Phụ gia thực phẩm: “kẻ sát thủ giấu mặt”
Hầu hết các loại thức ăn hiện nay đều không thể thiếu phụ gia thực phẩm như: mì chính, muối, chất tạo màu, chất tẩy trắng, chất tạo ngọt… Phụ gia thực phẩm được sử dụng hợp lý, đúng tiêu chuẩn sẽ tạo được khẩu vị ăn ngon, dễ sản xuất, bảo quản… nhưng nếu không đúng liều lượng thì lại là “kẻ sát thủ” giấu mặt với con người.
Thời gian qua, các vụ nhiễm độc từ phụ gia thực phẩm như chất tạo đục DEHP có trong thạch rau câu, chất tạo màu E102 có trong mì ăn liền… đã khiến người tiêu dùng “đứng ngồi không yên” vì không biết phải ăn gì, uống gì mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tuy nhiên,hầu hết các loại thức ăn có trên thị trường hiện nay đều phải sử dụng một hay nhiều loại phụ gia thực phẩm đi kèm như: chất tạo mùi, vị, màu, độ giòn… Để bảo vệ chính mình, không còn cách nào khác, người tiêu dùng phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để tránh bị “tiền mất tật mang” từ phụ gia thực phẩm.
Theo các chuyên gia, một số bệnh lý thường gặp cần phải tránh hoặc hạn chế sử dụng thức ăn có chứa các chất phụ gia thực phẩm.
1. Huyết áp cao và bệnh tim mạch
Thịt muối, dăm bông, xúc xích, cá xông khói, thịt hộp… là những thực phẩm chính mà người bị huyết áp cao nên tránh dùng hoặc hạn chế sử dụng. Các chất tạo hương vị, tạo màu đỏ và ngăn chặn sự phát triển của loại vi khuẩn gây ngộ độc thịt sẽ làm tăng hàm lượng muối trong máu khiến huyết áp dễ lên cao, tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch…
Thịt xông khói là món ăn chứa nhiều muối diêm (NaNO3) được khuyến cáo không nên dành cho người mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao. (Ảnh internet)
Ngoài ra, mì chính có chứa chất tạo ngọt nucleotid và natriclorid sẽ làm chậm quá trình chuyển máu lên não, dễ gây tăng xông đột ngột, nguy cơ bị liệt và tử vong cao.
Muối diêm (Natri nitrat – NaNO3) có độ mặn gấp nhiều lần so với muối thường sẽ làm tim phải hoạt động nhiều hơn để đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, dễ gây suy tim, tăng nguy cơ tai biến tim mạch. Chất này thường có trong phô mai, kem, bơ, dầu ăn.
2. Bệnh gout, béo phì
Các chất phụ gia tạo ngọt công nghiệp như Aspartame và Transfats thường có trong các thực phẩm giảm cân, đồ uống không cồn, dầu ăn, bơ, pho mai, thịt hộp… khi vào cơ thể sẽ làm suy nhược thần kinh, đau đầu, giảm trí nhớ, tăng cân.
3. Đau dạ dày
Người bị đau dạ dày nên tránh các chất phụ gia như hàn the, phèn, chất tẩy trắng công nghiệp thường có trong bánh tẻ, bánh đúc, bún, phở… Các chất phụ gia này sẽ gây giãn cơ mạch máu, làm ngộ độc máu, khó bị đào thải và gây tích tố độc ở gan. Đến lúc lượng độc tích tụ đủ lớn sẽ dẫn đến gây ngộ độc mãn tính cho cơ thể.
Bún, phở, bánh đúc… là những thực phẩm có chứa hàn the và chất tẩy trắng cũng không phải là đồ ăn hợp lý cho người mắc bệnh dạ dày. (Ảnh internet)
4. Bệnh tiểu đường
Video đang HOT
Người mắc bệnh tiểu đường phải có chế độ ăn uống cẩn thận hơn cả. Không nên sử dụng những chất phụ gia tạo ngọt như: siro, cà phê, acid phosphoric, hương liệu tạo mùi… thường có trong đồ uống có gas, cồn, nước ép hoa quả, bánh kẹo…
Theo các nhà khoa học, chất tạo ngọt có trong các sản phẩm trên thường có độ ngọt gấp nhiều lần so với các loại hoa quả có trong tự nhiên. Vì thế, lượng đường hấp thu vào cơ thể sẽ tăng lên nhiều lần và làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
5. Bệnh suy gan, thận
Các loại ngũ cốc, kẹo cao su, khoai tây chiên, dầu thực vật là “sát thủ” nặng ký của những người mắc bệnh này vì chúng có chứa chất phụ gia BHS, BHT – chất chống oxy hóa để bảo quan thực phẩm.
