Phú bà “chịu chơi” chi gần 300 triệu mua da cá nấu món cung đình tưởng đã thất truyền: Hé lộ cuộc sống xa hoa trong biệt phủ hơn 1.200m2
Không chỉ nổi tiếng về sự giàu có và xinh đẹp trên mạng xã hội, phú bà xứ Trung Đào Hỷ Nhi còn khiến nhiều người ngưỡng mộ về độ chịu chơi khi chi hàng trăm triệu đồng chỉ để mua một tấm da cá.
Giới siêu giàu luôn biết cách khiến cả thế giới phải trầm trồ về độ “chịu chơi” của mình. Và lần này, phú bà Đào Hỷ Nhi đã nâng tầm khái niệm xa hoa lên một đỉnh cao mới. Không chỉ sở hữu biệt phủ rộng hơn 1.200m2 đủ đầy tiện nghi có giá trị vài nghìn tỷ đồng, cô còn sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để phục dựng một món ăn cung đình thất truyền từ yến tiệc Mãn Hán Toàn Tịch. Món ăn được chế biến từ da cá, một nguyên liệu ít ai ngờ tới, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và đẳng cấp.
Phú bà chịu chơi chi gần 300 triệu đồng mua da cá khôi phục tiệc cung đình xưa
Đào Hỷ Nhi, cái tên không còn xa lạ trong giới mộ điệu thời trang Trung Quốc. Sinh năm 1993, vị phú bà sở hữu nhan sắc diễm lệ này thường xuyên hé lộ những khoảnh khắc đời thường xa hoa, sang chảnh tại biệt phủ rộng hơn 1.200m2 tọa lạc trong khu Đào Hoa Viên trứ danh – nơi an cư của giới siêu giàu Trung Quốc, trong đó có cả tỷ phú Jack Ma.
Đào Hỷ Nhi sống trong căn biệt phủ xa hoa giá trị gần 4.000 tỷ đồng.
Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài quyến rũ, xinh đẹp, Đào Hỷ Nhi còn được cư dân mạng yêu quý vì “flex” sự giàu có một cách tinh tế, không phô trương. Thay vào đó, cô chia sẻ niềm đam mê với văn hóa truyền thống, thường xuyên mời các chuyên gia đến biệt phủ để tái hiện những di sản phi vật thể, từ những nghi lễ cổ xưa đến các phong tục ngày lễ Tết.
Mới đây, Đào Hỷ Nhi đã khiến cộng đồng mạng choáng ngợp khi tái hiện một phần yến tiệc cung đình Mãn Hán Toàn Tịch trứ danh từ thời nhà Thanh. Bữa tiệc cầu kỳ đến mức từng chi tiết nhỏ nhất đều được chăm chút tỉ mỉ, với những món ăn thất truyền được chế biến công phu bởi các đầu bếp hàng đầu, chỉ dành riêng cho hai vợ chồng cô.
Đào Hỷ Nhi chịu chi mua da cá thượng hạng để làm món ăn thất truyền trong tiệc cung đình xưa.
Đào Hỷ Nhi chia sẻ bản thân đã phải nhờ bạn đặt tìm mua mới được tấm da cá thượng hạng nguyên con để chế biến món Côn Luân Bào Phủ được nấu từ da rồng. Loại cá được dùng để nấu món ăn này được lựa chọn nhiều hơn cả là cá mú khổng lồ, người Trung gọi loại cá này là cá rồng, cá Long Độn. Trên thị trường, da cá này khá đắt đỏ. Thông thường, da cá này rơi vào khoảng gần 3,5 triệu đồng/400g da cá. Các blogger chuyên ẩm thực xứ Trung chia sẻ có nơi rao bán tấm da cá này có khi lên tới 80.000 tệ (tương đương gần 300 triệu đồng).
Rất nhiều vlogger Trung Quốc review thực hiện món Côn Luân Bào Phủ.
Tấm da cá Đào Hỷ Nhi “tậu” về nấu Côn Luân Bào Phủ nặng khoảng 7kg. Và đây chỉ là một trong những nguyên liệu để nấu nước dùng cho món Côn Luân Bào Phủ. Thành phần nước dùng của món này bao gồm nhiều nguyên liệu hải sản đắt đỏ khác như bào ngư, hải sâm,… Tất cả các nguyên liệu được cho vào nồi hầm khoảng 1 ngày để lấy tinh chất.
Công thức nước dùng cơ bản của món Côn Luân Bào Phủ được các vlogger chia sẻ.
