“Phủ đầu” Mỹ, Iran bất ngờ bắt tín hiệu thân với Trung Quốc
Trung Quốc thúc đẩy hợp tác năng lượng và kinh tế với Iran trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Tehran đang ở mức leo thang.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, quan hệ kinh tế và năng lượng giữa Bắc Kinh và Tehran sẽ không gây bất lợi cho các quốc gia khác. Tuyên bố này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định bất kỳ quốc gia nào hợp tác kinh tế với Iran sẽ đều chịu trừng phạt từ Mỹ.
Iran và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế và năng lượng. Ảnh: Reuters
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh muốn bảo vệ quan hệ thương mại với Iran theo hướng minh bạch và cởi mở trong bối cảnh trừng phạt của Mỹ vào Iran có hiệu lực bất chấp các phản đối từ các đồng minh của Washington.
Trong một tuyên bố muộn vào ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối các trừng phạt đơn phương từ Mỹ.
“Trong một thời gian dài, Trung Quốc và Iran luôn thúc đẩy hợp tác thương mại cởi mở, minh bạch và bình thường trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và năng lượng. Điều này hoàn toàn công bằng, phù hợp và tuân thủ luật pháp”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Video đang HOT
“Điều này không hề vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hay cam kết quốc tế của Trung Quốc cũng như không hề gây bất lợi đối với các nước khác”.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc sử dụng các trừng phạt bởi các lý do nhỏ nhất sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Chỉ có thể là đối thoại và đàm phán mới là định hướng thực sự để giải quyết vấn đề.
Trung Quốc hiện là khách hàng chính nhập khẩu dầu thô của Iran. Ước tính giá trị nhập khẩu khoảng 15 tỷ đôla mỗi năm.
Các công ty năng lượng quốc gia CNPC và Sinopec đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các mỏ dầu quan trọng của Iran như Yadavaran và Bắc Azadegan và đã chuyển dầu sang Trung Quốc.
Các quốc gia châu Âu với hy vọng thuyết phục Tehran tiếp tục tôn trọng thỏa thuận hạt nhân, đã cam kết sẽ cố gắng nới lỏng các trừng phạt của Mỹ đối với Iran và hứa hẹn các công ty của họ[châu Âu] sẽ không rút lui.Nhưng điều đó sẽ rất khó khăn khi các công ty châu Âu đã bỏ Iran và cho rằng họ không thể mạo hiểm việc kinh doanh tại Mỹ.
Rất ít công ty Mỹ ở Iran, do đó tác động của lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm ngăn chặn các công ty châu Âu và châu Á đang thực hiện giao dịch với Tehran.
Theo toquoc
Mục tiêu trên hết
Không có gì bảo đảm một chiến lược kiềm chế mới và táo bạo hơn của Mỹ nhằm vào Trung Quốc sẽ thành công
Với việc công bố Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEV) do Mỹ dẫn đầu để đối trọng Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, cộng với thông tin Liên minh châu Âu (EU) và Washington đã nhất trí đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thương mại và hợp tác để "kỷ luật" Bắc Kinh, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump dường như đang đi vào trọng tâm: tái định vị để kiềm chế Trung Quốc về kinh tế và ngoại giao.
Chỉ mới vài tuần trước đó, dường như những chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ tuy gây bất lợi với Trung Quốc nhưng vẫn tạo cơ hội cho nước này cải thiện quan hệ với những ai bị Washington chọc giận. Sự gay gắt của ông Trump với NATO, rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hướng tới chủ nghĩa bảo hộ, đã mở ra khả năng xuất hiện một trật tự thế giới mới. Tuy nhiên, cách tiếp cận của ông Trump nay có vẻ như đang tái lập vị thế cửa trên của Mỹ trong quan hệ với châu Âu. Những thắng lợi ban đầu là EU hứa hẹn sẽ cải thiện vấn đề thương mại, chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và có bước đi chống lại Trung Quốc. Những tiến triển đó diễn ra song song với hành động ông Trump chìa cành ô liu với Nga và Triều Tiên.
Trong khi đó, ông Trump tỏ ra sẵn sàng theo đuổi đến cùng chiến tranh thương mại với Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh tái cấu trúc kinh tế mạnh mẽ, cố duy trì tốc độ tăng trưởng trên 6%, dần xóa nợ xấu và giảm phụ thuộc vào nợ. Tưởng như cô lập Mỹ hoặc hòa dịu với Tổng thống Nga Vladimir Putin, mục tiêu trên hết của ông Trump là cô lập Trung Quốc.