Khi vào cơ thể, các chất này sẽ gây tổn hại tới gan, thận vì có chứa hàm lượng độc tố cao làm suy yếu hệ miễn dịch, gây ung thư gan.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cấm sử dụng 2 chất này nhưng trên thị trường vẫn nhiều nhà sản xuất dùng vì giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế cao.
6. Bệnh về đường tiêu hóa
Người mắc bệnh về đường tiêu hóa nên tránh hoặc hạn chế sử dụng các chất phụ gia giúp lên men nhanh như: enzyme, amilia… hay có trong nem chua, cà muối, dưa chua. Các chất này có nguy cơ làm giảm hệ miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, hấp thụ thức ăn kém, loét dạ dày….
7. Bệnh rối loạn tiền đình, thần kinh yếu
Bánh đúc, bún, phở… và các chất có sử dụng hàn the được khuyến cáo không nên dùng nhiều đối với những người mắc bệnh này. Chất tẩy trắng sẽ làm rối loạn hệ thần kinh, máu lên não chậm, gây nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt…
Ngoài ra, cà phê và các đồ uống có cồn cũng nên tránh sử dụng vì chúng có thể làm giảm kích thích tới màng não, gây bệnh trầm cảm, rối loạn chức năng… đối với người mắc bệnh này.
Theo VTC
Những gia vị nên tránh xa
Khoai tây chiên, thịt bò muối, thực phẩm nướng, kẹo chứa nhiều chất phụ gia gây hại sức khỏe.
1. Chất bảo quản Natri Nitrit
Natri nitrat là một trong 12 chất phụ gia nguy hiểm nhất, được sử dụng để bảo quản màu sắc và hương vị của sản phẩm thịt. Nó thường được thêm vào thịt hun khói, jam bông, bánh hot dog, cá nướng, thịt bò muối để thêm vào hương vị và giữ màu đỏ của thịt. Chất bảo quản này ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nhưng đã có những nghiên cứu chứng minh nhiều loại ung thư có liên quan đến việc dùng loại phụ gia này.
Tiến sĩ y khoa Christine Gerbstadt, người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ nói rằng, ở nhiệt độ cao khi nấu ăn như món nướng, nó sẽ chuyển sang một hợp chất hoạt tính làm tăng nguy cơ bị ung thư.
2. Hydroxyansion Butylat (BHA)- Hydroxutulen Butlat (BHT)
BHA và BHT là 2 chất oxy hóa được sử dụng để bảo quản những thực phẩm thường làm tại nhà giúp chúng tránh bị oxy hóa. Cả 2 loại này cũng giúp dầu mỡ khỏi bị thiu, hư. Chúng thường được tìm thấy trong các loại ngũ cốc, kẹo gôm, khoai tây chiên, dầu thực vật. Tuy nhiên, chúng lại có mối liên quan đến việc gây ra bệnh ung thư.
Tiến sĩ Gerbstadt cho biết, cấu trúc của BHA và BHT sẽ thay đổi trong suốt quá trình bảo quản thực phẩm và hình thành một hợp chất phản ứng trở lại cơ thể. BHA và BHT cũng không được cơ thể bài tiết ra ngoài. Rõ ràng việc thêm chúng vào thực phẩm không nhằm gây bệnh ung thư nhưng đối với một số người, chúng có thể gây nguy hiểm.
Thịt bò muối chứa nhiều chất bảo quản Natri Nitrit, chất có khả năng gây ung thư (nguồn ảnh: internet)
3. Propul Gallate
Propyl Gallate cũng là chất bảo quản nên tránh. Nó được sử dụng để giúp dầu mỡ khỏi bị ôi thiu và thường được dùng chung với BHA và BHT. Nó thường có trong sản phẩm thịt, súp gà, kẹo gôm. Mặc dù đã được chứng minh là không gây ra ung thư nhưng lại có liên quan đến ung thư. Điều quan trọng là phải đọc nhãn hiệu cẩn thận, cố gắng mua những thực phẩm có chứa chất bảo quản càng ít càng tốt.
