Phụ huynh bắt hiệu trưởng quỳ gối: Phụ huynh sai, nhà trường cũng sai
Bên cạnh việc phải xử lý nghiêm khắc bị can về hành vi làm nhục, cũng cần xem xét xử lý kỷ luật những người đã làm sai đối với trẻ em.
Dư luận phẫn nộ về việc Võ Văn Điệp (40 tuổi, ngụ tại thôn Lâm Bình, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã cầm dao xông vào trường và buộc thầy Hiệu trưởng quỳ xin lỗi trong 6 phút ở sân chào cờ. Không ai có thể chấp nhận một chuyện vô pháp vô thiên, vi phạm cả pháp luật và đạo đức như thế cả.
Việc chiều nay 2-11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hương Sơn đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Võ Văn Điệp để điều tra về hành vi “làm nhục người khác” là kịp thời và cần thiết!
Trả lời về vấn đề này, thầy Hiệu trưởng cho biết nguyên nhân là hai cháu con của bị can Điệp (lớp 1 và lớp 5) chưa đóng BHYT bắt buộc nên trường gửi giấy mời phụ huynh, nhưng Điệp không tới. Vì thế vào cuối buổi chào cờ sáng 31-10, Trường tiểu học Sơn Lâm có mời một số học sinh, trong đó có hai con của ông Điệp, đứng lên để hỏi về việc phụ huynh đã nhận được giấy mời hay chưa mà không thấy phản hồi.
Vấn đề này, không thể chỉ dừng ở giải thích ấy. Trường nếu muốn tìm hiểu có thể gặp riêng hai cháu. Bắt hai đứa trẻ 6 và 10 tuổi đứng trước sân chào cờ giữa hàng trăm bạn bè để hỏi việc cha mẹ chưa đóng tiền, là một hành vi bạo lực, trái luật và phản giáo dục.
Trái chỗ nào?
Việc nhà trường đối xử với hai học sinh trên có dấu hiệu vi phạm Luật trẻ em 2016.
Luật này giải thích “ Bạo lực trẻ em” bao gồm cả hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Việc bắt hai đứa trẻ đứng lên để hỏi chuyện cha mẹ chưa đóng BHYT, là “cô lập” chúng trong mắt bạn bè còn lại.
Điều 5 luật này quy định “Không phân biệt đối xử với trẻ em”, thì việc bắt các em đứng lên trong buổi chào cờ, là hành vi phân biệt đối xử.
Điều 6 Luật Trẻ em “nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình”, thì việc bắt chúng đứng lên trong buổi chào cờ là tạo ra sự kỳ thị.
Video đang HOT
Nếu so sánh với Điều 47 Luật Trẻ em 2016 “Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, … có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”, thì hành vi ấy rõ ràng đang đi ngược lại việc bảo vệ trẻ.
Vì vậy, nó là sai luật chứ không phải chỉ là thiếu tế nhị.
Bên cạnh việc đòi hỏi và đề nghị xử lý nghiêm khắc bị can về hành vi làm nhục, cũng cần xem xét xử lý kỷ luật những người đã làm sai đối với trẻ em.
Lạm thu trường học: Đừng mang xã hội hoá ra làm bình phong
Xã hội hoá giáo dục tự thân nó là một chủ trương tốt, song hiện nay chủ trương này đang bị nhiều nhà trường mang ra làm bình phong cho việc lạm thu, cho những quyết định thu chi không rõ ràng, không minh bạch của mình.
Xã hội hoá giáo dục tự thân nó là một chủ trương tốt nhưng huy động tiền từ phụ huynh để mua sắm trang thiết bị trong nhà trường, dồn gánh nặng tài chính lên vai cha mẹ học sinh, thì lúc đó xã hội hóa giáo dục đã mang một màu sắc khác, hay nói thẳng thắn, chủ trương xã hội hoá đang bị nhiều nhà trường mang ra làm bình phong cho việc lạm thu, cho những quyết định thu chi không rõ ràng, không minh bạch của mình.
