Phủ gầm xe hơi có thực sự cần thiết?
Việc khoác một lớp áo mới cho gầm xe ô tô là một trong những điều kiện nhằm tăng tuổi thọ và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng xe.
Khách hàng sử dụng ô tô nhưng vẫn chưa hiểu hết về chức năng và những điều gây hại cho gầm xe của mình. Và việc phủ gầm ô tô có thực sự cần thiết hay không, đặc biệt là với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam.
Sơn phủ gầm là tạo cho gầm một lớp bảo vệ bằng vật liệu chuyên dụng cho gầm xe. Để làm được việc này, người ta thường sử dụng một hóa chất đặc biệt phun xịt vào toàn bộ khung sườn của xe hơi, giúp bảo vệ xe chống lại các tác nhân như khói bụi, nắng, mưa,hay nhưng va đập của sỏi đá,… Khi phải di chuyển trên những cung đường xấu, địa hình không bằng phẳng, người lái xe thường cảm nhận tình trạng gió lùa vào hệ thống khung gầm, thậm chí là những tiếng ồn từ động cơ vọng vào bên trong xe, gây ra những tiếng động lớn cộng hưởng với hiện tượng ù tai ảnh hưởng khá nhiều tới trải nghiệm trong quá trình điều khiển phương tiện. Như vậy sẽ biết được mức độ cần thiết của phủ gầm.
Phủ gầm để tránh những tiếp xúc gây hại cho gầm xe hơi. Ảnh:Internet.
Một kỹ sư ô tô cho biết: “Khi khách hàng mua xe, nên phủ gầm xe lúc còn mới, vì vậy nó sẽ đảm bảo được độ bền của gầm xe hơn”.
Thông thường gầm xe nguyên bản sẽ được phủ hai lớp sơn. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, nếu phủ nhiều lớp sẽ tạo cho lớp sơn dày lên càng giúp cho độ bảo vệ cao hơn. Trong đó lớp trong cùng sẽ là lớp bảo vệ và chống ăn mòn. Nhưng đa phần đều rất mỏng. Vì thế, khi thực hiện gia cố thêm lớp phủ gầm, bạn cũng đồng thời tăng độ bền của lớp phủ nguyên bản, ngăn cản quá trình ăn mòn do các tác nhân gây rỉ sét không thể tiếp xúc với bề mặt kim loại cấu tạo gầm.
Phủ gầm có khả năng che được các vết nứt, lỗ hổng nhỏ hay các khớp nối trong khung gầm của xe. Nhờ đó mà độ ẩm hoặc nước từ môi trường bên ngoài không thể len lỏi vào bên trong, tăng nguy cơ ăn mòn các bộ phận kim loại.
Các tác nhân như sỏi, đá vụn và các vật phẩm trên đường bị văng vào sẽ dẫn đến sự va chạm mạnh gây vỡ gầm hay sự ăn mòn. Một lớp phủ gầm xe ô tô sẽ cung cấp sự đàn hồi có độ bền cho bề mặt vật liệu bên dưới và vòm bánh xe (nếu được thi công phun phủ ). Từ đó giúp bảo vệ xế cưng của bạn khỏi các vật cứng có thể văng lên làm hỏng gầm. Đặc biệt, khi di chuyển những cung đường đèo núi, hay chủ xe đam mê phượt càng cần chú trọng vấn đề này.
Chuyên gia khuyên rằng nên phủ gầm khi xe còn đang mới. Ảnh:Internet.
Một lớp phủ gầm bằng cách nào đó, lại có khả năng che phủ các vết nứt, lỗ hổng nhỏ hay các khớp nối trong khung gầm của xe. Nhờ đó mà độ ẩm hoặc nước từ môi trường bên ngoài không thể len lỏi vào bên trong, tăng nguy cơ ăn mòn các bộ phận kim loại. Đặc biệt với môi trường nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, độ ẩm thay đổi thường xuyên sẽ dễ khiến cho gầm ô tô bị rỉ sét, những vết có hại này sẽ nhanh chóng lan ra các bộ phận khác làm cho phần gầm của bạn yếu đi, các khớp liên quan không hoạt động được bình thường.
Tùy theo từng loại sơn phủ gầm mà mức giá cũng sẽ khác nhau cho từng chiếc xe. Nhưng giá giao động khoảng từ 2-6 triệu đồng. Vì có những khách hàng sẽ lựa chọn lớp phủ gầm dày, sẽ tương ứng với số tiền nhiều hơn.
