Phớt lờ Mỹ, Hy Lạp không đồng ý kéo dài trừng phạt Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos vừa tiết lộ rằng Mỹ đã từng yêu cầu nước này kéo dài lệnh trừng phạt đối với Nga, tuy nhiên, Athens đã từ chối do vẫn coi Nga là một đồng minh chiến lược và lo ngại thiệt hại cho kinh tế khoảng 4 tỉ euro một năm.
“Chúng tôi đã được yêu cầu kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga, do việc sáp nhập bán đảo Crimea. Tôi giải thích rằng vấn đề Ukraine là rất nhạy cảm với Hy Lạp vì có tới 300.000 người đang sống tại thành phố Mariupol và các vùng lân cận miền đông Ukraine, và họ cảm thấy an toàn khi được ở gần Giáo Hội Chính Thống”, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos phát biểu vào tối ngày 20-5.
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos KammenosBộ trưởng Kammenos cũng khẳng định Nga là đồng minh của Hy Lạp, giữa hai nước “có một mối liên kết không thể phá vỡ” về tôn giáo cũng như các mối quan hệ kinh tế giúp cho hai nước trở nên gắn kết hơn.
Hợp tác kinh tế giữa Nga và Hy Lạp đã được cải thiện đáng kể gần đây. Tháng trước, Moscow đã đề nghị Hy Lạp trở thành thành viên thứ sáu của Ngân hàng phát triển mới được thành lập của khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Hy Lạp chưa đưa ra quyết định nhưng cho biết họ cũng quan tâm tới đề nghị này.
Video đang HOT
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Alexis Tsipras tới Moscow vào tháng 4, chính phủ Hy Lạp đã đồng ý thông qua một số thỏa thuận chiến lược với Nga, bao gồm việc tham gia dự án đường ống khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kì”. Mục đích của dự án này là cung cấp khí đốt của Nga tới Châu Âu thông qua Hy Lạp.
Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga, ông Aleksey Ulyukayev cho biết Nga có thể sẽ xem xét lại lệnh cấm vận lương thực đối với Hy Lạp.
Theo_An ninh thủ đô
Phớt lờ cảnh báo của Mỹ, Ấn Độ hợp tác cảng biển với Iran
Ấn Độ và Iran đạt thỏa thuận phát triển một cảng biển chiến lược ở Iran, bất chấp cảnh báo của Mỹ rằng Ấn Độ không được xúc tiến thỏa thuận thương mại nào trước khi các nước đạt được thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân của Iran, theo Reuters ngày 7.5.
Ấn Độ và Iran đạt thỏa thuận phát triển cảng chiến lược Chabahar - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Vận tải biển Ấn Độ, Nitin Gadkari và người đồng cấp Iran, ông Abbas Ahmad Akhoundi ngày 6.5 đã ký bản ghi nhớ về việc phát triển cảng Chabahar trên Vịnh Oman, đông nam Iran.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, chính phủ Ấn Độ cho biết các công ty của nước này sẽ thuê hai bến tàu tại cảng Chabahar và sẽ biến chúng thành bãi container, ga hàng hóa.
Vào năm 2003, Ấn Độ và Iran từng nhất trí phát triển cảng Chabahar, nhưng kế hoạch không thể tiến triển do các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Iran liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Khi Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc) đạt được thỏa thuận khung hôm 2.4 vừa qua, Ấn Độ ngay lập tức gửi một phái đoàn tới Iran nhằm thúc đẩy các thỏa thuận thương mại, năng lượng và cơ sở hạ tầng với nước này.
Tuy nhiên, Mỹ lo ngại về động thái của Ấn Độ trong việc thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác với Iran. Washington cho rằng đó là bước đi quá nóng vội, đồng thời nhấn mạnh mục đích của các lệnh trừng phạt là để gây sức ép với Iran trong vấn đề hạt nhân.
Ngày 6.5, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, ông Richard Verma phát biểu: "Các lệnh trừng phạt sẽ không giải quyết được vấn đề, nhưng chúng sẽ tiếp tục thúc đẩy Iran phải đi đến một thỏa thuận cuối cùng", theo Reuters.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ hưởng lợi nhiều từ thỏa thuận vừa đạt được với Iran. Không những thế, các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng mong muốn phát triển một khu vực tự do thương mại ngay gần cảng Chabahar để thuận lợi cho việc xuất khẩu của nước này tới Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Hàng trăm người thương vong trong Lễ hội té nước Myanmar Có đến 11 người thiệt mạng và 134 người khác bị thương trong Lễ hội té nước Myanmar kéo dài bốn ngày ở Yangon. Theo Tân Hoa Xã, có đến 11 người thiệt mạng và 134 người khác bị thương trong Lễ hội té nước Myanmar kéo dài bốn ngày ở Yangon. Con số thương vong nói trên có liên quan đến 50...