống đối, phản ứng một cách kịch liệt đằng sau lớp vỏ bọc mà người lớn cho rằng đã “thuần hóa” được một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời”.
Chuyên gia cho rằng, không chỉ gây tổn thương cho trẻ, việc sử dụng bạo lực hay la mắng con trước mặt mọi người sẽ đẩy khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một xa. Có những đứa trẻ phải bỏ nhà ra đi bởi câu chửi mắng của cha mẹ. Thậm chí, nhiều trẻ em còn mang trong mình tư tưởng căm ghét đấng sinh thành, thứ tình cảm tiêu cực ấy theo trẻ cả đời, ảnh hưởng tới việc xây dựng các mối quan hệ trong tương lai.
Bạn trẻ Vũ Thành (24 tuổi) cũng đồng tình với quan điểm này. Đã từng trải qua thời dậy thì đầy “bạo loạn”, chịu đựng không ít đòn roi của phụ huynh, Thành cho rằng, bạo lực hay những câu chửi mắng có thể giúp con trưởng thành, nhưng lại đớn đau và mang đầy “vết xước”.
“Ngày lớp 6, tôi hư đến nỗi trốn học, trộm tiền của bố mẹ đi chơi game. Một lần, “bắt tại trận” tôi đang chơi điện tử ở tiệm net, bố dành cho tôi một cái tát xây xẩm mặt mày, kèm theo câu nói “Về nhà!” đầy quyền uy.
Vừa về tới cổng, bố bắt tôi quỳ xuống, lột sạch quần áo và đứng trần truồng ngoài sân. Bố làm vậy để cốt cho tôi thấy “xấu hổ mà chừa tính xấu”. Sau ngày đó, tôi cũng dần bỏ chơi game. Nhưng vết thương danh dự khi bị nhiều người quen nhìn thấy tôi trong cảnh “không mảnh vải che thân” cứ theo tôi từ năm 12 tuổi đến tận bây giờ”.
Đứng trước sự ồn ào, giận dữ của lứa tuổi ẩm ương, phụ huynh cần kiềm chế cơn nóng giận. (Ảnh minh họa).
“Làm mát” những “cái đầu nóng” bằng sự cảm thông
Khẳng định tuổi dậy thì là thời điểm để trẻ tìm hiểu bản sắc cá nhân, do đó, việc con đi lạc hướng là điều khó tránh khỏi, theo chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà, thay vì đánh mắng hay chỉ trích con một cách nặng nề, cha mẹ cần là thực sự bao dung để cùng con vượt qua “cơn lũ”.
“Đứng trước những bước đi lầm lỡ của con ở giai đoạn dậy thì, bố mẹ hãy đồng cảm, lắng nghe, phân tích đúng sai trong hành vi của trẻ.
Ví dụ, trong trường hợp trẻ bỏ nhà đi chơi game, nếu bố mẹ quá gay gắt đánh mắng hay phạt, trẻ sẽ tìm cách tránh xa cha mẹ và tìm cơ hội để sa đà vào game nhiều hơn. Thay vào đó, cả hai thế hệ hãy cùng ngồi lại, tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại nghiện game đến thế, đồng thời chỉ ra cho con hậu quả nếu như con quá đắm chìm vào thế giới ảo. Thông qua cuộc trò chuyện này, trẻ sẽ phần nào hiểu rõ và điều chỉnh hành vi của mình”.
Nhìn ở góc độ khác, nhà giáo Hương Giang (giáo viên trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm) cho hay, đối diện với những biến động tâm sinh lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ cần bớt cái tôi trong giao tiếp – ứng xử.
Đứng trước sự ồn ào, giận dữ của lứa tuổi ẩm ương, phụ huynh cần kiềm chế cơn nóng giận. Đợi đến khi không khí lắng dịu, bố mẹ nên nói chuyện với con trên nguyên tắc tôn trọng, đồng cảm. Một số câu hỏi như “Điều gì đang làm phiền con vậy?”, “Con đang gặp phải vấn đề gì?”… có thể giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ, từ đó dễ dàng chia sẻ những khúc mắc, bực bội trong lòng.
Đã từng cùng cậu con trai vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” của tuổi dậy thì, cô Giang cho hay, để có thể đồng hành cùng con, cha mẹ cần thay đổi để thích ứng. Phụ huynh có thể bỏ một chút thời gian, công sức để tìm hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên, đồng thời quan sát, cảm nhận con yếu gì, thiếu gì, cần gì để phát triển tốt nhất trong giai đoạn dậy thì.
“Khi con bị sốt, cha mẹ cho con uống thuốc hoặc đắp khăn ướt lên trán để hạ sốt. Nhưng “làm mát” những “cái đầu nóng” ở lứa tuổi dậy thì không đơn giản như vậy. Để con đi đúng đường, cần bỏ vào đó rất nhiều thời gian, sự cầu kỳ và tâm huyết.