Theo anh Nguyễn Văn Lâm (Giám đốc điều hành Auto Fast) chia sẻ: “Công ty chúng tôi sử dụng loại phủ gầm của Đức, mỗi một chai sơn vậy có giá 400 ngàn đồng. Thông thường các loại xe như Toyota Vios, Hyundai Accent, các loại xe bốn – năm chỗ sử dụng hết khoảng sáu chai sơn. Nếu khách hàng muốn sử dụng nhiều hơn để bảo vệ xe thì khách hàng sẽ đề nghị”.
Video đang HOT
Nhiều người quan niệm rằng, mỗi lần di chuyển đường xấu về thì có thể vệ sinh gầm xe, như vậy cũng sẽ đảm bảo an toàn cho xe. Tuy nhiên, vệ sinh bằng nước không thể sạch lâu và nước cũng không thể loại bỏ hết các chất gây rỉ sét cho gầm xe. Khi sơn phủ gầm, nó sẽ giống như việc mặc thêm một lớp áo giáp cho xe khỏi rất nhiều những tác nhân có hại trên, giúp tăng tuổi thọ xe và tiết kiệm đáng kể chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Thy Nhung
Theo PLO
Vua doanh số các phân khúc xe tại Việt Nam năm 2018: Cuộc bứt phá của cựu vương và những cái tên đi vào lịch sử
Thiếu hàng trong hơn nửa năm đầu, Fortuner và Ranger vẫn vươn lên top 1 chỉ sau vài tháng mở bán. Nhiều mẫu xe khác nắm giữ ngôi vua doanh số phân khúc suốt nhiều năm liền.
Sedan, hatchback hạng A: Hyundai Grand i10
Mặc dù có doanh số đi xuống trong những tháng cuối năm, Hyundai Grand i10 vẫn bỏ lại các đối thủ khác ở một khoảng cách xa. Trong năm 2018, Hyundai Thành Công (HTC) bán được 22.068 chiếc Grand i10. Đối thủ Kia Morning xếp thứ 2 với 11.458 chiếc, chỉ bằng khoảng một nửa.
Grand i10 còn là mẫu xe có nhiều phiên bản nhất phân khúc, với 9 bản. Xe có 2 kiểu dáng hatchback và sedan, đồng thời là mẫu xe duy nhất phân khúc có thiết kế sedan. Giá xe dao động từ 315 triệu đến 415 triệu đồng.
Sedan, hatchback hạng B: Toyota Vios
Phân khúc hạng B có sự cạnh tranh khốc liệt giữa rất nhiều mẫu xe nhưng cái tên Toyota Vios tiếp tục được xướng lên ở vị trí bán chạy đầu bảng trong năm 2018. Sau cú hit 3.657 xe trong tháng 12, doanh số cả năm 2018 của Vios đạt 27.118 xe. Nhờ đó, Vios không chỉ đứng số 1 phân khúc mà còn là xe bán chạy nhất tại Việt Nam.
Toyota Vios đã đi vào lịch sử khi chưa có một mẫu xe nào lật đổ được ngôi vua trong suốt nhiều năm liền. Sau bản nâng cấp vào tháng 8/2018, Vios tiếp tục xác lập những cột mốc doanh số tháng mới. Mẫu xe này đang được bán với 3 phiên bản chính, giá từ 531 triệu đến 606 triệu đồng.
Sedan, hatchback hạng C: Mazda3
Liên tiếp gặp sự bám đuổi của Kia Cerato trong những tháng cuối năm, Mazda3 vẫn duy trì vị trí bán chạy số 1 phân khúc trong năm 2018 với 13.446 chiếc. Đứng thứ 2 là Cerato với 11.678 chiếc. Các mẫu xe khác cùng phân khúc có Toyota Corolla Altis, Honda Civic, Hyundai Elantra, Ford Focus và Chevrolet Cruze.
Sau bản nâng cấp năm 2017, Mazda3 vẫn duy trì thiết kế và trang bị trong cả năm 2018. Mẫu xe này được bán với 3 phiên bản và 2 kiểu dáng sedan, hatchback. Giá xe dao động từ 659 triệu đến 758 triệu đồng.
Sedan hạng D: Toyota Camry
Phân khúc hạng D không có sự cạnh tranh quá khốc liệt. Toyota Camry tiếp tục giữ ngôi vị số 1 với 4.503 chiếc. Mazda6 xếp thứ 2 với 2.377 chiếc. Các đối thủ khác có doanh số bán hàng không đáng kể.
Toyota Camry đang được bán ra với 3 phiên bản, giá từ 997 triệu đến 1,302 tỷ đồng.