Loại da cá này khi được lọc ra phải mang phơi và hong khô trong nhiều tháng. Sau khi cắt nhỏ mang hấp để phần vảy cá nở ra, loại bỏ sẽ thấy được phần da cá tựa như da rồng. Sau khi phần nước dùng được hầm xong, lọc bỏ bã sẽ cho vào nồi cùng nấm, bào ngư, cùng một số nguyên liệu khác cùng da rồng và hầm khoảng thêm 2 giờ.
Video đang HOT
Công thức nấu nước dùng món ăn cung đình này được Đào Hỷ Nhi mời Hào lão sư (người thừa kế đời thứ 4 của tiệc Mãn Hán cùng thực hiện.
Ngoài Côn Luân Bào Phủ, tiệc Mãn Hán tại tư gia của Đào Hỷ Nhi còn có các món Hồng mai châu hương, Rồng ôm trứng Phượng, heo sữa quay, Long bọc phụng đản, Hỏa luyện kim thân, súp yến,…
Mặc dù tiệc Mãn Hán được phục vụ theo từng phần, từng ngày nhưng do đây là tiệc gia đình nên các món ăn đều được đầu bếp phục vụ trong một bữa tối.
Phục dựng món ăn là chưa đủ để thể hiện trọn vẹn không khí tiệc cung đình. Đào Hỷ Nhi còn “chơi lớn” hơn nữa khi mời cô giáo dạy lễ nghi của hai bộ phim đình đám Vĩnh dạ tinh hà và Cửu trùng tử đến nhà để dạy về lễ nghi khi dùng tiệc Mãn Hán.
Một số lễ nghi khi thưởng thức tiệc Mãn Hán như gặp nhau phải chào cúi, tay phải đặt lên tay trái; phải nhấc nhẹ tà váy trước khi ngồi xuống ăn; khi nhấc bát lên ăn không được để xòe ngón tay út,…
Mãn Hán Toàn Tịch là gì?
Bữa tiệc Mãn Hán toàn tịch của hoàng đế nhà Thanh là một sự kiện ẩm thực vô cùng xa hoa và là đỉnh cao của yến tiệc Trung Hoa. Triều đình đã quy tụ nguyên liệu hiếm có từ khắp nơi để chế biến thành hơn 300 món sơn hào hải vị trong đại yến tiệc kéo dài 3 ngày, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 66 của vua Khang Hy. Đây là dịp để hòa giải và thống nhất giữa người Hán và người Mãn, với sự góp mặt của các đầu bếp tài năng nhất.
Mỗi bữa tiệc có ít nhất 108 món, chia đều giữa ẩm thực miền Nam và miền Bắc. Các món ăn trong Mãn Hán Toàn Tịch có mặn có ngọt, có thịt có chay, nguyên liệu phong phú, chế biến tinh tế, bao gồm đủ loại sơn hào hải vị. Trong cuốn “Dương Châu Họa Phảng Lục” do Lý Đấu viết vào niên hiệu Càn Long, có ghi chép một thực đơn Mãn Hán Toàn Tịch. Đây là ghi chép sớm nhất về Mãn Hán Toàn Tịch, bao gồm các món như: Súp yến sào sợi gà, hải sâm hầm gân heo, canh nghêu tươi sợi củ cải, canh rong biển ruột heo sợi, bào ngư hầm rau chân vịt, canh sò huyết trứng tôm, canh vi cá cua, nấm hầm gà, bụng cá hầm, súp da cá mập nước gà, súp huyết, cơm canh cao cấp… Cho dù là món nướng của người Mãn hay món ăn của người Hán, từ khâu cắt thái, phối liệu, điều chỉnh lửa, nêm nếm, đến trình bày, tạo hình, đều mang phong cách riêng, mỗi món một vẻ, trăm món trăm vị.
Mãn Hán Toàn Tịch chủ yếu gồm các món ăn từ Đông Bắc, Sơn Đông, Bắc Kinh và Chiết Giang. Những món ăn được coi là “trân phẩm” trong Mãn Hán Toàn Tịch thường thấy bao gồm: Mũi nai, xương cá, trứng cá tầm, nấm đầu khỉ, chân gấu, ếch đồng, đuôi hươu (gân, thịt,…), bào thai báo và các nguyên liệu quý hiếm khác. Về sau, các món ăn từ Mân và Quảng cũng lần lượt xuất hiện trong các bữa tiệc lớn. Sau thời Khang Hy, Mãn Tịch do Quang Lộc Tự phụ trách được chia thành sáu hạng. Thực chất, Mãn Hán Toàn Tịch không bắt nguồn từ cung đình mà là món ăn của quan trường Giang Nam, do “đại trù phòng” ở Dương Châu làm riêng cho “Lục ti bách quan” đến Dương Châu tuần tra. Phân tích từ các tài liệu ghi chép, Mãn Hán Toàn Tịch có thể bắt nguồn từ Dương Châu. Loại hình Mãn Hán Toàn Tịch này tập hợp tinh hoa của Mãn Tịch và Hán Tịch trong cung đình vào cùng một bữa tiệc, sau này trở thành tên gọi chung cho các bữa tiệc lớn sang trọng.