Vì con, cha mẹ có thể bớt giao lưu bạn bè, thậm chí tạm hy sinh một số mục tiêu cá nhân để có thêm thời gian tương tác với con thông qua những hoạt động mang tính gắn kết như cùng xem phim, chơi thể thao, chơi cờ vua…
Không có một công thức giáo dục chung nào cho mọi đứa trẻ. Tuy nhiên, tôi tin rằng, đứa trẻ nào, nhất là với những em đang ở độ tuổi ẩm ương, cũng luôn cần sự quan tâm và thấu hiểu. Đồng hành với quá trình dậy thì của con, bên cạnh phụ huynh, giáo viên cũng hãy trở những người bạn đáng tin cậy nhất”.
6 cấp độ đánh giá ứng viên của một nhà tuyển dụng
Với kinh nghiệm phỏng vấn hàng nghìn người, chị Thái Hà kể, có những ứng viên bằng giỏi vẫn trượt do chỉ dừng lại ở cấp độ 1 trong thang đánh giá tư duy.
Chị Nguyễn Thái Hà là Trưởng phòng Thu hút Nhân tài của HBR Holdings, công ty giáo dục với 1.300 nhân viên, có 7 năm kinh nghiệm trong phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự. Chị hiện là giảng viên thỉnh giảng môn kỹ năng ứng tuyển ở Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, có kênh Tiktok về nội dung hướng nghiệp với 25 triệu lượt xem.
Chỉ tính riêng trong năm qua, chị từng phỏng vấn khoảng 1.000 người, trong đó số ứng viên có bằng giỏi, hoặc tốt nghiệp loại xuất sắc chiếm 10%. Chị Hà cho hay nhiều ứng viên bằng giỏi, IELTS 8.0 vẫn trượt phỏng vấn do mắc chứng "gà công nghiệp", chỉ giỏi kiến thức ở trường mà thiếu đi các kỹ năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Trong số các ứng viên xuất sắc từng bị đánh trượt, chị nhớ nhất hai trường hợp.
Năm 2019, chị gửi thư mời phỏng vấn công việc biên dịch kiêm chăm sóc khách hàng cho một sinh viên của đại học top đầu. Ban đầu chuyên gia tuyển dụng ấn tượng với hồ sơ "siêu sao", điểm trung bình 9.0/10 và được học bổng danh giá của trường. Không nhận được phản hồi xác nhận tham gia, chị Hà không sắp xếp lịch hẹn.
Chị Nguyễn Thái Hà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phỏng vấn và tuyển dụng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhưng đến lịch, chị Hà thấy nữ sinh này mặc nguyên đồng phục thể dục, quần vẫn xắn gấu tìm tới. Ứng viên giải thích "em mặc định không nói gì hay phản hồi tức là đồng ý" nên không xác nhận email. Chị Hà vẫn tiến hành buổi phỏng vấn dù trong đầu đã có quyết định.
"Chưa xét tới bằng cấp gì, kết quả học tập ra sao nhưng với tôi, khi xuất hiện ở một buổi gặp có tính chất trang trọng, ứng viên phải mặc lịch sự tối thiểu. Khi người khác gửi thông tin, bạn phải phản hồi, dù là một email hay tin nhắn. Tôi đánh giá nữ sinh đó thiếu đi hiểu biết về quy tắc ứng xử cơ bản", chị Hà nhận xét.
Không chỉ sinh viên thiếu các kỹ năng mềm, nhiều ứng viên ra trường, từng đi làm, khi phỏng vấn "nhảy việc" vẫn bộc lộ thiếu sót không đáng có. Cách đây vài tháng, chị Hà phỏng vấn một ứng viên tốt nghiệp loại xuất sắc cho vị trí ở phòng nhân sự. Người này từng đi làm ở một số nơi.
Trong hồ sơ, cô gái cho biết đã hỗ trợ công ty cũ triển khai bốn chương trình đào tạo, tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn lại không thể liệt kê hay kể được tên chương trình mình ấn tượng.
"Ứng viên đã không chứng minh được khả năng, tâm huyết của mình với công việc khi thậm chí còn không nhớ rõ đã làm gì. Một người đã có kinh nghiệm đi làm sẽ có câu trả lời cứng cáp hơn", chị Hà nói.
Theo trưởng phòng Thu hút Nhân tài, chị thường căn cứ vào thang đo Bloom (nghiên cứu của tác giả cùng tên, công bố năm 1956) để đánh giá ứng viên . Thang đo này phân chia tư duy ra thành 6 cấp độ. Với cùng một câu hỏi, mỗi người ở các bậc thang tư duy khác nhau sẽ trả lời khác nhau.
Chị Hà lấy ví dụ một câu hỏi dành cho vị trí chuyên viên tuyển dụng: "Em nghĩ thế nào về việc liên kết với các trường đại học/ câu lạc bộ sinh viên để phục vụ công tác tuyển dụng?"