Không thu bất cứ quỹ nào, 'nhà trường tự lo được'
Đó là câu chuyện đã được thông tin trên báo chí và thu hút được nhiều bàn luận của các bậc phụ huynh trên các diễn đàn và mạng xã hội những ngày cuối tháng 9 vừa qua. Chuyện xảy ra tại ngôi trường mang tên THCS Lê Quý Đôn tại TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Theo khẳng định của bà Nguyễn Thị Diễm Trang - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn với báo chí - nhà trường yêu cầu phụ huynh không đóng góp quỹ lớp, quỹ khuyến học, thậm chí cả quỹ phụ huynh. Phụ huynh nào muốn tài trợ cho nhà trường phải có văn bản đồng ý của Phòng Giáo dục.
Theo Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, kinh phí của Ban đại diện Cha mẹ học sinh để khen thưởng cho học sinh của trường mỗi năm không đáng bao nhiêu, khoản tiền này nhà trường lo được. Quỹ phụ huynh cũng không tham gia vào mua sắm, trang bị cơ sở vật chất, cho nên hội phụ huynh của trường, lớp không cần thiết phải thu khoản này.
Còn quỹ lớp và các khoản quỹ khác từ 4 năm nay đã yêu cầu các lớp không được thu và cũng không cho thu. Đối với chi phí photo tài liệu học tập của học sinh trong lớp, hiện nhà trường có ký hợp đồng với một cơ sở photocopy gần trường. Khi cần, giáo viên chỉ cần ra cơ sở đó, ghi rõ lớp và số lượng tài liệu cần photo. Giáo viên không phải trực tiếp trả tiền mà nhà trường sẽ thanh toán.
Không thể lấy danh nghĩa xã hội hóa để loạn thu, lạm thu, mà cần căn cứ trên nhu cầu và điều kiện của phụ huynh, đặc biệt là ở nhiều khu vực khó khăn. Ảnh minh họa.
Điều đáng nói là câu chuyện 'không thu bất cứ quỹ nào của phụ huynh' không phải bây giờ mới có. Bà Lê Thị Thảo - Hiệu trưởng Trường THCS Cát Lái, TP. Thủ Đức - chia sẻ với báo giới, từ năm 2017 khi bà về làm hiệu trưởng, nhà trường đã yêu cầu không thu bất cứ quỹ nào của phụ huynh.
'Thực tế ở trường có những phụ huynh khó khăn nhưng cũng có những phụ huynh rất khá giả và mong muốn hỗ trợ cho nhà trường. Do đó, trường hoan nghênh những phụ huynh có điều kiện và nhu cầu đóng góp cho nhà trường trên tinh thần tự nguyện thực sự', bà Thảo cho biết.
'Khi có trường hợp học sinh cần hỗ trợ hay công trình cần sửa chữa, chính tôi sẽ kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm và doanh nghiệp trên địa bàn... Việc hỗ trợ cho trường không bao giờ cào bằng và không đưa ra mức đóng bao nhiêu. Tất cả khoản tài trợ đều được thực hiện theo quy định và có tổ chức chương trình trao tặng đàng hoàng' - bà Thảo nói thêm.
Chia sẻ với báo chí, một hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận nội thành ở TP.HCM cũng cho biết nhà trường chỉ thu các khoản theo Thông tư 16 của Bộ GD&ĐT. Trước khi vận động triển khai các công trình, nhà trường phải công khai dự kiến kế hoạch đến mạnh thường quân, cha mẹ học sinh và gửi kế hoạch cho Phòng Giáo dục phê duyệt trước khi tổ chức vận động.
'Để động viên khuyến học khuyến tài, nhà trường tổ chức trao học bổng từng đợt và gửi thư vận động mạnh thường quân, phụ huynh có điều kiện đóng góp theo khả năng chứ không đưa vào thành một loại quỹ trong nhà trường' - vị hiệu trưởng này cho biết.
Không nên đánh tráo khái niệm, lạm dụng khái niệm xã hội hóa để lạm thu
Đó là quan điểm đã được PGS.TS Nguyễn Văn Vân - nguyên Trưởng khoa Luật thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM chỉ ra một cách thẳng thắn tại một cuộc hội thảo về tự chủ giáo dục từ gần 4 năm trước.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Vân, với bậc phổ thông, đặc biệt tiểu học và THCS, không nên và không thể đặt ra vấn đề tự chủ tài chính vì bản chất, mục tiêu và nhiệm vụ chỉ phổ cập kiến thức cho một công dân. Nhà nước chuyển kinh phí cho trường thực hiện nhưng song song với quyền là trách nhiệm. Một quốc gia nghèo nàn đến mấy cũng phải đảm bảo được kinh phí cho giáo dục bắt buộc. Nhà nước không thể chuyển gánh nặng tài chính giáo dục phổ thông cho người học dù dưới bất kỳ danh nghĩa tự chủ hay xã hội hóa giáo dục.