SUV/crossover hạng B: Ford EcoSport
Ford EcoSport để tuột mất vị trí số 1 vào tay các đối thủ khác trong 3 tháng cuối năm nhưng nhờ lợi thế có mặt trước, doanh số tổng cả năm 2018 của mẫu xe này vẫn xếp đầu tiên. Vị trí thứ 2 thuộc về Hyundai Kona và còn lại là Honda HR-V. Với đà tăng trưởng hiện tại, rất có thể Kona sẽ soán ngôi EcoSport trong năm 2019.
EcoSport là mẫu xe có đa dạng phiên bản nhất phân khúc và cũng có giá khởi điểm thấp nhất, từ 545 triệu đồng. Giá cao nhất là 689 triệu đồng.
SUV/crossover hạng C: Mazda CX-5
Mazda CX-5 tiếp tục giữ ngôi vua doanh số phân khúc trong năm 2018. Lượng xe CX-5 bán ra cả năm đạt 12.243 chiếc. Honda CR-V đã rất nỗ lực bám đuổi nhưng do hạn chế nguồn hàng vài tháng, mẫu xe này chỉ xếp thứ 2 với 8.819 chiếc. Ở vị trí thứ 3 là Hyundai Tucson với 6.938 chiếc.
CX-5 đang được bán ra với 3 phiên bản cùng 2 loại động cơ và hệ dẫn động 1 cầu hoặc 4 bánh tuỳ chọn. Giá xe dao động từ 899 triệu đến 1,027 tỷ đồng.
SUV 7 chỗ: Toyota Fortuner
Vắng bóng trong suốt 7 tháng, Toyota Fortuner vẫn vươn lên vị trí số 1 phân khúc với 6.035 chiếc bán ra thị trường. Ford Everest cũng mở bán muộn từ cuối tháng 9/2018 nhưng vẫn chễm trệ ở vị trí thứ 2 với 2.004 chiếc. Các mẫu xe khác có doanh số không mấy khởi sắc.
Fortuner là mẫu xe đắt khách nhất phân khúc trong nhiều năm liền. Phiên bản 2018 có một vài thay đổi, nâng cấp, chia thành 4 phiên bản, giá từ 1,026 tỷ đến 1,354 tỷ đồng.
MPV phổ thông: Toyota Innova
Phân khúc MPV chỉ có 3 mẫu cạnh tranh chính, trong đó nổi bật vẫn là Innova. Mẫu xe này có doanh số cả năm 2018 đạt 14.581 chiếc, chiếm gần trọn thị phần phân khúc. Innova cũng là 1 trong 10 xe bán chạy nhất Việt Nam năm ngoái.
Toyota Innova được bán ra với 4 phiên bản, giá từ 771 triệu đến 971 triệu đồng, đắt đỏ bậc nhất phân khúc.
Crossover MPV: Mitsubishi Xpander
Một phân khúc mới mở ra tại Việt Nam là crossover MPV hiện chỉ có 2 mẫu xe Toyota Rush và Mitsubishi Xpander. Doanh số bán hàng của Xpander nhỉnh hơn một chút so với Rush. Trong năm 2019, phân khúc này sẽ đón nhận thêm Honda BR-V.
Mitsubishi Xpander có 2 phiên bản, giá từ 550 triệu đến 620 triệu đồng. Trong khi đó, Toyota Rush chỉ có 1 phiên bản duy nhất, giá 668 triệu đồng.
Bán tải: Ford Ranger
Ranger nhanh chóng leo lên vị trí số 1 phân khúc bán tải sau nhiều tháng liền không có xe để bán. Thậm chí, doanh số tháng cuối năm còn đạt kỷ lục với 1.928 chiếc. Tổng kết cả năm 2018, Ford Việt Nam bán được 8.675 chiếc Ranger. Nissan Navara không được thống kê doanh số nên tạm thời chúng tôi không liệt kê vào danh sách.
Ford Ranger năm nay có nhiều thay đổi ở trang bị. Giá xe dao động từ 616 triệu đến 918 triệu đồng. Riêng bản Raptor có giá 1,198 tỷ đồng.
Theo ttvn.vn
10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam năm 2018 Ô tô lắp ráp trong nước áp đảo về số lượng so với xe nhập khẩu nguyên chiếc, trong đó riêng Toyota Vios tiếp tục giữ vững ngôi vương ô tô bán chạy nhất thị trường với tổng lượng tiêu thụ trong năm 2018 đạt hơn 27.000 xe. Cuộc đua vào danh sách 10 ô tô bán chạy nhất thị trường Việt Nam...