Nếu ở cấp độ 1 là Ghi nhớ (Remembering), ứng viên sẽ chỉ nhắc lại kiến thức, thông tin một cách rập khuôn, lý thuyết. Câu trả lời thường là: "Em nghĩ đây là một việc rất quan trọng bởi sinh viên là nguồn nhân lực dồi dào của thị trường lao động".
Ở cấp độ 2 - Hiểu biết (Understanding), người ứng tuyển sẽ diễn đạt lại được thông tin, kiến thức theo ý hiểu của mình. Ví dụ: "Sinh viên là nguồn cung ứng nhân lực dồi dào của thị trường, vì vậy tiếp cận trực tiếp tới sinh viên là cách đánh thẳng vào tập ứng viên tiềm năng".
Lên cấp độ 3 - Vận dụng (Applying), người trả lời có khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác. Bằng cách áp dụng nội dung đã học vào hoàn cảnh mới, tình huống thực tế, họ trình bày được kiến thức đã tiếp thu.
Câu trả lời của cấp độ 3 có thể là: "Em nghĩ đây là một cách tạo nguồn lâu dài và bền vững... Khi tiếp cận tới nhà trường/câu lạc bộ, ta không chỉ thu về được dữ liệu như các kênh làm nguồn khác, mà còn có cơ hội gia tăng được thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp cũng như cá nhân người làm nhân sự".
Với cấp độ 4 - Phân tích (Analysing), ứng viên có khả năng chia thông tin, nội dung vừa học được thành các phần nhỏ. Mức độ này đòi hỏi khả năng phân biệt, phát hiện chi tiết để phản ứng tốt hơn với câu hỏi.
Nếu đạt cấp độ 5 là Đánh giá (Evaluating), ứng viên phải có khả năng sử dụng kiến thức một cách linh hoạt theo các tiêu chí của tình huống gặp phải. Bên cạnh đó, họ cũng giải thích, lập luận được tại sao mình lại suy nghĩ, lựa chọn, hành động như thế.
Ở cấp độ 6 - Sáng tạo (Creating), người trả lời có thể tạo ra kiến thức, cách làm mới từ những gì được đào tạo.
Chị Hà phân tích, nhiều bạn tốt nghiệp loại xuất sắc mà lại trượt phỏng vấn là bởi mới dừng ở cấp độ 1 - Ghi nhớ , tức là thuần lý thuyết suông và chưa phát triển được kiến thức của mình lên tới cấp độ 2, 3.
"Việc phát triển này phụ thuộc phần lớn vào việc các bạn có chủ động tạo ra sự va chạm với thực tế cuộc sống hay không. Va chạm với thực tế cuộc sống là cách tốt nhất để thực hành lý thuyết", chị Hà cho hay.
Thông thường với sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng sẽ kỳ vọng đạt cấp 2, trong khi những bạn sớm đi làm, sớm có trải nghiệm sẽ cần đạt cấp độ 3. Cấp độ 4 , 5, 6 là dành cho những người đi làm lâu năm và có nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn áp dụng hai mô hình phổ biến là CWC và ASK để tuyển dụng . CWC là viết tắt của 3 từ: Can do (Có năng lực làm được việc) - Will do (Có đủ đam mê, động lực làm việc) và Culture Fit (Sự phù hợp về văn hóa, ở đây là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa đội nhóm và văn hóa quản trị của mỗi trưởng bộ phận. Còn ASK gồm Attitude (Thái độ) - Skill (Kỹ năng) - và Knowledge (Kiến thức).
Chị Hà cho rằng với mô hình nào thì bằng cấp cũng không phải yếu tố quyết định. Câu nói "thái độ hơn trình độ" là điều ứng viên nhất định cần nhớ.
Doanh nghiệp có hai thứ luôn cần tiết kiệm, đó là thời gian và chi phí. Ứng viên càng cao cấp thì càng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được hai yếu tố này vì một người hiệu suất cao sẽ tạo ra kết quả bằng vài cho tới vài chục người bình thường.
"Tôi đánh giá cao sinh viên sớm có sự trải nghiệm dù chỉ trải qua các công việc làm thêm như bán hàng, phục vụ quán cà phê hay cộng tác kinh doanh", giảng viên môn kỹ năng ứng tuyển nói.
Về cơ bản, những ứng viên này đã biết thế nào là trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với tổ chức, với khách hàng, với ông chủ; biết xử lý vấn đề và lắng nghe ở mức cơ bản... Khi nhận họ vào, doanh nghiệp chỉ cần bồi dưỡng về nghiệp vụ và giúp nâng cao kỹ năng mà không phải dạy từ lại cơ bản.
Có giáo viên phải ghi hơn 500 phiếu nhận xét học sinh: Bộ GD-ĐT chấn chỉnh Trước phản ánh về việc giáo viên phải viết quá nhiều phiếu nhận xét học sinh, Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) vừa có hướng dẫn gửi các sở GD-ĐT xung quanh việc đánh giá học sinh bằng nhận xét sao cho đúng. Bộ GD-ĐT khẳng định đánh giá bằng nhận xét không có nghĩa là phải ghi chép quá nhiều, gây...