Thực vậy, Mỹ thể hiện lập trường mơ hồ về việc Nga sáp nhập Crimea, thể hiện một sự nhân nhượng có tính toán. Ông Trump có thể muốn trao đổi sự nhân nhượng đó, thêm cả vấn đề Syria, để có được sự cứng rắn hơn đối với Iran, với toan tính là Nga đạt lợi ích tốt hơn ở Syria trong khi lợi ích của Trung Quốc sẽ bị tổn thất cùng với Tehran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Ảnh: REUTERS
Nga hẳn sẽ không từ chối vị thế chi phối duy nhất ở Syria, đồng thời cũng muốn thấy BRI va vấp bởi nó đại diện cho trò chơi bá quyền của Trung Quốc ở Trung Á. Thêm vào đó, ý tưởng về một cuộc gặp giữa ông Trump và Tổng thống Iran Hassan Rowhani vừa được nói đến, người ta có thể thấy Iran đổi ý như Triều Tiên và một lần nữa bên gặp bất lợi là Trung Quốc. Các lãnh đạo châu Âu sẵn sàng thỏa thuận với Syria để giải quyết khủng hoảng tị nạn và họ sẽ thích một thỏa thuận mới với Iran.
Bắc Kinh có vẻ đã bị bất ngờ. Một số người đổ lỗi cho các hoạt động tuyên truyền khoe khoang khoác lác khiến Mỹ kích động. Cũng có những nhận xét âm thầm rằng Chủ tịch Tập Cận Bình không xây dựng được quan hệ cá nhân gần gũi với ông Trump.
Trên thực tế, sự hiểu sai dường như không chỉ gói gọn trong thương mại và chiến lược mới này có thể đã bắt đầu từ khi ông Trump ra tranh cử. Các trường phái suy nghĩ chính về Trung Quốc ở Mỹ chủ yếu chia làm hai nhóm: Một nhóm xem Bắc Kinh là đe dọa trong khi nhóm kia dự đoán sự suy sụp của Trung Quốc. Trường phái thứ nhất chiếm ưu thế trong giới phân tích và các học giả có liên hệ với giới quân sự Mỹ trong khi trường phái còn lại chủ yếu đến từ cộng đồng tình báo. Khuynh hướng bổ nhiệm tướng lĩnh và "diều hâu" vào chính quyền của Tổng thống Trump, cũng như những công kích công khai dành cho cộng đồng tình báo, cho thấy ông nghiêng về trường phái xem Trung Quốc là mối đe dọa.
Hai chiến lược kiềm chế gần nhất đã thất bại. Chiến lược thứ nhất bắt đầu trở nên rõ ràng năm 1999. Ở thời điểm cao trào, Mỹ bao vây hiệu quả Trung Quốc với những khí tài ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và trên biển.
Đến chiến lược thứ hai, Mỹ tìm kiếm những liên minh mới trong chiến lược gọi là "xoay trục" về phía châu Á, kết hợp với những tàu ngầm hạt nhân không có đối thủ dưới băng Bắc Cực. Chiếc lược mới này khiến Trung Quốc phải vật lộn chống trả, dẫn tới những hành động liều lĩnh của nước này ở biển Đông và nhiều nơi khác. Tuy nhiên, chiến lược này của Mỹ khó tránh thất bại bởi một cuộc tấn công hạt nhân, thậm chí là hành động phong tỏa, đều không hợp lý và sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, BRI, các thỏa thuận năng lượng với Moscow và Tehran, cũng như sự phát triển khả năng phòng thủ trên biển của Bắc Kinh.
Không có gì bảo đảm một chiến lược kiềm chế mới và táo bạo hơn sẽ thành công. Ngoài gánh nặng của việc biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 tiềm tàng, ông Trump còn đối mặt nhiều vấn đề, trong đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng ngờ của Mỹ. Bên cạnh đó, ông Trump tiếp tục đau đầu với những đe dọa pháp lý nghiêm trọng và phe đối lập quyết tâm trỗi dậy trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đánh bại ông trong cuộc bầu cử kế tiếp hoặc, nếu có thể, luận tội ông.
Tuy vậy, dù ông Trump có tiếp tục nắm quyền hay không, chiến lược này có khả năng được duy trì nếu tỏ ra hiệu quả. Đang có những cuộc thảo luận ở Bắc Kinh về việc làm sao chuyển đổi chiến thuật và nhượng bộ tạm thời sao cho không để mất mặt. Ông Trump sẽ khiến hai mục tiêu này trở nên khó đạt được, nếu không muốn nói là không thể.
ĐỖ QUYÊN (lược dịch theo báo South China Morning Post)
Theo NLĐ
EU từ chối "bắt tay" Trung Quốc chống lại đồng minh Mỹ Trung Quốc được cho là đang thương lượng với EU nhằm chống lại chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh quan hệ Mỹ - EU đang có nhiều bất đồng. Tuy nhiên, EU dường như đã từ chối đề xuất này. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Trung Quốc...