Giáo sư Trần Quang Tân (Học viện Thương mại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc) cho biết: “Sau khi gia tộc Ái Tân Giác La nhập chủ Trung Nguyên, họ đã đề xướng “Mãn Hán nhất gia”, khuyến khích người Mãn học chữ Hán, đọc sách Hán và ăn đồ ăn Hán. Các vị vua như Khang Hy, Thuận Trị, Càn Long đều có những lời dụ liên quan đến việc này. Vì vậy, giới quan trường thời bấy giờ thường xuyên mời nhau dự tiệc, người Mãn mời người Hán, người Hán mời người Mãn, sử dụng lẫn lộn tiệc Hán hoặc tiệc Mãn. Điều này dẫn đến xu hướng hợp nhất phong tục ẩm thực của người Hán và người Mãn, cũng như các dân tộc khác như Mông Cổ, Tây Tạng, Hồi Hột,… Mãn Hán Toàn Tịch, bề ngoài là một bàn tiệc, nhưng thực chất là sự hội tụ phong tục ẩm thực của các dân tộc trên khắp đất nước”.
Giữa thời nhà Thanh, quốc lực cường thịnh, từ cung đình đến dân gian, lối sống xa hoa dần thịnh hành. Một mặt, các quan lại quyền quý thường xuyên mở tiệc chiêu đãi lẫn nhau, khiến quy mô tiệc tùng ngày càng tăng. Mặt khác, cuộc sống hoàng gia cũng trở nên xa xỉ. Các hoàng đế không chỉ tổ chức nhiều loại tiệc trong cung mà còn thường xuyên xuất tuần. Theo ghi chép lịch sử, Hoàng đế Càn Long đã 6 lần tuần du miền Nam từ năm 1751 đến năm 1784, chỉ riêng đồ dùng nấu nướng ngự thiện đã cần đến hơn 800 con lạc đà để chở.
Từ giữa thời nhà Thanh trở đi, Mãn Hán Toàn Tịch đã được lan truyền rộng rãi khắp Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các trường phái Mãn Hán Toàn Tịch ở các địa phương khác nhau đều có nét đặc sắc riêng. Mặc dù bắt nguồn từ Mãn Hán Toàn Tịch gốc, nhưng khi du nhập vào dân gian và phát triển trong kinh doanh nhà hàng, chúng đã biến đổi và hình thành nên các phiên bản khác nhau như “Đại Mãn Hán”, “Tiểu Mãn Hán”, “Tân Mãn Hán” với quy mô khác nhau.
Vì Mãn Hán Toàn Tịch có nghi lễ long trọng, chế biến phức tạp, nguyên liệu đắt đỏ, nên mỗi lần tổ chức cần huy động hàng chục, thậm chí hàng trăm người làm việc trong nhiều ngày. Gia chủ còn phải bỏ ra số tiề.n lớn để thuê một đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp. Chi phí rất lớn, lên đến hàng trăm, hàng nghìn lượng vàng, nên mới có câu nói “không phải đại sự thì không bày”. Việc có thể tổ chức hoặc được thưởng thức Mãn Hán Toàn Tịch trở thành biểu tượng của thân phận và địa vị.
Giáo sư Trần Quang Tân chia sẻ: “Mãn Hán Toàn Tịch có một điểm đặc biệt là bàn tiệc rất lớn, không thể ăn hết trong một bữa, thường là một ngày ba bữa hoặc hai ngày sáu bữa, nhiều nhất là ba ngày chín bữa. Nếu ăn trong một ngày thì sẽ chia thành ba tiệc nhỏ, hai ngày thì chia thành sáu tiệc nhỏ, ba ngày thì chia thành chín tiệc nhỏ. Nhưng mỗi tiệc nhỏ đều phải có đầu có đuôi. Vì vậy, cách sắp xếp Mãn Hán Toàn Tịch có phần mô phỏng theo bố trận quân sự thời cổ đại. Mỗi tiệc nhỏ thường có thể tồn tại độc lập. Mãn Hán Toàn Tịch là sự tập hợp của các tiệc nhỏ với phong cách khác nhau, giống như một đội quân lớn thời xưa, một vị nguyên soái chỉ huy các phân đội, tạo thành một phương trận hành quân tiến về phía trước”.