4. Bột ngọt
Là một loại amino axit được sử dụng như chất làm tăng hương vị thường có trong súp, xà lách, khoai tây và các thực phẩm trong nhà hàng. Bột ngọt có thể gây nhức đầu hay nôn mửa ở một số người. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng, nó có liên quan đến việc gây tổn hại những tế bào thần kinh trong não của chuột con. Gerbstabt khuyến khích mọi người nên thay thế bột ngọt bằng một lượng nhỏ muối nếu có thể. Vì không chỉ gây đau đầu, bột ngọt còn gây ra một số ảnh hưởng xấu khác lên một số người.
5. Trans fat
Theo Tiến sĩ Gerbstadt, trans fat đã được chứng minh là gây ra bệnh tim, tạo những điều kiện thuận lợi cho bệnh đột quỵ, đau tim, yếu thận và mất cử động tứ chi do bệnh bạch huyết. Một số nhà sản xuất đã giảm bớt danh sách gia vị trong sản phẩm nhằm giảm lượng trans fat trong thực phẩm. Ngoài ra, trên các sản phẩm đó, bắt buộc phải có ghi lượng trans fat trên bao bì. Nhưng thức ăn ở nhà hàng, đặc biệt là chuỗi nhà hàng ăn nhanh chứa rất nhiều trans fat.
Mỳ tôm chứa nhiều transfat (nguồn ảnh: internet)
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên ăn quá 2g trans fat mỗi ngày (lượng này có thể hấp thụ dễ dàng bằng việc ăn thịt và sữa).
6. Aspartame
Còn được biết với tên gọi Nutrasweet and Equal, là một chất phụ gia được tìm thấy trong các thực phẩm giảm cân như tráng miệng ít calo, gelatin và các loại thức uống. Nó thường được sử dụng như chất làm ngọt dưới dạng gói nhỏ. Đã có hàng trăm nghiên cứu khoa học về vấn đề an toàn của aspartame - hỗn hợp của axit amino và methanol.
Những kết luận của FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ), WHO (Tổ chức Y tế thế giới), FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)... công nhận đó là loại gia vị an toàn. Nhưng ngược lại, trong bảng xếp hạng những gia vị an toàn nhất của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về những vấn đề cộng đồng (Mỹ), nó nằm ở vị trí thấp nhất dựa trên những nghiên cứu trên động vật năm 1970 và 2007.
Theo Tiến sĩ Gerbstadt, các loại phụ gia không tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là đối với những người bị bệnh rối loạn enzyme vì aspartame có chứa phenalalanin. Nếu cơ thể nhạy cảm thì tránh dùng sẽ tốt hơn.
7. Acesfulfame-k
Đây là một chất làm ngọt nhân tạo mới, được FDA cho phép sử dụng trong các loại nước ngọt. Chất này có trong những loại thực phẩm nướng, kẹo gôm. Acesfulfame - K ( K là ký hiệu hóa học của natri) - giúp làm ngọt gấp 20 lần đường. Một số nghiên cứu đã cho thấy chất phụ gia này có thể gây ung thư ở chuột. Tuy nhiên, cũng cần có nghiên cứu sâu sắc hơn để có thể kết luận liệu chất này có hại hay không.
8. Phẩm màu
Có lẽ mọi người nghĩ rằng tất cả những phẩm màu nguy hiểm đều đã bị FDA cấm sử dụng từ lâu. Tuy nhiên, vẫn có 5 loại phẩm màu trên thị trường có liên quan đến ung thư trong thử nghiệm trên động vật. Theo Tiến sĩ Gerbstadt, tốt nhất là nên tránh tất cả loại thực phẩm có phẩm màu.
Tốt nhất là nên tránh tất cả loại thực phẩm có phẩm màu (nguồn ảnh: internet)
Mặc dù được làm từ nguồn tự nhiên nhưng những chất này sẽ kích thích sự hình thành các khối u. Xanh 1 và 2 trong thức uống, kẹo, thực phẩm nướng được xem là gây ra nguy cơ thấp nhất nhưng có liên quan đến ung thư ở chuột. Đỏ 3 dùng trong cocktail trái cây, kẹo, thực phẩm nướng, đã được tìm thấy là nguyên nhân gây ra u tuyến giáp. Xanh lá cây 3 - thường có trong thức uống dù ít được sử dụng - có liên quan đến ung thư bàng quang. Còn việc sử dụng rộng rãi màu vàng 6 - có trong thức uống, xúc xích, gelatin, đồ nướng và kẹo - có thể gây ra khối u ở tuyến thượng thận và thận.