Một số trường học chưa làm tốt việc xã hội hóa giáo dục và dẫn đến lạm thu. Minh hoạ của Giadinh.net
Trở lại câu chuyện xã hội hoá giáo dục. Cũng là ngôi trường THCS, cũng mang tên Lê Qúy Đôn, cũng tại TP.HCM nhưng câu chuyện thu quỹ ở Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) lại 'lạ lắm', 'khó hiểu lắm'.
Cụ thể hồi đầu tháng 10/2022, báo Phụ nữ TP.HCM đưa thông tin: Lớp 9/10 của Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) dự trù kinh phí hoạt động cả năm là 165,2 triệu đồng, mỗi học sinh đóng góp hơn 3,1 triệu đồng. Theo 'bảng dự trù kinh phí hoạt động cả năm học' của lớp này thì có tới 17 khoản cần chi cho cả năm học 2022-2023. Trong đó, có 2 khoản 'gửi giáo viên chủ nhiệm hoạt động học kỳ I' và 'gửi giáo viên chủ nhiệm hoạt động học kỳ II', mỗi học kỳ 15 triệu đồng. Bên cạnh đó một số khoản chi như 'hoa và quà 20/11' là 13 triệu đồng; 'quà học kỳ I' là 15 triệu đồng; 'quà học kỳ II' là 15 triệu đồng; 'tết âm lịch cho các bộ phận' chi 13 triệu đồng; hoa 20/10 là 1 triệu đồng; hoa và quà 8/3 là 1 triệu đồng; tiền 'liên hoan học kỳ I' và 'liên hoan học kỳ II', mỗi học kỳ là 5 triệu đồng...
Một số mục chi khác như 'hoạt động ngoại khóa, văn nghệ'; 'chụp hình phim kỷ yếu cuối năm', 'thuê áo tốt nghiệp'... Tổng chi phí cho các hoạt động này lên đến 165,2 triệu đồng. Bảng dự trù kinh phí ghi rõ số tiền này chia bình quân cho 52 học sinh trong lớp, thì mỗi học sinh cần đóng hơn 3,17 triệu đồng cho cả năm học. 'Đây chỉ là con số dự kiến thu của một lớp, còn cả của một khối lớp thì không biết sẽ lớn như thế nào?' - phụ huynh này đặt câu hỏi.
Chiếu theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, thì rõ ràng 17 hạng mục trên đích danh là sản phẩm của nạn lạm thu, lợi dụng danh nghĩa xã hội hoá chứ không là cái gì khác. Một phụ huynh từng đặt câu hỏi có lẽ là rất 'cắc cớ' rằng: nữ sinh tiểu học lớp 1 thì biết gì nhiều về ngày 20/10 mà cũng cần thiết bày đặt quyên tiền để tặng hoa, quà cho các em?
Đó chắc chắn không là câu hỏi khó trả lời duy nhất cho vấn nạn đã, đang và sẽ còn nóng bỏng trong đời sống xã hội này. Lại dẫn ra đây thêm vài câu chuyện cụ thể. Báo Lao động, ngày 12/10/2022, đưa thông tin về việc phụ huynh có con học lớp 5 Trường tiểu học Tân Trung Phú, Củ Chi, TP.HCM phản ứng việc nhà trường thu tiền học sinh để mua tivi phục vụ cho việc dạy và học.
'Hằng năm, trường được cấp ngân sách nhưng ở mức giới hạn nên dù chương trình mới đã áp dụng đến năm thứ 3 vẫn chưa thể mua được tivi cho các phòng học. Do đó, tôi cũng đề xuất thực hiện xã hội hoá để trang bị cho học sinh' - Hiệu trưởng trường này phân trần với báo giới.
Tuy nhiên, có lẽ vị Hiệu trưởng này cũng sẽ rất đau đầu trước câu hỏi của một phụ huynh, rằng: 'Bé học sinh lớp 1 đóng 500.000 đồng để mua tivi học 5 năm là hợp lý, nhưng có bé học lớp 5 chỉ còn học có mấy tháng cũng phải đóng đủ tiền là không hợp lý. Khi chuyển cấp mới, không được dùng tivi đó nữa, cũng không được mang về. Như vậy, tivi đó sẽ được dùng tiếp như thế nào?'.