Ngoài ra, cách lên món trong Mãn Hán Toàn Tịch cũng rất đặc biệt. Cho dù là món khai vị, món nóng, súp hay bánh, đều được lên theo nhóm và theo tầng lớp.
Giáo sư Trần Quang Tân cho biết thêm: “Thông thường, các món ăn được lên theo nhóm bốn món, luôn luôn là số chẵn, không bao giờ là số lẻ. Chúng tôi phân tích rằng điều này có thể liên quan đến triết lý trung dung, hòa bình của Phật giáo và bố cục đối xứng theo trục trung tâm của kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Điều này phản ánh quan niệm thẩm mỹ của người Trung Quốc cổ đại, là thẩm mỹ đối xứng, trái ngược với thẩm mỹ bất đối xứng của phương Tây. Vì vậy, nó mang nhiều màu sắc văn hóa”.
Vì Mãn Hán Toàn Tịch không có thực đơn cố định, nên số lượng món ăn cũng không cố định, thường được biểu thị bằng con số 108.
Giáo sư Trần Quang Tân giải thích: “Con số 108 rất thú vị. Có nhà nghiên cứu cho rằng 108 là bội số của 9 và 12. ‘Chín’ là chín tầng trời, cao nhất. ‘Mười hai’ đại diện cho mười hai con giáp, tượng trưng cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Đó là một ý nghĩa. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng 108 là tổng của ba mươi sáu sao Thiên Cang và bảy mươi hai sao Địa Sát. Lại có người nói 108 giống với số chuông may mắn được đán.h trong lễ đón năm mới ở chùa chiền, là cầu nguyện hòa bình. Con số 108 này rất thú vị. Nếu chia 108 thành 3 ngày 9 bữa, mỗi bữa đúng 12 món, đều rất may mắn. Đây là số từ may mắn, từ cát tường của Trung Quốc, chúng tôi gọi nó là câu chúc may mắn”.
Các bữa ăn đều tuân theo nghi thức cung đình và sự tỉ mỉ trong chế biến, cùng với đồ dùng ăn uống làm từ chất liệu cao cấp và âm nhạc du dương phục vụ người thưởng thức. Yến tiệc này chỉ dành cho những người có địa vị cao trong triều và là di sản quý giá của nền ẩm thực Trung Quốc. Ngày nay, với việc mất đi nhiều món ăn, những người sành ăn đang cố gắng khôi phục lại thực đơn huy hoàng này.
Biệt phủ trắng tinh khôi rộng 1.600m2 của phú bà nổi tiếng ở quận 2 khiến dân tình xuýt xoa: "Đã giàu còn giỏi, ai chơi lại chị?"
Không chỉ có vậy, vị phú bà này còn được chồng tặng hẳn một căn biệt thự ở Vũng Tàu với view nhìn thẳng ra biển.
Tọa lạc giữa Quận 2, TP. HCM, một căn biệt thự rộng tới 1.600m2 được trang hoàng lộng lẫy sang trọng như khách sạn 5 sao khiến tất cả mọi người đều phải choáng ngợp khi ngắm nhìn. Căn biệt thự này là nơi ở của vợ chồng một vị phú bà nổi tiếng xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn. Ở độ tuổ.i U40, cô điều hành đến 5 công ty hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bao quanh khu biệt thự là hàng rào cây xanh và cánh cổng được thiết kế tinh giản tạo nên nét sang trọng. Biệt thự được bao trùm một sắc trắng trang nhã nhẹ nhàng toát lên phong cách kiến trúc của khách sạn 5 sao . Bước vào bên trong là khuôn viên sân vườn rộng tới hàng trăm mét vuông, nơi đây thường xuyên diễn ra các buổi tiệc ấm cúng của gia chủ cùng bạn bè thân thiết.
Giữa khuôn viên là bể bơi rộng, một góc sống ảo triệu view của vị phú bà xinh đẹp, quyến rũ này. Cả khuôn viên xanh ngắt một màu tạo cảm giác như đang tận hưởng chuyến nghỉ dưỡng tại một resort triệu đô.
Phía sau nhà, vị phú bà này còn dành một khu để trông cây, khu vườn có cả cây ăn quả và cây hoa để tô điểm cho khuôn viên căn nhà. Gia chủ còn trồng rau xanh thủy canh để cả nhà cùng thưởng thức.