9. Olestra
Là một loại chất béo tổng hợp, có trong khoai tây chiên - ngăn việc hấp thụ chất béo ở hệ tiêu hóa, dẫn đến bị tiêu chảy nặng, chuột rút ở phần bụng và đầy hơi. Nếu ăn thực phẩm có olestra, chất béo sẽ được hấp thụ trực tiếp thông qua bạn. Nhưng quan trọng hơn, dù olestra ngăn sự hấp thụ các vitamin tốt cho sức khỏe từ các carternoid có chất béo hòa tan được tìm thấy trong trái cây và rau quả, chúng được cho là có thể giảm nguy cơ bị bệnh tim và đau tim. Theo Tiến sĩ Gerbstadt, chất này không chỉ ngăn sự hấp thụ chất béo mà còn cả vitamin nữa.
10. Muối Brom Natri
Dù ít được dùng nhưng nó vẫn được sử dụng hợp pháp ở Mỹ để làm tăng thể tích của các bánh mì thường và tròn làm từ bột mì trắng. Dù là một dạng không có hại, nhưng đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật dù chỉ là một lượng nhỏ cũng sẽ gây nguy hiểm cho người. Vì vậy, bang California (Mỹ) đã bắt buộc phải có cảnh báo ung thư trên bao bì nếu có chất này trong thành phần nguyên liệu.
11. Đường trắng
Cẩn thận với đường bổ sung ở các loại bánh nướng (nguồn ảnh: internet)
Một số thực phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây và cà rốt. Nhưng phải cẩn thận với những loại được bổ sung thêm đường như các loại bánh nướng, ngũ cốc, bánh quy hay thậm chí là nước chấm và một số thực phẩm chế biến khác. Tiến sĩ Gerbstadt cho biết, dù đường trắng không độc nhưng vẫn nằm trong danh sách 12 loại gia vị có hại bởi nếu dùng chúng với số lượng nhiều sẽ có hại cho sức khỏe cũng như kích thích sự phát triển của những chất dinh dưỡng không tốt.
Tiến sĩ Gerbstadt khuyên, lượng đường mỗi ngày không nên chiếm hơn 10% tổng số calo mà bạn tiêu thụ mỗi ngày. Nhưng hầu hết những người Mỹ đều tiêu thụ nhiều hơn khoảng từ 20 đến 40%. Quá nhiều đường không chỉ gây ra những vấn đề về kiểm soát cân nặng, sâu răng, tăng lượng đường trong máu đối với những người bị tiểu đường, mà nó còn thay thế những chất dinh dưỡng tốt trong cơ thể.
Tiến sĩ Gerbstadt nói: "Bên cạnh việc cung cấp lượng calo không cần thiết, cơ thể bạn cần chất dinh dưỡng để chuyển hóa đường, nên sẽ lấy đi nhiều vitamin và khoáng chất trong cơ thể bạn".
12. Natri Clorua
Thường được biết đến là muối, giúp mang lại hương vị cho bữa ăn. Nhưng nó cũng là một loại gia vị có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Lượng nhỏ muối giúp bảo quản thức ăn nhưng nếu quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, gây ảnh hưởng lên những chức năng tim mạch, dẫn đến cao huyết áp, đau tim, đột quỵ và yếu thận.
Theo Eva
Giá xăng tăng, dân 'hò' nhau mua phụ gia đổ vào xe máy "Nếu pha thêm chất phụ gia này, anh dám khẳng định sẽ tiết kiệm được ít nhất 20% nhiên liệu", Nguyễn Văn Tuấn, một mối hàng chuyên cung cấp chất phụ gia XXL Fuel Booster - tiết kiệm xăng, dầu khẳng định. Thời gian gần đây, khi giá xăng dầu liên tục tăng, và ở mức cao (xăng là 21.300 đồng/lít, dầu diezel...