'Tivi đó sẽ được dùng tiếp như thế nào?' - đó không chỉ là câu hỏi của riêng phụ huynh Trường tiểu học Tân Trung Phú, Củ Chi, TP.HCM. 'Cứ lớp 1 vào lại phải trang bị điều hòa mới vậy điều hòa năm trước (5 lớp, mỗi lớp 2 cái) đã biến đi đâu?'. Sẽ còn vô vàn những câu hỏi tương tự như vậy với không chỉ tivi, điều hoà mà còn là máy chiếu hoặc vô vàn những thiết bị dạy và học khác, đó không chỉ là câu hỏi không chỉ của phụ huynh năm học 2022- 2023 này mà nhiều năm qua.
Đó còn chưa kể đến vô vàn những băn khoăn thắc mắc khác, mà phần đa phụ huynh không thể biết đến bao giờ mới nhận được câu trả lời, kiểu: 'Đóng góp lắp điều hòa không khí cho các bé lớp 1, nhà trường cho biết không được sử dụng hết 5 năm học mà kết thúc năm học lớp 1 sẽ thuộc tài sản chung của nhà trường, trường toàn quyền xử lý. Vậy nhà trường xử lý như thế nào khi năm học nào, lớp đầu cấp nào cũng phải mua thiết bị mới?', 'Vì sao nhiều lớp thời gian các cô sử dụng máy chiếu để giảng dạy rất ít, thậm chí không sử dụng, trong khi lớp nào cũng trang bị máy chiếu?', 'Những trang thiết bị như máy chiếu, bóng chiếu, máy tính liệu có phải những trang thiết bị bắt buộc cho việc giảng dạy lớp 1 hay không?'.
Bảng dự tính thu chi hỗ trợ hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh
Những câu hỏi này chắc chắn cũng sẽ đồng nghĩa với những câu hỏi, rằng: Ai sẽ được thụ hưởng nhiều nhất, lớn nhất từ sự lạm thu này? Liệu nếu không có lạm thu thì việc dạy và học tại các nhà trường có kém đi không?
Đó chắc chắn là những câu hỏi, rất khó có đáp án từ các nhà trường, mà nếu có, chắc chắn cũng khó thoả lòng các bậc phụ huynh.
Và nếu như các nhà trường không thể có được câu trả lời thoả đáng, thì như lời của một người từng làm trong ngành giáo dục, ông Nguyễn Văn Ngai - nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM: 'Chủ trương xã hội hóa là cần thiết trong bối cảnh ngân sách đầu tư cho giáo dục chưa thể đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường. Tuy vậy, không thể lấy danh nghĩa xã hội hóa để loạn thu, lạm thu, mà cần căn cứ trên nhu cầu và điều kiện của phụ huynh, đặc biệt là ở nhiều khu vực khó khăn... Phải quy định rõ, có kiểm soát để thu hợp lý và chi đúng mục đích, tránh gây bức xúc kéo dài trong phụ huynh, học sinh, làm mất ý nghĩa thực chất của chủ trương xã hội hóa giáo dục'.
Và điều quan trọng nhất, có lẽ nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chưa nói ra, đó là lạm thu không biết hiệu quả đi đến đâu nhưng có một điều rõ ràng là đã, đang làm mất hình ảnh cao quý vốn có của các nhà giáo, làm suy giảm uy tín của các nhà trường. Hãy để các nhà giáo mãi là những người 'chèo đò' đáng kính trọng, hãy để những ngôi trường nơi đang làm trọng trách 'trồng người' chỉ nên tồn tại những điều cao quý... đó mới là việc nên làm và cần phải làm ngay nhất của ngành giáo dục.
Thông tư số 55/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Theo đó, Ban đại diện Cha mẹ học sinh chỉ được thu 2 khoản tiền: 'Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của Cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác; Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các ban đại diện lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác'.
Không giải thể ban đại diện PHHS mà chỉ chấn chỉnh khi làm sai Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, sẽ không có chuyện giải thể hội phụ huynh học sinh mà chỉ chấn chỉnh khi làm việc không đúng, sai tôn chỉ nguyên tắc. Chiều 13-10, tại họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế, ông Hồ Tấn Minh, Phó Chánh văn...