Bên trong phòng khách được trang trí tinh giản, sang trọng và ngập tràn sắc hoa. Mỗi chủ đề bữa tiệc, vị phú bà này lại trang hoàng nhà cửa theo những phong cách khách nhau và không thể thiếu những lọ hoa tươi rực rỡ sắc màu. Cô từng chia sẻ, để trang trí cho căn nhà mỗi lần tổ chức tiệc, cô đã thuê một đội trang trí riêng, đội chuẩn bị hoa riêng và tất cả hoa tươi trong nhà đều là hoa nhập khẩu.
Phòng ngủ của vợ chồng cô cũng mang một sắc trắng tinh khôi nhẹ nhàng. Nội thất hiện đại, tinh giản nên không bao giờ bị lỗi mốt. Bên cạnh là hành lang với hướng nhìn ra sân vườn và bể bơi để cả gia đình có thêm không gian thư thái mỗi khi ở nhà.
Bên cạnh phòng ngủ là một căn phòng để đồ với những bộ trang phục mặc nhà của hai vợ chồng. Đương nhiên không thể thiếu những thiết kế đến từ các nhà mốt lớn như: Chanel, Dior, Louis Vuitton, Dolce & Gabbana...
Choáng nhất có lẽ là căn phòng ngập tràn đồ hiệu của vị phú bà này. Dù diện tích không quá đồ sộ nhưng lại khiến người xem trầm trồ vì được thiết kế và sắp xếp gọn gàng hệt như bước vào các store đồ hiệu. Các hệ tủ kính được chia theo khu vực để túi xách, giày dép riêng biệt. Được biết căn phòng này đích thân chồng của cô đã trang hoàng và thiết kế trong vòng 1 năm để dành tặng vợ.
Trong căn phòng ngoài những món đồ hiệu xa xỉ, còn có một chiếc rương thương hiệu Louis Vuitton. Chiếc rương này thời điểm đó là duy nhất chỉ có 1 chiếc tại Việt Nam với giá bán trên web tới gần 1,5 tỷ đồng và cũng chỉ để làm đồ trang trí cho căn phòng hàng hiệu của cô.
Ngoài ra, để giữ gìn vóc dáng và nhan sắc của mình, cô còn dành riêng một phòng để tập gym. Căn phòng được trang bị đủ các loại máy móc hỗ trợ cho việc tập luyện không thua gì các trung tâm fitness hiện đại nhất.
Chưa dừng lại ở đó, vị phú bà này còn từng được chồng tặng hẳn một căn biệt thự triệu đô tại Vũng Tàu với view nhìn thẳng ra biển. Trên báo Phụ nữ Việt Nam từng đưa tin, chồng cô tặng luôn căn biệt thự tại Vũng Tàu cho vợ sau khi đăng ký kết hôn.
Căn biệt thự ước tính trị giá cả triệu đô này có tầm nhìn hướng thẳng ra bờ biển Vũng Tàu, bên trong còn có bể bơi vô cực, bao quanh là những tấm kính trong suốt càng khiến tầm nhìn trở nên đắt giá hơn cả.
Cận cảnh căn biệt thự ở Vũng Tàu của vị phú bà xinh đẹp.
Nhân vật được nhắc chính là nữ doanh nhân Lý Thùy Chang - người vợ thứ 3 kém 16 tuổ.i của diễn viên Chi Bảo. Cô là một nữ doanh nhân nổi tiếng xinh đẹp, tài sắc khi nắm trong tay 5 công ty với những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Những hình ảnh về tổ ấm vạn người mê được vị phú bà đăng lên các vlogs của mình và nhận về nhiều lượt tương tác.
Cuộc sống như mơ của cô khiến nhiều người ngưỡng mộ, xuýt xoa:
- "Cuộc sống trong mơ là đây rồi"
- "Resort gần nhất tôi đi cũng không đẹp bằng nhà chị"
- "Đã giàu còn giỏi thế này, ai chơi lại chị đây?".
Cô và diễn viên Chi Bảo đã có 1 cậu con trai và hiện tại nữ CEO đang mang thai lần hai. Dù bầu bí nhưng nhan sắc và vóc dáng của cô vẫn vô cùng gợi cảm, quyến rũ, khiến bao người phải ngưỡng mộ.
Vợ chồng diễn viên Chi Bảo và Lý Thùy Chang.
Làn da ở tuổ.i trung niên của mẹ Á hậu Phương Nhi gây ngỡ ngàng "Gương mặt cô đúng toát ra vibe phú bà" - nhiều netizen đã phải thốt lên như vậy khi thấy cảnh makeup cho mẹ của Phương Nhi. Á hậu Phương Nhi (sinh năm 2002) đang là nàng hậu hot nhất hiện nay, sau khi cô tổ chức lễ ăn hỏi với thiếu gia Vingroup Phạm Nhật Minh Hoàng (sinh năm 2000). Cô nàng...